Long thời kỳ 1989 - 1999
2.1.3.2.1. Sản xuất nông, lâm và thủy sản tăng trưởng nhanh, giải quyết được vấn đề lương thực, đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu
Sản xuất lương thực, thành tựu đầu tiên, nổi bật và quan trọng nhất của sự phát
triển nông phẩm hàng hóa ở ĐBSCL là sản lượng lương thực (chủ yếu là lúa gạo) tăng lên không ngừng và ổn định trong nhiều năm, năm sau cao hơn năm trước: năm 1989 là 9 triệu tấn, năm 1992 là 10,5 triệu tấn, năm 1994 là 12,9 triệu tấn, năm 1997 là 14 triệu tấn, năm 1999 lên tới 16,8 triệu tấn, xấp xỉ 4 lần so năm 1976. Hiện nay sản lượng lương thực của ĐBSCL chiếm 48% và sản lượng lúa chiếm 52% so với tổng sản lượng lương thực và tổng sản lượng lúa cả nước. Nhờ đó, hàng năm lương thực của ĐBSCL không những đã cung ứng cho tiêu dùng của khu tứ giác kinh tế phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu), cho các vùng khác trong nước, mà còn đóng góp một khối lượng lớn gạo xuất khẩu và dự trữ quốc gia, đưa Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực (trước 1989) trở thành nước xuất khẩu gạo trên 10 năm liền (từ 1989 đến nay) tăng lên liên tục và luôn giữ vị trí là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3, thứ 2 trên thế giới (trong đó có 90 - 95% sản lượng gạo xuất khẩu được sản xuất ở vùng ĐBSCL).
Bảng 1: Kết quả sản xuất lúa
Năm Diện tích Năng suất Sản lượng
1000 ha % tăng Tạ/ha % tăng 1000 tấn % tăng
1989 2.448,8 - 36,4 8883,1 1990 2.580,0 5,53 36,7 0,82 9.480,3 6,72 1991 2.807,0 8,79 36,8 0,27 10.350,9 9,18 1992 2.924,7 4,19 37,4 1,63 10.947,9 5,76 1993 2.993,1 2,33 36,9 -1,34 11.066,4 1,08 1994 3.067,9 1,49 39,9 8,13 12.120,9 9,52 1995 3.302,5 8,71 41,9 5,01 13.853,5 14,29 1996 3.515,9 6,46 41,2 -1,67 14.484,1 4,55 1997 3.493,0 -0,65 39,8 -3,39 13.906,7 -3,99 1999 4.009,8 7,32 41,5 -1,42 16.699,5 6,45 Bình quân 3.167,7 5,11 39,4 1,38 12.498,2 6,64
Nguồn: - Số liệu thống kê nông - lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam năm 1985 - 1995, Nxb Thống kê Hà Nội, 1996.
- Số liệu kinh tế xã hội 12 tỉnh ĐBSCL (1995 - 1999) của Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, tháng 4/2000.
Nguyên nhân đạt được thành tựu về sản xuất lúa như nêu trên là do: khác với các vùng khác, sản lượng lúa ở ĐBSCL tăng nhanh dựa vào cả hai yếu tố: tăng diện tích và tăng năng suất. Tổng diện tích đất canh tác lúa ở ĐBSCL sau giải phóng có trên 2 triệu ha, trong đó 70% (1,5 triệu ha) là ruộng 1 vụ. Hai mươi lăm năm qua, Nhà nước và nhân dân trong vùng đã đầu tư khai hoang làm thủy lợi, tiêu úng xổ phèn, cải tạo đất nên đã biến hàng trăm ngàn ha đất hoang hóa hoặc chỉ làm 1 vụ lúa nổi bấp bênh ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long xuyên và Tây sông Hậu thành những vùng đất lúa 2 vụ ăn chắc. Chỉ tính trong 10 năm (1990 - 1999) diện tích đất canh tác lúa toàn vùng đã tăng bình quân gần 100 nghìn ha/năm, không những đã bù đắp diện tích đất mất đi do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, xây dựng khu dân cư mới và hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi... mà còn làm tăng cao diện tích lúa toàn vùng.
Đến năm 1999, diện tích canh tác lúa vùng này là 2,1 triệu ha, chiếm 50% diện tích lúa cả nước. Cơ cấu đất cũng đã thay đổi theo hướng tích cực: hầu hết đất lúa hiện nay của vùng là đất 2-3 vụ lúa, đất 1 vụ còn không đáng kể. Mười năm cải tạo vùng Đồng Tháp Mười đã khai hoang 34 nghìn ha đất mới và chuyển hàng nghìn ha đất 1 vụ lên 2 vụ. Chính yếu tố tăng vụ là nguyên nhân chủ yếu làm tăng diện tích gieo trồng lúa cả vùng này từ 2 triệu ha năm 1996 lên 4 triệu ha năm 2000. Tăng vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu là xu hướng phổ biến ở ĐBSCL trong 25 năm qua và trở thành yếu tố cơ bản để vừa tăng diện tích, vừa tăng năng suất và sản lượng lúa. Nếu năm 1976, toàn vùng mới thử nghiệm 189 nghìn ha lúa Đông Xuân, thì năm 1980 đã tăng lên 424 nghìn ha, năm 1990 là 752 nghìn ha và năm 2000 lên tới 1,7 triệu ha, tăng gần 10 lần năm 1976. Diện tích lúa hè thu tăng với tốc độ chậm hơn: từ 442 nghìn ha năm 1976 lên 907 nghìn ha năm 1990 và 1,9 triệu ha năm 1999 và ước 1,94 triệu ha năm 2000.
Đồng thời nguyên nhân cơ bản tạo ra tốc độ tăng vụ Đông Xuân và Hè Thu ở vùng này là kết quả của quá trình đầu tư làm thủy lợi, cải tạo đất, thau chua, rửa phèn đảm bảo nước ngọt cho cây lúa sinh trưởng và phát triển trong mùa khô (vụ Đông Xuân) và mùa mưa (vụ Hè Thu). Cùng với thủy lợi, nhiều loại giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu phèn được mở rộng cũng đã góp phần tích cực vào quá trình tăng vụ
và chuyển vụ lúa trong vùng. Diện tích lúa mùa năng suất thấp và bấp bênh giảm dần từ 1,43 triệu ha năm 1976 xuống còn 919 nghìn ha năm 1990 và 602 nghìn ha năm 1999.
Nếu như tăng diện tích trở thành yếu tố cơ bản tăng sản lượng lúa, thì tăng vụ và chuyển vụ không chỉ làm tăng thêm diện tích mà còn tạo điều kiện để thâm canh, tăng năng suất lúa toàn vùng. Sự thay đổi mùa vụ ở ĐBSCL đi cùng với đổi mới cơ cấu giống lúa và quy trình sản xuất theo hướng thâm canh, tăng năng suất. Nhờ đó năng suất lúa từng vụ và cả năm ở vùng này tăng dần cùng với quá trình tăng vụ và chuyển vụ. Tính chung 25 năm, năng suất bình quân lúa toàn vùng tăng thêm gần 20 tạ/ha làm tăng thêm gần 4 triệu tấn lúa, chiếm 34% tổng sản lượng lúa tăng thêm của toàn vùng.
Cây ăn quả, diện tích trồng cây ăn quả ở vùng này trong những năm gần đây tăng
khá cao. Nếu cả nước hiện nay có khoảng 500.000 ha diện tích cây ăn quả với sản lượng ước tính khoảng 4 triệu tấn/năm (10 tấn/ha),thì ĐBSCL là vùng sản xuất chính chiếm 40% tổng diện tích và khoảng 60% tổng sản lượng.
Kể từ khi có các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa đến nay, mặt hàng trái cây ở ĐBSCL tăng nhanh về cả số lượng, chất lượng và chủng loại, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và bước đầu tham gia xuất khẩu. Phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn cây chuyên canh cây ăn trái với đa dạng hóa cây trồng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 (khóa VII) từng bước đạt được hiệu quả kinh tế đáng tự hào và phấn khởi.
Năm 1999, sản lượng cam, quýt đạt 285 nghìn tấn, tăng 2,2 lần so năm 1989, chiếm 70 % sản lượng của cả nước. 3 chỉ số tương ứng đối với xoài là 120 nghìn tấn, 30% và chiếm 63%; nhãn vải 347 nghìn tấn, tăng 50% và chiếm 63%. Một số loại trái cây chất lượng cao như nhãn tiêu, xoài cát (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang), quýt hồng (Đồng Tháp), cam, quýt ngọt (Cần Thơ)... phát triển thành những vùng chuyên canh mạnh, tập trung, quy mô lớn, sản lượng hàng hóa nhiều, theo mô hình kinh tế trang trại gia đình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng trồng cam, quýt tập trung ở tỉnh Cần Thơ, hàng năm đã cung cấp cho thị trường gần 100 nghìn tấn quả có chất lượng, Bến Tre là 90 nghìn tấn quả. Đặc biệt sầu riêng Cái Mơn (Bến Tre) được ưa chuộng khắp miền Nam Bộ.
Cây màu, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm cũng hình thành những vùng
tập trung mang tính sản xuất hàng hóa như cây mía (ở Long An, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng), cây rau đậu (ở An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh). Năm 1989, diện tích cây rau đậu là 82,6 nghìn ha, diện tích cây công nghiệp hàng năm là 102,2 nghìn ha, trong đó cây mía chiếm 51,8 nghìn ha. Tương ứng các chỉ số trên năm 1999 cây rau đậu 114,7 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm 126,3 nghìn ha, cây mía trên 100 nghìn ha. Riêng về cây dừa được xếp vào loại cây công nghiệp dài ngày và là thế mạnh của vùng thì sau một thời gian dài khó khăn về chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đến nay đang có xu thế ổn định với diện tích 121.813 ha (1995) tăng lên khoảng 140.000 ha năm 1999.
Cùng với cây lúa và trái cây, ĐBSCL còn có thế mạnh về cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là cây mía. Năm 1999, diện tích mía toàn vùng đạt 103 nghìn ha, năng suất bình quân 62,6 tạ/ha và sản lượng đạt trên 6,4 triệu tấn, tăng gấp 4,4 lần; 51% và gấp 6,6 lần so với năm 1996. Đã hình thành vùng sản xuất mía tập trung gắn với công nghiệp chế biến đường tại 5 tỉnh trọng điểm là Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Long An và Kiên Giang. Năm 1999, chỉ tính riêng sản lượng cây mía của Cần Thơ đạt 1789 nghìn tấn, vượt xa sản lượng mía toàn vùng năm 1976 (961 nghìn tấn).
Về lâm nghiệp, những năm gần đây nhân dân ta nhận thức rõ hơn những giá trị tài
nguyên của rừng, không chỉ về kinh tế mà giá trị rất lớn về môi trường môi sinh. Với nhiều chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về khôi phục và phát triển rừng đặc biệt là các chương trình đầu tư của Chính phủ như "chương trình 327" và "chương trình 773", rừng được khoán đến từng nông hộ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Đặc điểm rừng ở ĐBSCL thiên về rừng phòng hộ ven biển; rừng đặc dụng chủ yếu là rừng nước, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) và vùng bán đảo Cà Mau (Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) có rừng tràm bạt ngàn, mang tính lịch sử. Rừng ở vùng này giá trị kinh tế không cao, chủ yếu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, góp phần tôn tạo nền móng trong xây dựng cơ bản (cừ tràm) xây dựng nhà ở phổ biến cho dân cư nông thôn, làm chất đốt... Nhưng rừng ở vùng này có giá trị môi sinh môi trường rất lớn, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển. Ngày nay trong sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, chính quyền các cấp và nông dân trồng rừng, diện tích rừng ở ĐBSCL phát triển nhanh, giá trị
kinh tế của rừng cũng từng bước được nâng lên. Với mô hình "rừng - cá", "rừng - tôm" đang ngày được nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích nông dân mạnh dạn nhận những phần đất xấu, đất không thuận cho sản xuất nông nghiệp hoặc tích cực khai hoang mở đất để trồng rừng. Nếu như năm 1989, diện tích rừng trồng tập trung ở ĐBSCL chỉ có 7,5 nghìn ha và thường xuyên hàng năm bị cháy, bị chặt phá để lấy gỗ, lấy củi... thì năm 1994 tăng lên 17,3 nghìn ha và năm 1999 gần 30 nghìn ha (tăng gần 4 lần năm 1989), từng bước khắc phục, hạn chế nạn cháy rừng vào mùa khô hàng năm và canh giữ tốt thành quả rừng trồng.
Về chăn nuôi: sản xuất lương thực tăng trưởng, làm tăng dồi dào nguồn thức ăn
gia súc và chăn nuôi lợn và gia cầm cũng là một thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Trước giải phóng, tập quán chăn nuôi lợn thịt và vịt đàn, vịt thời vụ thì nay đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bắt đầu hình thành vùng tập trung sản xuất hàng hóa.
Từ năm 1989 đến 1999, đàn lợn tăng bình quân hàng năm gần 100 nghìn con. Do phương thức chăn nuôi hàng hóa nên trọng lượng xuất chuồng bình quân 1 con gia súc và gia cầm ở ĐBSCL đạt mức cao so với mức trung bình của cả nước: đối với lợn thịt là 110 kg, so với 70 kg của cả nước và 80 kg của đồng bằng sông Hồng. Do vậy, đàn lợn vùng này tuy chỉ chiếm 14,3% nhưng trọng lượng xuất chuồng chiếm tới 23,8% tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của cả nước hàng năm. Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với đàn gia cầm và chăn nuôi khác. Mười năm qua, đàn gia cầm tăng hàng năm khoảng trên 15 triệu con, và số lượng gia cầm so với cả nước chỉ chiếm tỷ lệ 22,3% nhưng thịt xuất chuồng chiếm 30% và trứng gia cầm chiếm 25% của cả nước.
Bảng 2: Chăn nuôi lợn và gia cầm ở ĐBSCL từ năm 1976 - 2000
ĐVT 1976 1980 1985 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 (ước tính) Đàn lợn 100 con 1148 1415 1828 1968 2387 2606 2594 2593 2797 2908 Đàn gia cầm triệu con 14,3 17,3 27,9 25,5 32,7 36,0 36,3 38,1 40,0 41,0 Số lượng 1000
hơi xuất
chuồng
Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc năm 1980, 1998 và số liệu kinh tế xã hội ĐBSCL 1995 -1999 và ĐBSCL một mô hình nông nghiệp hàng hóa lớn, đa ngành của Nguyễn Sinh trên tạp chí Cộng sản số 10 (5-2000).
Về thủy sản: thủy sản phẩm nói chung là một trong 2 mặt hàng chủ lực quan trọng
của vùng ĐBSCL. Nếu như mặt hàng lúa gạo lương thực chiếm 51% tổng sản lượng lúa gạo cả nước, thì mặt hàng thủy sản vùng này chiếm 52% tổng sản lượng thủy sản cả nước.
Trong những năm qua, các nông, lâm trường Nhà nước đã tích cực thực hiện đa dạng hóa hệ thống canh tác, từng bước phá thế độc canh, nghiên cứu ứng dụng thành công mô hình kết hợp trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản: lúa - tôm - cá; heo - cá - lúa - vịt... Điển hình như nông trường sông Hậu, diện tích nuôi cá ruộng từ 24 ha thử nghiệm (năm 1991), lên 1.964 ha (năm 1995), hiện nông trường đang quy hoạch đến năm 2000 diện tích nuôi thủy sản tăng lên 5.000 ha. Mặt khác, với thế mạnh từ hệ thống sông rạch, đặc biệt là 2 con sông Tiền và sông Hậu, hàng năm lũ tràn về mang theo một nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thủy sản, đồng thời với ưu điểm dòng chảy rất lưu thông đã tạo cho môi trường thủy sản sinh sống thuận lợi, với kỹ thuật nuôi cá bè trên sông đã làm tăng chất lượng hàng hóa thủy sản của vùng này khá cao so với các vùng khác và khu vực, đặc biệt là tôm cá nước ngọt, nước lợ được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng: cá ba sa của An Giang (trên 2000 bè lớn nhỏ) thường xuyên có mặt ở thị trường Hồng Kông, Singapore...; tôm càng xanh của Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh; tôm, cá nước lợ của Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh... là thế mạnh của nguồn hàng xuất khẩu nước ta.
Nuôi trồng thuỷ sản hàng hóa trong thời gian qua phát triển khá nhanh. Nếu như năm 1989, diện tích nuôi trồng thủy sản là 146 nghìn ha, sản lượng 84,3 nghìn tấn, năm 1994 là 231,3 nghìn ha và 139,4 nghìn tấn, năm 1997 là 327,5 nghìn ha và 259 nghìn tấn, năm 1999 đã lên tới 351,1 nghìn ha và 276,5 nghìn tấn, chiếm 65,8% sản lượng cá nuôi cả nước.
Nhìn chung, những năm vừa qua nền nông nghiệp hàng hóa ở vùng ĐBSCL đã khởi sắc, xứng đáng với xứ mệnh vùng kinh tế trọng điểm trong thời kỳ đổi mới của nước
ta. Với những thành tựu này, chứng tỏ sản xuất nông nghiệp vùng này đã biến đổi theo hướng đa ngành, đa dạng sản phẩm.
2.1.3.2.2. Tỷ trọng và chất lượng một số nông sản hàng hóa tăng
- Đối với mặt hàng lúa gạo, không những tăng nhanh về sản lượng, mà tỷ trọng lúa gạo hàng hóa cũng tăng đáng kể.
1989 1992 1994 1997 1999
48% 51% 55% 58% 61%
Chất lượng lúa gạo vùng ĐBSCL cũng không ngừng tăng. Các loại lúa đặc sản chất lượng cao như IR64, OM1490, OM, VND5-209, MTC250, IR62032, lúa nàng thơm, gạo chợ đào, Jasmine... đáp ứng xuất khẩu ngày càng mở rộng, góp phần tăng giá trị xuất khẩu và tăng lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo.
- Bên cạnh trồng lúa mặt hàng chủ lực của vùng, nông dân ĐBSCL đã đẩy mạnh sản xuất hàng hóa các cây rau đậu, công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả... theo phương châm vừa chú trọng đầu tư chăm sóc, thâm canh trên diện tích đã có, vừa cải tạo vườn tạp,