đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Trong những năm qua, lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của ĐBSCL tuy có tăng lên, nhất là lúa gạo, trái cây, thịt lợn, tôm cá... nhưng bên cạnh đó lại xuất hiện xu hướng chạy theo năng suất và số lượng, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Trừ lúa gạo phục vụ yêu cầu xuất khẩu có một số tiến bộ về chất lượng nhưng vẫn chưa ổn định: ở tỉnh Tiền Giang, nông dân trồng lúa đặc sản chất lượng cao vẫn còn rất băn khoăn về thị trường và giá cả. Nguyên nhân của sự không ổn định đó liên quan đến thị trường, đến tổ chức sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
ở ĐBSCL một số loại trái cây truyền thống vốn là thế mạnh, như xoài, cam, chanh, nhãn, chuối... có sản lượng hàng hóa lớn, nhưng do chất lượng và kích thước chưa phù hợp với thị trường thế giới nên chưa xuất khẩu được bao nhiêu. Sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ vẫn còn phổ biến và chủ yếu bán ở thị trường trong nước và tự cung, tự cấp.
Đối với sản phẩm chăn nuôi, chất lượng thịt, trứng còn kém so với tiêu chuẩn quốc tế, nên chưa thâm nhập được vào thị trường các nước. Thịt lợn chế biến là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong chăn nuôi, nhưng có nhược điểm là tỷ lệ nạc thấp, vệ sinh thực phẩm chưa tốt, công nghệ chế biến còn lạc hậu, nên chưa hấp dẫn đối với thị trường nước ngoài.
Yêu cầu của thị trường thế giới đang rất cần các loại lương thực, thực phẩm sạch, thì trong khi đó Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng còn nhiều loại nông sản chưa đạt tiêu chuẩn sạch. Một số vùng, một số hộ nông dân vì chạy theo năng suất, số lượng nên đã sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, thuốc bảo vệ thực vật... do đó làm giảm sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng và các nhà xuất khẩu.
Tóm lại, về mặt chất lượng hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vẫn là vấn đề nổi cộm hiện nay. Chúng ta vẫn bán cái ta có, chứ không phải cái thị trường cần, người sản xuất vẫn quan tâm đến yêu cầu tăng năng suất là tăng chất lượng sản phẩm.