Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng: Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 97 - 109)

- Trung Quốc

4 16,22 80 Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 5529

3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng: Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm

luật tố tụng hình sự năm 2003

Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 28/6/1988, công bố ngày 9/7/1988, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1989. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần: tháng 6 năm 1990, tháng 12 năm 1992 và tháng 6 năm 2000.

Để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, kịp thời thể chế các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội về cải cách tư pháp, ngày 26/11/2003 Quốc hội nước ta đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự mới.

Qua hơn 3 năm thực hiện, Bộ luật tố tụng hình sự đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và yêu cầu của cải cách tư pháp, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn bộc lộ những hạn chế, cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.

Ngày 25/5/2005 Bộ Chính trị có Nghị quyết số 48-NQ/TW; ngày 2/6/2005 Bộ Chính trị có Nghị quyết số 49-NQ/TW. Các Nghị quyết này đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện để thể chế hoá thành những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tạo cơ sở pháp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Ngày 22/2/2006 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp đã có kế hoạch số 05- KH/CCTP thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010), trong đó nêu rõ: "Trên cơ sở các định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật tố tụng hình sự, nghiên cứu, đề xuất và tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (hoàn thành dự thảo và trình Quốc hội trong năm 2008)" [3].

Mục đích, yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

- Thể chế hoá đúng đắn và đầy đủ những vấn đề về cải cách tư pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Đảng và bảo đảm sự phù hợp với các văn bản pháp luật mới được ban hành; nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử; tăng cường khả năng chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, chống làm oan người vô tội.

- Đề cao trách nhiệm và xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và tính chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng; đồng thời xác định rõ quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, nhất là người bào chữa trong tố tụng hình sự.

- Làm cho các trình tự và thủ tục tố tụng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi, tạo điều kiện cho những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng, nhất là người bào chữa thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm tố tụng.

Trên cơ sở yêu cầu của cải cách tư pháp, những nội dung chính cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát như sau:

Một là: Về những nguyên tắc cơ bản

Theo lộ trình chung của cải cách tư pháp thì sau năm 2010, Viện kiểm sát sẽ được chuyển đổi thành Viện công tố. Như vậy, Viện công tố chỉ có một chức năng duy nhất là thực hành quyền công tố; chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp sẽ được giao cho cơ quan khác. Do vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự, đề nghị quy định chức năng của Viện công tố là thực hành quyền công tố (bỏ chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp).

Hai là: Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, của Viện tr- ưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, của Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán... Tuy nhiên trong các quy định này còn đan xen giữa thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự. Mặt khác, phần lớn những vấn đề tố tụng hình sự quan trọng đều do những người có chức vụ quản lý trong các cơ quan tư pháp (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án) quyết định. Điều này làm giảm vai trò, tính chịu trách nhiệm độc lập của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trong tố tụng hình sự, làm giảm hiệu quả của hoạt động tư pháp. Về nguyên tắc, quan hệ tố tụng phải được độc lập với quan hệ hành chính (quan hệ tố tụng tuân theo Luật tố tụng hình sự; quan hệ hành chính tuân theo Luật hành chính và quy định của ngành).

Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng: phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Quyền hành chính trong tư pháp chủ yếu là quyền quản lý đối với nhân sự, tài chính, phương tiện hoạt động trong các cơ quan tư pháp. Quyền tư pháp trong hoạt động tố tụng là quyền năng thực hiện các biện pháp, hoạt động tố tụng giải quyết vụ án, gắn với các chức danh tư pháp: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng Viện công tố nên quy định như sau: Tổ chức và chỉ đạo chung về hoạt động thực hành quyền công tố trong phạm vi cấp mình phụ trách; quyết định phân công công việc và kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố của Phó viện trưởng Viện công tố và Công tố viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó viện trưởng Viện công tố và Công tố viên; quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện công tố cấp dưới; quyết định thay đổi Công tố viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện công tố...

Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Công tố viên, nên sửa như sau: Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định cho bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú; quyết định xử lý vật chứng; yêu cầu định giá tài sản có liên quan đến vụ án; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra áp giải, dẫn giải nhân chứng; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện công tố liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và

thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án; tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà...

Ba là: Về quan hệ giữa Cơ quan thực hành quyền công tố với Cơ quan điều tra

Trên thế giới, việc phân biệt rạch ròi giữa chức năng công tố của Viện công tố và chức năng điều tra của Cơ quan điều tra được coi là một thành tựu đặc biệt của cải cách tư pháp. Tuy nhiên giữa hai chức năng công tố và điều tra luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chính vì vậy, Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị đã ghi: “Tăng cường trách nhiệm của Viện công tố trong hoạt động điều tra” [18]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X ghi: “Thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra” [19].

Chủ trương công tố gắn với hoạt động điều tra không có nghĩa là gắn công tố với điều tra làm một, mà đòi hỏi hai cơ quan phải thực hiện tốt chức năng công tố và chức năng điều tra của từng cơ quan. Khi thực hiện chức năng điều tra, Điều tra viên chịu trách nhiệm sử dụng tất cả các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để phát hiện ra tội phạm, thu thập chứng cứ nhằm chứng minh hành vi phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội… Khi thực hiện chức năng công tố, trên cơ sở nắm bắt đầy đủ, toàn diện diễn biến của quá trình điều tra, Công tố viên xác định có đủ chứng cứ hay không đối với người bị tình nghi đã thực hiện tội phạm; nếu đầy đủ chứng cứ thì xác định người đó phạm vào tội nào được quy định trong Bộ luật hình sự; quyết định truy tố hay không đối với người có hành vi phạm tội và đề xuất mức hình phạt cụ thể; nếu Công tố viên nhận thấy không đủ chứng cứ thì yêu cầu Điều tra viên tiếp tục thu thập chứng cứ. Công tố viên không làm thay các biện pháp nghiệp vụ của Điều tra viên như sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện tội phạm, trực tiếp khám nghiệm hiện trường… Điều tra viên phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra và phải tự chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình; Công tố viên không chịu trách nhiệm thay cho Điều tra viên. (Thực tiễn ở nước ta gần đây, khi thực hiện Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đôi khi đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa Cơ quan Điều tra và Cơ quan công tố: Trong việc bồi thường oan, sai, người phê chuẩn thì phải chịu trách nhiệm, trong khi người ra quyết định thì không phải chịu trách nhiệm).

Các nước theo truyền thống án lệ như Mỹ, Australia…,Viện công tố không được giao nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự; các nước này, việc điều tra do FBI tiến hành.

Các nước theo truyền thống Châu âu lục địa, nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự được giao cho Viện công tố (như Pháp, Đức, Nga…). Điển hình là Viện công tố Đức. Luật pháp của nước này quy định: Công tố là người chỉ huy tố tụng điều tra; Cơ quan điều tra hình sự nói chung chỉ làm theo hoặc để thực hiện yêu cầu của Cơ quan công tố. Chính vì vậy, Cơ quan công tố có thể ban hành các chỉ thị cụ thể đối với một việc điều tra cụ thể trong phạm vi tố tụng của vụ án cụ thể. Cảnh sát phải có nghĩa vụ tuân thủ những yêu cầu đó và thi hành các nhiệm vụ được giao.

Nước ta từ năm 1945 đến nay, tuy mức độ khác nhau ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhiệm vụ của Viện công tố trong giai đoạn điều tra nhìn chung được xử lý theo cách làm của các nước theo truyền thống Châu âu lục địa. Tuy nhiên, hầu hết các vụ án hình sự do Cơ quan điều tra tiến hành. Cơ quan công tố chỉ điều tra khi cần thiết, hoặc chỉ tiến hành điều tra đối với một số tội phạm cụ thể.

Trong thực tế Viện kiểm sát không thể nắm bắt được đầy đủ hoạt động điều tra qua từng giai đoạn. Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra mới chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát, Viện kiểm sát mới xem xét các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung và quá thời hạn tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Theo yêu cầu của cải cách tư pháp, cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng gắn hoạt động công tố với hoạt động điều tra; hoạt động điều tra phải phục vụ cho hoạt động công tố; nâng cao trách nhiệm của Công tố viên trong việc đề ra phương hướng và quyết định các biện pháp điều tra vụ án của Điều tra viên.

Liên quan đến vấn đề này, ngoài việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, một vấn đề đặt ra song song là cần phải sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, theo hướng nâng lên thành luật. Cả Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức điều tra hình sự đều phải thể hiện sự gắn kết giữa Cơ quan thực hành quyền công tố và Cơ quan điều tra; trong đó quy định rõ quan hệ chỉ đạo- phục tùng giữa Viện công tố và Cơ quan điều tra. Tất cả các giai đoạn điều tra, các công đoạn điều tra phải thể hiện vai trò của Viện công tố (Viện công tố phải tham gia tố tụng ngay

từ khi có dấu hiệu tội phạm); các yêu cầu của Viện công tố đối với Cơ quan điều tra phải được thực hiện nghiêm túc.

Bốn là: Về việc quản lý, xử lý tin báo tội phạm

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã phân định rõ trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Cơ quan điều tra có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Viện kiểm sát không có trách nhiệm giải quyết các tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, mà có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Quy định như vậy đã khắc phục được tình trạng chồng chéo hoặc ỷ lại giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên Viện kiểm sát không thể nắm được đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã được chuyển đến Cơ quan điều tra vì thiếu cơ chế quản lý đầy đủ các thông tin này.

Trên thực tế, công an, chính quyền cơ sở (cấp xã) thường là nơi tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm đầu tiên, sau đó mới được phân loại rồi chuyển đến Cơ quan điều tra… ở Trung ương, Văn phòng điều tra Bộ Công an là nơi tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm đầu tiên, sau đó mới được phân loại rồi chuyển đến Cơ quan điều tra thuộc từng lĩnh vực khác nhau. Lực lượng của Viện kiểm sát cơ cấu từ cấp huyện trở lên, lại rất hạn chế về số lượng, do vậy không thể tiếp nhận kịp thời tin báo tố giác tội phạm…Điều đó dẫn đến khả năng bỏ lọt tội phạm mà không được phát hiện, xử lý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 97 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)