Chính sách trợ giá nông sản hợp lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 79 - 82)

Hiện nay sản xuất và lưu thông sản phẩm nông nghiệp vẫn còn nhiều biến động gây bất lợi cho nông dân, do đó, nhà nước có chính sách trợ giá hợp lý là nhằm hạn chết bớt khó khăn của sản xuất nông nghiệp, khắc phục tính tự phát của thị trường, chủ động tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất tạo ra nhiều nông phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, những nước thành công trong đường lối ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn đạt hiệu quả, thông qua chính sách bảo trợ hàng nông phẩm theo 2 phương pháp: Phương pháp bảo trợ trực tiếp, Nhà nước dùng ngân sách của mình can thiệp vào quá trình sản xuất, lưu thông các loại nông phẩm hàng hóa được bảo trợ trên thị trường bằng cách trực tiếp quy định giá để hướng dẫn thị trường. Điều kiện để áp dụng mô hình này là Nhà nước phải có nguồn tài chính dồi dào để bù lỗ cho sản xuất, tiêu dùng và điều khiển thị trường. Mô hình này đầu tiên được áp dụng ở các nước công nghiệp phát triển (OECD) như Nhật, Tây Âu và Mỹ, đến nay châu á một số nước như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng đang thực hiện phương pháp này (Thái Lan trợ giá cho mỗi tấn lúa là 300 bạt;

Malaysia quỹ nâng đỡ phát triển nông nghiệp chiếm 20% ngân sách của Liên bang; Phương pháp bảo trợ gián tiếp, Nhà nước thông qua hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô để tác động vào quá trình sản xuất và lưu thông nông phẩm nhằm khuyến khích, định hướng và bảo trợ hàng nông phẩm để đạt sự ổn định và phát triển. Những biện pháp trợ giá gián tiếp chủ yếu gồm: bảo trợ giá, hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế, giúp nông dân tìm thị trường tiêu thụ... trong đó việc bảo trợ giá là quan trọng nhất. Bởi lẽ giá cả là tính hiệu quả quan trọng nhất đối với sản xuất nông phẩm. Giá cả hợp lý ổn định thì sản xuất nông phẩm và thị trường tiêu thụ nông phẩm cũng ổn định và phát triển, lợi ích của nông dân, người lưu thông và người tiêu thụ nông phẩm cũng được thực hiện thỏa đáng.

ở nước ta, do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nên Nhà nước thực hiện bảo trợ hàng nông phẩm cho ĐBSCL bằng phương pháp bảo trợ gián tiếp, nhất là giá đầu ra theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn.

Thực hiện bảo trợ hàng nông phẩm bằng phương pháp gián tiếp, Nhà nước không trực tiếp quy định giá, mà chỉ điều hành giá thông qua hệ cung cầu trên thị trường. Chính sách này đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng mức giá tín hiệu (giá tín hiệu = chi phí sản xuất + lợi nhuận) ở 2 cực, tối đa và tối thiểu (giá trần và giá sàn); đồng thời xây dựng được hệ thống kho đệm, quỹ dự trữ lưu thông để tạo điều kiện vật chất cho việc điều tiết cung, cầu trên thị trường theo hai phương thức:

Thứ nhất, là bảo trợ giá đầu vào của hàng nông phẩm, phương thức này được

nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, nhất là các nước đang phát triển, vì nó ít tốn kém cho ngân sách hơn bảo trợ giá đầu ra. Bảo trợ giá đầu vào của hàng nông phẩm chủ yếu là bảo trợ giá bán vật tư nông nghiệp cho nông dân. Tuy nhiên về nguyên tắc, đối với vật tư nhập khẩu thì giá bán vật tư bằng giá vật tư nhập khẩu nhân cho tỷ giá hối đoái và cộng thêm các khoản chi phí thị trường chấp nhận; đối với vật tư sản xuất trong nước, giá bán vật tư bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.

Trong điều kiện bình thường, các tổ chức thương mại thực hiện việc mua bán hàng hóa theo giá cả thị trường, chỉ khi nào có dấu hiệu giá vật tư nông nghiệp trên thị trường tăng đột biến, thì Nhà nước phát giá tín hiệu định hướng, đồng thời đưa lực lượng dự trữ ra

đối với các công ty có dự trữ hàng lớn mà không chịu đưa hàng ra bán. Mở rộng hạn ngạch nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu vật tư nông nghiệp trong thời gian nhất định. Khi giá cả vật tư nông nghiệp cơ bản đã xuống xoay quanh giá tín hiệu, thì Nhà nước dừng can thiệp và các doanh nghiệp thực hiện việc mua bán theo giá thị trường.

Trước mắt, để thực hiện được điều trên, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, thuế cho các tổ chức lưu thông vật tư nông nghiệp, bảo đảm hình thành hệ thống kho "đệm", tăng cường dự trữ lưu thông để đủ sức điều hòa cung, cầu, bình ổn giá vật tư cho nông dân. Quản lý tốt nguồn vật tư nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu (quota), nhất là đối với những đơn vị doanh nghiệp Nhà nước đầu mối, chấm dứt tình trạng các tổ chức này bán quota cho tư nhân hoặc vay trả chậm của nước ngoài (phân bón) để bán lại cho tư thương thu lợi bất chính.

Về lâu dài, Nhà nước cần khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp trong nước bằng cách hỗ trợ vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, giảm miễn thuế có thời hạn cho các cơ sở này, để công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp nhằm chủ động nguồn cung. Giá cả vật tư nông nghiệp là biện pháp cơ bản, lâu dài của việc trợ giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.

Thứ hai, bảo trợ giá đầu ra của hàng nông phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, nỗi

lo lớn nhất của nông dân là giá đầu ra của nông phẩm. Bảo trợ giá đầu ra của nông phẩm là nhằm giúp nông dân trong vùng giảm bớt nỗi lo ấy theo hướng: khi giá thị trường hàng nông phẩm xuống thấp, thậm chí dưới giá thành sản xuất, nhà nước phát ra tín hiệu và tiến hành mua vào với khối lượng lớn theo giá thị trường trong một thời gian ngắn dự trữ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu để kích thích giá thị trường tăng lên, khi xoay quanh giá tín hiệu thì dừng lại. Đồng thời, nhà nước mở rộng hạn ngạch xuất khẩu, giúp nông dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đàm phán ký kết hợp đồng trả nợ bằng nông phẩm và tạm thời giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, tạm dừng việc thu thuế, thu nợ tín dụng đối với nông dân.

Để xác định đúng đối tượng cần bảo trợ và bảo trợ hợp lý, Nhà nước cần căn cứ vai trò, từng loại nông phẩm trong nền kinh tế và khả năng về tài chính của Nhà nước để lựa chọn loại nông phẩm cần bảo trợ, hiệu quả sản xuất của mỗi loại nông phẩm; xu hướng biến động của thị trường trong nước và ngoài nước. Đối với ĐBSCL hiện nay, do khả năng

tài chính, ngân sách của Nhà nước có hạn, nên Nhà nước cần tập trung bảo trợ một số mặt hàng nông phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư trong vùng như lúa gạo, mía, trái cây, tôm cá nuôi.

Đối với mặt hàng nông phẩm xuất khẩu của ĐBSCL, đặc biệt là gạo, Nhà nước thực hiện trên nguyên tắc "lấy lúc xuất khẩu được giá cao, bù cho lúc xuất khẩu giá thấp" trong đó, bảo trợ giá tối thiểu (giá sàn) là quan trọng nhất, nhằm ổn định nguồn cung cấp nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ cho quốc gia. Đồng thời, cùng với trợ giá, Nhà nước cần thực hiện hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo trợ sản xuất nông nghiệp trong vùng, nhất là khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)