- Trung Quốc
2.1.2.2. Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm
Trên cơ sở các nguyên tắc, nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành có 11 chương, 50 điều. Dưới đây là một số chương, điều quy định về chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát; cơ cấu, tổ chức, bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự; các quy định về Kiểm sát viên và Điều tra viên; về bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân:
Chương I. Những quy định chung gồm 11 điều (từ Điều 1 đến Điều 11)
Chương này quy định chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát; các công tác cụ thể của Viện kiểm sát nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu, tổ chức bộ máy, chế độ trách nhiệm của Viện kiểm sát.
- Điều 1: Quy định chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
- Điều 3: Quy định những công tác cụ thể của Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ:
+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự;
+ Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;
+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự…
- Điều 5: Nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, Điều này quy định trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm thuộc về Viện kiểm sát…
Chương II. Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự,
gồm 4 điều (từ Điều 12 đến Điều 15).
Chương này quy định những yêu cầu chung cũng như nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự.
- Điều 13: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra:
+ Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;
+ Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;
+ Hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra;
+ Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra bị can; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra vụ án.
- Điều 14: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra:
+ Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; + Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật…
Chương III. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự,
Chương này quy định những yêu cầu chung cũng như nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự.
- Điều 17: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử:
+ Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân;
+ Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;
+ Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Điều 18: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử:
+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án; + Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; + Kiểm sát các bản án và quyết định của Tòa án;
+ Yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ để xem xét, quyết định việc kháng nghị…
Chương VII. Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân, gồm 7 điều (từ Điều 30
đến Điều 36)
Chương này quy định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân; cơ cấu, tổ chức, hoạt động, chức trách, nhiệm vụ của từng cấp Kiểm sát.
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Viện kiểm sát quân sự.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Viện kiểm sát quân sự trung ương. Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, một số Kiểm sát viên.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Uỷ ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng. Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
Chương VIII. Viện kiểm sát quân sự, gồm 5 điều (từ Điều 37 đến Điều 41)
Chương này quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức của Viện kiểm sát quân sự.
Chương IX. Kiểm sát viên và Điều tra viên gồm 5 điều (từ Điều 42 đến Điều
46)
Chương này quy định chức trách, nhiệm vụ của Kiểm sát viên, Điều tra viên; điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên, Điều tra viên.
Chương X. Bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, gồm 3 điều (từ
Điều 47 đến Điều 49)
Chương này quy định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên, tiền lương, trang phục… do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định…