Đặt sự phát triển nông nghiệp hàng hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 25 - 28)

hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân

Nông nghiệp hàng hóa ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng. Muốn phát triển có hiệu quả không thể không đặt nó trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế, đây là vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, hiểu theo nghĩa rộng đó là các mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ; giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức; quan hệ giữa nông dân, cư dân nông thôn với Đảng, Nhà nước thông qua việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Thực chất các mối quan hệ nói trên được biểu hiện ở các nội dung sau:

Một là, gắn phát triển nông nghiệp hàng hóa với phát triển công nghiệp, nhất là

công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn.

Trong thực tế lịch sử cho thấy, công nghiệp ra đời từ cái nôi của nông nghiệp, nhưng khi trở thành ngành kinh tế độc lập thì mối quan hệ giữa chúng đã có sự biến đổi về chất, nghĩa là công nghiệp và nông nghiệp đã trở thành những thực thể kinh tế độc lập gắn bó mật thiết với nhau và quan trọng hơn là chúng tác động qua lại và quyết định sự phát triển của nhau. Khi đề cập về mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao ý nghĩa to lớn của việc kết hợp đúng đắn sự phát triển của nông nghiệp với sự phát triển của công nghiệp. Người luôn đặt nông nghiệp và công nghiệp trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau, Người nói: "Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của nền kinh tế. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì hai ngành đó đồng thời phát triển như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đến mục đích" và Người thường nhắc nhở: "Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính" [49].

Lịch sử đã chứng minh chỉ khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp phát triển, thì mới nâng dần được giá trị hàng nông sản do nông nghiệp sản xuất ra, kể cả phần dành cho xuất khẩu. Đến lượt nó, sự phát triển nông nghiệp góp phần làm tăng thêm thu nhập cho nông dân, nâng cao năng lực tích lũy, cải thiện đời sống, tạo thêm việc làm cho

người lao động ở nông thôn, chuyển dịch một phần lao động thuần nông sang lao động công nghiệp theo tinh thần tuy làm việc ở khu vực phi nông nghiệp nhưng vẫn không rời bỏ quê hương; Hình thành những cụm kinh tế lao động công - nông nghiệp, thương mại, du lịch, thị trấn, thị tứ... góp phần thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, nông dân tiến dần lên văn minh hiện đại. Bằng cách đó giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm, bảo quản tốt chất lượng nông sản phẩm sau thu hoạch, tăng cường cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tóm lại, nông nghiệp hàng hóa chỉ thật sự phát triển ổn định, bền vững khi quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không có công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể có một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển. Song đến lượt nó, khi nông nghiệp hàng hóa phát triển là điều kiện để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển.

Hai là, gắn phát triển nông nghiệp hàng hóa với phát triển các ngành dịch vụ nông

nghiệp nông thôn.

Cùng với và nhằm tạo điều kiện phát triển nông nghiệp và công nghiệp là phải phát triển mạnh dịch vụ nông thôn. Nông nghiệp phát triển thì nhu cầu về thương nghiệp dịch vụ ngày càng tăng. Thương nghiệp, dịch vụ đáp ứng các yếu tố, điều kiện cho đầu vào, đầu ra và cả quá trình sản xuất. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn có những yêu cầu dịch vụ khác nhau. Đó là chưa kể đến các vùng các loại cây trồng, vật nuôi và thời vụ thường xuyên cũng rất khác nhau.

Chỉ có mở rộng, phát triển dịch vụ thì mới đáp ứng được nhu cầu của người nông dân ngày càng muốn tối đa hóa lợi nhuận. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn chặt với dịch vụ nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới hình thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ. Tức là kết hợp chuyên môn hóa với phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp nhằm sử dụng hết năng lực sản xuất.

Dịch vụ phát triển sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, tạo nên sự biến đổi tích cực trong nông nghiệp, nông thôn. Mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong vùng càng gắn bó chặt chẽ, tạo ra mối liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL với kinh tế trong nước và kinh tế quốc tế

càng được tăng cường, là điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp hàng hóa vùng này không ngừng phát triển.

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL trong những năm qua, chứng tỏ sự kết hợp sản xuất chuyên môn hóa gắn với kinh doanh tổng hợp, vừa là điều kiện và phương tiện, vừa là mục đích và động lực của sản xuất. Nó cho phép khai thác các tiềm năng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa thành thị với nông thôn; giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nguồn hàng cho xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với các ngành nghề khác ở ĐBSCL là yêu cầu cấp bách đối với sự phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa toàn diện của vùng và mở rộng sự hội nhập của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Chương 2

Thực trạng phát triển

nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông cửu long và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 25 - 28)