Phân loại nguồn nhân lực trong Ngân hàng

Một phần của tài liệu 773 Nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 31 - 33)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank luôn khẳng định rằng giá trị lớn nhất của Doanh nghiệp nằm trong chất lượng nhân sự, đặc biệt là chất lượng đội ngũ nhân sự nắm giữ những chức danh quản lý. Đây là đối tượng cán bộ có khả năng nắm bắt, triển khai và đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược kinh doanh do các cấp quản trị, điều hành của Ngân hàng đề ra.

Theo như số lượng cán bộ hiện tại của Ngân hàng thì việc phân loại nguồn nhân lực được thực hiện ở mỗi Chi nhánh của Ngân hàng như sau:

Cán bộ lãnh đạo: Là cấp quản trị cao nhất, là người đứng đầu, là người chỉ huy, có quyền hạn cao nhất, có trách nhiệm lớn nhất trong Chi nhánh.

Giám đốc Chi nhánh là người hoạch định chiến lược kinh doanh, chương trình, kế hoạch công tác chung, tổ chức, nhân sự và cũng nằm trong tổ kiểm toán nội bộ của Chi nhánh.

Các Phó Giám đốc là những người phụ trách các chức năng riêng của mình, cùng Giám đốc điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiện các công việc khác do Giám đốc uỷ quyền.

Các quản trị viên cấp trung gian: là những người phụ trách, đứng đầu các bộ phận, các phòng ban, các Chi nhánh. Là những người trực tiếp điều hành, chỉ đạo đối với các bộ phận.

Các chuyên gia: bao gồm tất cả những người được các nhà lãnh đạo sử dụng với tư cách làm tham mưu, cố vấn. Các chuyên gia của chi nhánh đa số là các cử nhân kinh tế hoặc cao cấp Ngân hàng đã có thâm niên công tác tại chi nhánh hoặc đảm nhiệm các trức vụ tương đương ở nơi khác. Họ có kinh

nghiệm và chuyên môn vững vàng, lực lượng này chiếm đông đảo trong toàn chi nhánh

Nhân viên thừa hành: bao gồm tất cả các nhân viên trong Chi nhánh là những người tiếp nhận và thực thi các mệnh lệnh từ các nhà lãnh đạo, lực lượng này chiếm phần lớn và giữ một vai trò quan trọng trong Chi nhánh.

Từ năm 2005 cho tới nay số lượng nhân viên Ngân hàng đã có mức tăng đáng kể. Cụ thể tính tới thời điểm năm 2006 số lượng cán bộ quản lý tăng từ 203 cán bộ ( năm 2005) đến 294 cán bộ ( năm 2006) tăng 44,83 %, số lượng chuyên viên tăng 54,31% từ 836 chuyên viên năm 2005 lên 1290 chuyên viên vào năm 2006. Qua đó ta có thể thấy rằng Techcombank chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nắm giữ chức năng quản lý. Ngân hàng cho rằng đội ngũ nhân sự nắm giữ chức năng quản lý là đối tượng cán bộ giữ gìn và đại diện cho những giá trị mà thương hiệu Techcombank đã, đang và sẽ tạo dựng được trên thị trường và ngoài xã hội.

Bảng9 : Bảng phân loại Nguồn nhân lực tại Ngân hàng Techcombank

Năm 2005 Năm 2006 +/- %

1.Phân theo ngạch quản lý 1039 1584 52.45%

- Số lượng cán bộ quản lý 203 294 44.83%

- Số lượng chuyên viên 836 1290 54.31%

2.Phân theo miền 1039 1584 52.45%

- Bắc 658 1003 52.43%

- Trung 89 127 42.70%

- Nam 292 454 55.48%

3.Phân theo kinh nghiệm 1039 1584 52.45%

- Trên 4 năm kinh nghiệm 243 239 -1.65%

- Từ 1 – 4 năm kinh nghiệm 555 626 12.79%

- Dưới 1 năm kinh nghiệm 241 719 198.34%

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng số luợng cán bộ quản lý năm 2006 tăng so với năm 2005 là 44.83%, số lượng chuyên viên tăng 54.31%. Như vậy ta

có thể thấy tốc độ tăng của số lượng chuyên viên tăng nhanh hơn so với tốc độ của cán bộ quản lý. Qua đó ta thấy rằng Ngân hàng đã chú trọng tới việc tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp, chú trọng đến phát triển lực lượng chuyên viên – bộ phận tạo ra phần lớn Doanh thu trong Ngân hàng.

Cũng qua bảng trên ta có thể thấy số lượng cán bộ phân theo các vùng miền trong đó tốc độ phát triển nguồn nhân lực ở miền Nam là lớn nhất 55,48% tiếp đó là đến miền Bắc 52,43% và cuối cùng là miền Trung 42,7%. Qua đó có thể thấy rằng các chi nhánh của Ngân hàng đã được mở rộng nhiều hơn ở miền Nam.

Về kinh nghiệm của cán bộ nhân viên nhìn vào bảng ta có thể thấy số lượng cán bộ nhân viên có kinh nghiệm trên 4 năm năm 2006 đã giảm so với năm 2005 là 1,65% trong khi đó số cán bộ dưới 1 năm kinh nghiệm lại tăng lên đến 198,34% Qua đó có thể thấy được chiến lược nhân sự của Ngân hàng chú trọng tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân viên trẻ.

Một phần của tài liệu 773 Nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 31 - 33)