Phương hướng hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 85 - 88)

- Trung Quốc

3.2.phương hướng hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố

4 16,22 80 Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 5529

3.2.phương hướng hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố

Từ năm 1986 đến nay, trước công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nền tư pháp của nước ta đã bộc lộ nhiều bất cập: Về chính sách hình sự, dân sự; về tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp; về đội ngũ cán bộ tư pháp; về cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan tư pháp... Vì vậy, tình trạng oan, sai xảy ra nhiều, khả năng phát hiện tội phạm thấp…

Với những thực tế đó, việc cải cách hệ thống các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như đổi mới tổ chức, hoạt động và hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố là một yêu cầu tất yếu khách quan.

Như trên đã đề cập, theo định hướng của các Nghị quyết quan trọng của Đảng và Nhà nước, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố phải dựa trên các tiêu chí về tính đồng bộ, tính khoa học và tính minh bạch, khả thi.

Pháp luật thực hành quyền công tố được quy định trong nhiều ngành luật khác nhau. Vì vậy để đảm bảo tính đồng bộ, đòi hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện tất cả các ngành luật chứa đựng những quy phạm điều chỉnh về tổ chức, về hoạt động của Cơ quan thực hành quyền công tố.

Theo pháp luật thực định, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước được tổ chức theo một hệ thống độc lập do Viện trưởng lãnh đạo; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi miễn. Viện kiểm sát có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Về lĩnh vực hình sự, Viện kiểm sát thực hiện chức năng của mình thông qua một loạt các nhiệm vụ, quyền hạn: Khởi tố vụ án, bị can; đề ra yêu cầu điều tra; tiến hành điều tra; quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra…; kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát hoạt động điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra…; đọc Cáo trạng; luận tội, phát biểu quan điểm về giải quyết vụ án; tranh luận; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án và những người tham gia tố tụng trong hoạt động xét xử; kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm… Như vậy, trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng: Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử. Về bản chất, kiểm sát hoạt động điều tra và kiểm sát hoạt động xét xử đối với các chủ thể tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng suy cho cùng cũng là nhằm tới việc đảm bảo cho hoạt động thực hành quyền công tố (đảm bảo cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật). Mặt khác, việc phân định hai chức năng của Viện kiểm sát thành thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử chỉ mang tính chất tương đối, khó có thể bóc tách một cách rạch ròi. ở giai đoạn điều tra, với tư cách là cơ quan chủ đạo trong việc quyết định toàn bộ hoạt động điều tra, lẽ đương nhiên, Viện kiểm sát phải có trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong giai đoạn này. ở giai đoạn xét xử, ngoài việc kiểm sát hoạt động xét xử, Viện kiểm sát còn có quyền kháng nghị theo ba trình tự. Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố (mọi tội phạm đều phải bị xử lý; có tội đến đâu phải xử đến đó). Nói tóm lại, hoạt động thực hành quyền công tố bao hàm nhiều nội dung của hoạt động kiểm sát điều tra, kiểm

sát xét xử. Vì vậy, không cần thiết phải quy định chức năng kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử cho Cơ quan thực hành quyền công tố.

Theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, sau năm 2010, hướng chuyển của Viện kiểm sát sẽ thành Viện công tố. Nếu Viện công tố vẫn được xác định là cơ quan do Quốc hội thành lập thì chỉ cần sửa đổi Hiến pháp theo hướng bỏ chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp (có thể thu hút một số chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp sang chức năng thực hành quyền công tố để điều chỉnh cho hợp lý). Như vậy, Viện công tố chỉ có một chức năng duy nhất là thực hành quyền công tố. Nếu Viện công tố được xác định là cơ quan trực thuộc Chính phủ thì sửa đổi Hiến pháp theo hướng bỏ phần quy định về Viện kiểm sát nhân dân; phần này sẽ được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ. Theo đó, Luật tổ chức Chính phủ sẽ được sửa đổi theo hướng quy định thêm phần về vị trí, chức năng , nhiệm vụ của Viện công tố (trong đó, chức năng của Viện công tố chỉ có một là thực hành quyền công tố như đã phân tích ở trên)...

Bao quát tất cả những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Cơ quan thực hành quyền công tố là Luật tổ chức Viện công tố thay thế Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành. Luật này sẽ bao hàm cả các nội dung quy định trong Pháp lệnh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân hiện hành. Như vậy, Luật tổ chức Viện công tố quy định về tổ chức và hoạt động của Viện công tố; đồng thời quy định về Công tố viên Viện công tố.

Trên cơ sở Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Viện công tố và các ngành luật liên quan khác, cần nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng xác định rõ vị trí, vai trò của Viện công tố trong tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Bộ luật tố tụng hình sự là bộ luật cơ bản và quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến hoạt động chức năng, nhiệm vụ của Viện công tố trong tương lai, do đó cần được quan tâm nghiên cứu đúng mức khi xây dựng theo các hướng cơ bản sau:

- Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng theo hướng tăng quyền cho Điều tra viên, Công tố viên và Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình.

- Nghiên cứu các phương án để tăng cường trách nhiệm của Viện công tố trong hoạt động điều tra; gắn kết giữa hoạt động công tố và hoạt động điều tra ngay từ đầu, bảo đảm chống bỏ lọt tội phạm và cũng là nâng cao chất lượng tố tụng của Công tố viên tại phiên toà nhằm chống làm oan người vô tội. Cần có quy định Viện công tố trực tiếp ra quyết định tố tụng thay cho việc phê chuẩn các quyết định tố tụng như hiện nay; đồng thời xác lập cơ chế Công tố viên chỉ đạo hoạt động điều tra và chỉ đạo Điều tra viên trong hoạt động tố tụng.

- Nghiên cứu phương án hạn chế việc tạm giam, thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam.

- Nghiên cứu cơ chế mở rộng khả năng cạnh tranh tại phiên toà mà trọng tâm là đổi mới việc luận tội, xét hỏi, tranh luận của Công tố viên tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự gắn với việc đổi mới trình tự, thủ tục xét xử tại phiên toà...

Theo định hướng về cải cách tư pháp thì Viện công tố chỉ thực hiện chức năng công tố trong hoạt động tố tụng hình sự, không thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh, thương mại nữa. Do đó cần sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến Viện kiểm sát trong Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng: Bỏ những quy định liên quan đến Viện kiểm sát.

Ngoài ra, cần nghiên cứu ban hành Luật tổ chức điều tra hình sự, thay thế Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004, trong đó quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra, cơ chế hoạt động giữa Cơ quan điều tra với Cơ quan công tố cho phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự và Luật Viện công tố mới; ban hành Luật bồi thường nhà nước, thay thế Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11, ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 85 - 88)