Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 81 - 84)

- Trung Quốc

2.2.2.Tồn tại và nguyên nhân

4 16,22 80 Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 5529

2.2.2.Tồn tại và nguyên nhân

Nhìn chung, công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong các năm qua đã có nhiều tiến bộ. Viện kiểm sát các cấp đã chủ động phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết nhiều vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp, nhất là những vụ án tham nhũng lớn, được dư luận đồng tình ủng hộ. Chất lượng bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố được nâng cao hơn trước; tiến độ giải quyết án được đẩy nhanh… Tuy nhiên, so với chức năng, nhiệm vụ được giao, công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát các cấp còn những tồn tại, yếu kém:

- Việc nắm thông tin, quản lý, xử lý tin báo tố giác tội phạm còn nhiều hạn chế dẫn đến còn để lọt nhiều tội phạm trong giai đoạn điều tra: Trong hai năm, ngoài số vụ án, bị can do Cơ quan điều tra khởi tố, thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 410 vụ án với 740 bị can.

- Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát chưa gắn kết chặt chẽ với Cơ quan điều tra nên vẫn còn nhiều vụ án Viện kiểm sát phải trả lại Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung (trong hai năm Viện kiểm sát trả Cơ quan điều tra 3054 vụ, chiếm 5,78%); một số quyết định của Cơ quan điều tra bị Viện kiểm sát huỷ (trong hai năm Viện kiểm sát huỷ 86 quyết định không khởi tố vụ án; huỷ 168 quyết định khởi tố vụ án và 63 quyết định khởi tố bị can).

- Vẫn còn để xảy ra nhiều trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt giữ, khởi tố bị can để điều tra không đúng, oan, sai (trong đó có cả trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng), sau phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì bị can không phạm tội, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của

công dân: Trong hai năm Cơ quan điều tra đình chỉ 213 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ 138 bị can.

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra còn yếu, chứng cứ kém, dẫn đến việc việc Toà trả lại 2800 vụ án trong năm 2006; một số trường hợp truy tố không đúng pháp luật, dẫn đến việc Toà tuyên bị cáo không phạm tội (trong hai năm Toà tuyên 64 bị cáo không phạm tội).

Những tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Tổng quát lại có thể thấy do những nguyên nhân chính sau đây:

- Nhiều Kiểm sát viên chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò, thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động thực hành quyền công tố nói riêng.

- Một số Kiểm sát viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động trong hoạt động thực hành quyền công tố, không bám sát quá trình điều tra vụ án, nghiên cứu án không sâu nên không nắm vững các tình tiết của vụ án.

- Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm sát viên còn hạn chế; nhiều Kiểm sát viên chưa nắm vững các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự dẫn đến lúng túng trong việc áp dụng pháp luật, thậm chí áp dụng sai, gây ra hậu quả xấu.

- Một số Kiểm sát viên thiếu bản lĩnh, bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc làm tha hoá, biến chất, tiếp tay cho tội phạm, che dấu tội phạm hoặc tham ô, nhận hối lộ.

- Việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp còn bất cập; việc kiểm tra, giám sát của Lãnh đạo đối với cán bộ, Kiểm sát viên chưa tốt nên nhiều vi phạm, thiếu sót của Kiểm sát viên không được phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của Viện kiểm sát các cấp nhìn chung còn yếu và thiếu, không đáp ứng được yêu cầu nhanh, nhạy, chính xác, kịp thời của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Đặc biệt, hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố mặc dù tương đối đầy đủ nhưng còn nhiều vấn đề bất cập, chưa hoàn thiện. Đây là nguyên nhân khách quan nhưng rất cơ bản, đòi hỏi phải được khắc phục kịp thời, nhằm tạo hành lang

pháp lý thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng hoạt động hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Chương 3

quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 81 - 84)