Khi công ty đã xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đề ra, các nhà quản lý sẽ có nhiệm vụ đưa ra các phương pháp, hình thức đào tạo sao cho phù hợp, nhà quản lý sẽ căn cứ vào hồ sơ, quá trình công tác của người lao động từ đó sẽ xác định nên lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp từng người, từng công việc cụ thể đáp ứng cả về mặt số lượng và chất lượng, thời gian đào tạo ngắn, ít tốn kém nhất.
Công ty đã đưa ra một số phương pháp đào tạo nguồn nhân lực hiện nay đang phổ biến và thích hợp với điều kiện công ty như:
Bảng số 8: Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực của công ty Xây dựng Lũng Lô
Các phương
Đối tượng đào tạo
Đang làm Ngoài làm Cán bộ quản lý Công nhân sản xuất Cán bộ quản lý và công nhân sản xuất Phương pháp dạy kèm 0 Áp dụng 0 Áp dụng 0 Phương pháp đào tạo học nghề 0 Áp dụng 0 Áp dụng Áp dụng Dự hội nghị Áp dụng 0 0 Áp dụng Gửi đi học ở các trường chính quy Áp dụng Áp dụng Áp dụng 0 Áp dụng Luân chuyển, thuyên chuyển công tác xa Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng Đào tạo từ xa 0 Áp dụng 0 Áp dụng 0 Chỉ dẫn công việc 0 Áp dụng 0 Áp dụng 0 Phương pháp học nghề 0 Áp dụng 0 Áp dụng 0
Đào tạo tại chỗ:
Mục đích để cán bộ công nhân viên trong công ty có thể làm quen với công việc mới và đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc, công ty đã đưa ra một số phương pháp đào tạo như: dạy kèm; luân chuyển; đào tạo theo kiểu học nghề; nhờ sự trợ giúp của máy tính; mở các lớp dạy nghề và kỹ năng cho công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp hay trong các xí nghiệp trực thuộc….Ngoài ra hàng năm công ty còn mở thêm các lớp đào tạo cán bộ
chuyên trách; tổ chức thi nâng bậc cho người lao động nhằm khuyến khích họ phấn đấu hơn trong công việc. Hình thức đào tạo tại chỗ được công ty áp dụng thường xuyên và đem lại hiệu quá khá cao.
Gửi đi học ở các trường chính quy:
Công ty thường xuyên tạo điều kiện cho mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đi học ở các trường như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Xây dựng, Đại học Công đoàn, Giao Thông vận tải…Hình thức này áp dụng khá phổ biến cho cán bộ các phòng ban như: phòng kế toán, phòng tổ chức lao động tiền lương, cán bộ chuyên môn và cán bộ lãnh đạo trong công ty.
Tổ chức các buổi hội thảo:
Khi công ty diễn ra các chương trình hội nghị, hội thảo có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty sẽ cử người đi học hỏi, thảo luận và nắm bắt các thông tin cần thiết từ đó rút ra những kinh nghiệm thành phần tham gia chủ yếu là các Giám đốc, phó Giám đốc, trưởng phòng, phó phòng các phòng ban….
Như vậy công ty đã phối kết hợp các hình thức đào tạo nhằm đạt kết quả cao. Những người tham gia khóa học chủ yếu nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn và khả năng làm việc đáp ứng cho công việc hiện tại và tương lai.
Bên cạnh hình thức đào tạo trên công ty xây dựng Lũng Lô còn tổ chức thi thợ giỏi, thi nâng bậc cho công nhân thuộc ngành cơ khí, ngành điện...nhằm tạo ra sự hưng phấn trong công việc, kích thích mọi người thi đua hăng say lao động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra hiệu quả cao trong công việc, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội thăng tiến, có khả năng phát triển tay nghề trình độ chuyên môn.
Bảng số 9: Số lượng lao động được đào tạo theo các hình thức chủ yếu tại công ty Xây dựng Lũng Lô
Đvt: Người; % Chỉ tiêu Năm 2004 % Năm 2005 % Năm 2006 %
Đào tạo mới 283 39.09 262 34.84 295 33.07
Đào tạo lại 350 48.34 295 39.23 270 30.27
Đào tạo nâng
bậc 91 12.57 195 25.93 327 36.66
Tổng số 724 100 752 100 892 100
Nguồn:“Báo cáo công tác đào tạo- Phòng Tổ chức – Lao động ”. Qua bảng trên cho thấy, trong 3 năm qua từ năm 2004 đến năm 2006 quy mô đào tạo của công ty có chiều hướng tăng lên và có sự thay đổi trong cơ cấu đào tạo phân theo hình thức đào tạo. Số người được đào tạo năm 2006 tăng lên so với 2005 là 140 người, ứng với tốc độ tăng là 18.62%; năm 2005 so với 2004 tăng 28 người , tương ứng tăng 3.87%. Trong mỗi hình thức đào tạo lại có sự thay đổi không đồng đều. Có thề thấy rằng, đào tạo lại có xu hướng giảm dần qua các năm, giảm từ 2004 - 2006 là 80 người, ứng với giảm 22.86%. Đào tạo mới cũng tăng giảm 21 người ở năm 2005 so với 2004 và tăng thêm không đáng kề 33 người trong năm 2006. Đặc biệt hơn công ty luôn chú trọng đến đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong công ty để có thể điều hành máy móc ngày càng hiện đại và thực hiện yêu cầu càng cao trong công việc. Thề hiện qua việc số người được đào tạo nâng bậc tăng lên với tốc độ rất nhanh và mạnh từ năm 2004 đến 2006, tăng 3.59 lần (từ 91người đến 327 người).
Hàng năm công ty đã lập danh sách đề nghị cấp trên ty xét nâng bậc cho khối hợp đồng lao động. Và đã tổ chức thi nâng và giữ bậc thợ cho khối công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành trong Tổng công ty, kết quả như sau:
Bảng số10: Kết quả số lao động thi nâng và giữ bậc
TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1
Tham gia thi nâng, giữ bậc thợ kỹ thuật 2006 do Binh chủng Công binh tổ chức
11 12 10
2 Tổ chức thi nâng, giữ bậc thợ khối chuyên môn kỹ thuật 54 69 5
3 Nâng bậc khối lao động hợp đồng 108 112 104
Nguồn: “Thống kê lao động - Phòng Tổ chức – lao động”.
Sau khi phân tích quá trình công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Xây dựng Lũng Lô, ta nhận thấy công ty đã chú trọng nâng cao công tác đào tạo, quan tâm, tập trung đầu tư cho công tác này. Đã kết hợp nhiều phương pháp đào tạo, số lượng lớn như vậy vừa tiết kiệm kinh phí đào tạo, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên vừa có thể thực hành ngay tại doanh nghiệp và có thể tham gia vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn như:
+ Số lượng đào tạo cho khóa học lớn.
+ Giáo viên hướng dẫn thường yếu về kiến thức tổng hợp và khả năng truyền đạt cho các học viên.
2.2.1.4 Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
Phải phối hợp với các phòng ban khác trong công ty để biên soạn tài liệu, sắp xếp lịch học, lịch dạy cho hợp lý. Việc xây dựng nội dung của các chương trình đào tạo được tiến hành rất qui cũ và nghiêm ngặt. Hệ thống nội dung chương trình bao gồm các môn học, các bài học, kết cấu các môn học, thời lượng mỗi môn học, giáo trình, tài liệu phục vụ cho khóa đào tạo do chính cán bộ giáo viên giảng dạy biên soạn.
Tuy nhiên, nội dung đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, nhiều khi không sát với thực tế công việc và tình hình thực tế ở công ty, do đó dẫn đến tình trạng học viên được đào tạo không thể áp dụng những kiến thức, kỹ
năng được đào tạo vào thực tế. Qua 100 phiếu điều tra thì có 30 phiếu ứng với 30% góp ý rằng nội dung đào tạo cần phải sát với thực tế hơn.
Công ty đã dùng phiếu điều tra chương trình đào tạo theo mẫu phiếu 2(phần phụ lục).