Sửa đổi Hiến pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 88 - 90)

- Trung Quốc

3.3.1.1.Sửa đổi Hiến pháp

4 16,22 80 Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 5529

3.3.1.1.Sửa đổi Hiến pháp

Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị đã nêu rõ:

Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với tổ chức của Toà án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [18].

Trên cơ sở đó, từ nay đến năm 2010, Viện kiểm sát nhân dân vẫn duy trì chức năng và tổ chức bộ máy như hiện tại. Hướng thay đổi, chuyển thành Viện công tố sẽ được thực hiện từ sau năm 2010. Như vậy, mô hình Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành chỉ tồn tại khoảng ba năm nữa. Từ nay đến năm 2010 việc khẩn trương nghiên cứu mô hình Viện công tố là yêu cầu bức thiết của cải cách tư pháp.

Vấn đề quan trọng đối với mô hình mới là cần xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan thực hành quyền công tố (Cơ quan này sẽ nằm ở đâu? trực thuộc hệ thống cơ quan nhà nước nào?...).

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình Viện công tố khác nhau. Nếu xét trên quan hệ giữa Viện công tố với tổ chức ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp thì có thể quy tụ lại bốn loại mô hình tổ chức Viện công tố: Viện công tố trực thuộc cơ quan lập pháp, Viện công tố trực thuộc cơ quan hành pháp, Viện công tố trực thuộc cơ quan tư pháp, Viện công tố ở vị trí trung gian giữa cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp. Mặc dù không được tổ chức giống nhau nhưng tất cả các Cơ quan công tố đều có một vị trí độc lập trong bộ máy nhà nước; đây là yếu tố cần thiết, bảo đảm cho sự hoạt động khách quan, nhằm mục đích bảo vệ pháp luật, bảo vệ sự công bằng. Nhìn chung, các mô hình Viện công tố trên thế giới đều đang phát huy hiệu quả; tuy nhiên bản thân mỗi mô hình đều có những vấn đề hạn chế, cần phải tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể từng nước cũng như của thế giới.

Đối với nước ta, mô hình công tố qua các thời kỳ diễn biến như sau:

Giai đoạn 1945-1958: Cơ quan công tố chưa được tổ chức độc lập riêng; sự phát triển của Cơ quan công tố giai đoạn này gắn với qúa trình xây dựng và phát triển của ngành Toà án, tổ chức bộ máy thuộc hệ thống Toà án.

Giai đoạn từ 1958 đến trước năm 1960: Tháng 4 năm 1958, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Đề án của Hội đồng Chính Phủ, trong đó có thành lập hệ thống

Công tố độc lập, đặt Viện công tố trung ương trực thuộc Hội đồng Chính Phủ. Theo đó, Cơ quan công tố được tổ chức thành một hệ thống cơ quan độc lập ngang Bộ, tách khỏi Toà án và Bộ Tư pháp. ở địa phương, Viện công tố là cơ quan chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban hành chính cùng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Viện công tố trung ương.

Giai đoạn từ năm 1960 đến nay: Viện kiểm sát nhân dân được thành lập trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Mô hình Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục được thực hiện trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Theo quy định của pháp luật, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Cơ quan Viện kiểm sát là hệ thống độc lập, không lệ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người lãnh đạo thống nhất toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.

Về bản chất, quyền công tố thuộc về chức năng hành pháp; mặt khác, theo yêu cầu của hội nhập quốc tế và xu thế chung của thời đại, nên đặt Cơ quan công tố trực thuộc cơ quan hành pháp (như trên đã đề cập, trong lịch sử tư pháp Việt Nam đã có giai đoạn Cơ quan công tố trực thuộc Chính phủ). Tuy nhiên, phải đảm bảo sự độc lập của cơ quan này; đây là yếu tố bắt buộc nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động thực hiện chức năng của Cơ quan thực hành quyền công tố.

Từ những phân tích trên, đề nghị chuyển Cơ quan thực hành quyền công tố (Viện kiểm sát) trực thuộc Chính phủ. Như vậy sẽ bỏ phần quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp hiện hành. Về vị trí, chức năng, tổ chức của Cơ quan thực hành quyền công tố sẽ được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Viện công tố.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 88 - 90)