Một số điểm chung của các mô hình công tố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 50 - 53)

- Trung Quốc

1.3.4. Một số điểm chung của các mô hình công tố

Như trên đã đề cập, những đặc điểm về lịch sử, truyền thống văn hoá pháp lý của mỗi quốc gia quy định sự khác biệt về phương thức tổ chức của các cơ quan tư pháp nói chung cũng như về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan công tố nói riêng. Tuy nhiên, những vấn đề về nội dung, bản chất pháp lý của quyền công tố thì đều giống nhau. Qua nghiên cứu mô hình và hoạt động thực hành quyền công tố của một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số điểm chung như sau:

- Hầu hết các quốc gia đều có hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thực hành quyền công tố khá hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Cơ quan thực hành quyền công tố thực hiện chức năng có hiệu quả.

- Nội dung pháp lý của khái niệm "công tố" và "thực hành quyền công tố" của các quốc gia hầu như không thay đổi trong các xã hội hiện đại. Tất cả các Cơ quan công tố đều nhân danh Nhà nước, nhân danh lợi ích công (lợi ích xã hội) truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là

tội phạm. Chỉ khi nào quyền công tố được phát động thì cuộc điều tra theo trình tự tố tụng mới được bắt đầu; chỉ khi nào có quyết định truy tố, có việc buộc tội tại phiên toà thì Toà án mới được thực hiện quyền xét xử.

- Cho dù trực thuộc cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp, nhưng việc sử dụng quyền công tố của tất cả các Cơ quan công tố đều độc lập trong Bộ máy nhà nước và chỉ tuân theo pháp luật, không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào. Vị trí độc lập của Cơ quan công tố là yếu tố cần thiết, bảo đảm cho hoạt động thực hiện chức năng của cơ quan này.

- Tất cả các quốc gia đều xem Cơ quan công tố là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý và trật tự pháp luật chung.

- ở tất cả các quốc gia, người đứng đầu Cơ quan công tố đều có vị trí, vai trò rất quan trọng trong Bộ máy nhà nước, thường do Quốc hội, Nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu Chính phủ bổ nhiệm.

- Tổ chức bộ máy của hệ thống các Cơ quan công tố trên thế giới được tổ chức rất linh hoạt, đa dạng, nhưng luôn phù hợp với hai cấp xét xử của Toà án, vừa đảm bảo thuận lợi cho người dân, vừa bảo đảm cho Cơ quan công tố hoạt động linh hoạt, hiệu quả.

- Tất cả các quốc gia theo truyền thống pháp luật Châu âu lục địa (giống Việt Nam) đều khẳng định vai trò quyết định của Cơ quan công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Qua nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Cơ quan thực hành quyền công tố một số nước trên thế giới, cho thấy mô hình hoạt động của mỗi quốc gia có những ưu việt riêng. Những nét riêng đó, và đặc biệt là những điểm chung như đã phân tích ở trên là những nội dung tham khảo có giá trị cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)