Ban hành Luật tổ chức Viện công tố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 91 - 93)

- Trung Quốc

3.3.1.3.Ban hành Luật tổ chức Viện công tố

4 16,22 80 Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 5529

3.3.1.3.Ban hành Luật tổ chức Viện công tố

Trong tương lai, Viện công tố là một cơ quan nhà nước mới được thành lập có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, có hệ thống tổ chức khác hẳn so với Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó cần thiết phải ban hành luật mới với tên gọi là "Luật Viện công tố" thay thế Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành.

Trên cơ sở các nội dung Nghị quyết của Đảng, tổ chức của Viện công tố phải tương đương với cơ quan Toà án. Theo đó, Viện công tố sẽ có 4 cấp: Viện công tố tối cao tương đương với Toà án nhân dân tối cao (Viện công tố trung ương), Viện công tố cấp cao tương đương với Toà thượng thẩm, Viện công tố cấp tỉnh tương đương với Toà án cấp tỉnh, Viện công tố khu vực tương đương với Toà án khu vực.

Viện công tố chỉ có một chức năng duy nhất, đó là thực hành quyền công tố; chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp sẽ được giao cho cơ quan nhà nước khác.

Như vậy, Luật tổ chức Viện công tố không có ba chương (IV, V, VI) như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, đó là:

- Chương IV: Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Chương V: Kiểm sát việc thi hành án.

- Chương VI: Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

Về bố cục của Luật tổ chức Viện công tố, có thể xây dựng tương tự như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (bỏ ba chương như đã nêu); đồng thời đưa toàn bộ nội dung của Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 thành một chương riêng (bỏ Pháp lệnh Kiểm sát viên), đổi tên thành chương “Công tố viên”. Đối với Điều tra viên của Viện công tố không quy định trong Luật tổ chức Viện công tố, mà quy định toàn bộ trong Pháp lệnh điều tra hình sự.

Theo đó, Luật tổ chức Viện công tố sẽ có các nội dung cơ bản sau:

- Về chức năng của Viện công tố: Thực hành quyền công tố theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Phần này quy định chung về các biện pháp thực hiện chức năng của Viện công tố, đó là: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra và thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử.

- Về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự:

Phần này quy định nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện công tố trong quá trình điều tra…Các quy định cần thể hiện vai trò của Viện công tố đối với việc chỉ đạo hoạt động điều tra trong suốt quá trình điều tra tội phạm. Viện công tố là đầu mối tiếp nhận, phân loại, xử lý mọi tin báo về tội phạm; Công tố viên quyết định mở cuộc điều tra, chỉ đạo Điều tra viên trong việc điều tra tội phạm, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn (thay cho việc phê chuẩn như hiện nay)... Ngoài ra, một số hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát (quy định tại luật thực định), có thể chuyển sang thành những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình thực hành quyền công tố, như: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật...; những quy định này điều chỉnh thành các biện pháp bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố.

Phần này quy định nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện công tố trong quá trình xét xử…Các quy định cần thể hiện nội dung tranh tụng; theo đó, phải đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ giữa Công tố viên và người bào chữa trong quá trình xét xử...

- Về tổ chức của Viện công tố:

Phần này quy định hệ thống, cơ cấu tổ chức của Viện công tố (bao gồm cả Viện công tố quân sự); nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện công tố cũng như các chức danh khác trong Viện công tố; quy định về sự lãnh đạo thống nhất của Cơ quan công tố; quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng, Phó viện trưởng, Công tố viên, Điều tra viên…

- Về Công tố viên:

Phần này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Công tố viên; cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ của Công tố viên; điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Công tố viên; thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Công tố viên; việc quản lý, đào tạo, bồi dưỡng Công tố viên …

- Về việc đảm bảo hoạt động đối với Công tố viên:

Phần này quy định thang, bậc lương, các loại phụ cấp, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu đối với Công tố viên…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 91 - 93)