Một số kiến nghị và đề xuất:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 80 - 91)

Nghiên cứu quá trình xâm nhập và phát triển của Tin lành vào vùng đồng bào Hmông Sơn la trong những năm qua, nguyên nhân và những tác động ảnh hưởng của việc đạo xâm nhập tới đời sống xã hội vùng đồng bào Hmông và kết quả quá trình

công tác, đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái phép ở địa bàn tỉnh Sơn la, chúng tôi xin có một số kiến nghị cụ thể sau:

1. Đối với Tỉnh cần thống nhất nhận thức và xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề đạo Tin lành xâm nhập vào người Hmông, có như vậy mới có được những giải pháp tích cực và chỉ đạo triển khai thực sự có hiệu quả. Có thể coi hiện tượng đạo xâm nhập vào người Hmông Sơn la, là hiện tượng truyền đạo Tin lành dưới "cái vỏ Vàng chứ". Do vậy cần phải xác định một cách dứt khoát rằng đối tượng giải quyết là Tin lành. Vì thế việc giải quyết phải tuân thủ nguyên tắc, quan điểm, luật pháp của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, không thể cứng nhắc quan niệm: Sơn la không có đạo, không có tôn giáo độc thần. Quan điểm đó sẽ dẫn đến sai lầm ngăn cấm bằng những mệnh lệnh hành chính.

Xác định việc giải quyết vấn đề Tin lành xâm nhập vùng đồng bào Hmông phải là một trong những vấn đề cấp bách, không chỉ là giải quyết vấn đề tôn giáo mà đó còn là thực hiện chính sách dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng cao, chống lại mọi âm mưu chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.

2. Nên thành lập một bộ phận chuyên trách giải quyết vấn đề tôn giáo, (có thể là Ban tôn giáo, có thể là tổ công tác tôn giáo). Bộ phận chuyên trách trên sẽ có nhiệm vụ: nắm bắt tình hình, đề xuất tham mưu với Tỉnh, xây dựng kế hoạch, phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về công tác tôn giáo. Hiện nay mới có một bộ phân nhỏ được giao trách nhiệm theo dõi công tác tôn giáo nằm ở trong Ban dân vận tỉnh, các ban ngành liên quan và cấp huyện chỉ có cán bộ theo dõi. Nhiệm vụ chủ yếu của họ cũng mới chỉ là theo dõi, tổng hợp tình hình phát triển tôn giáo trên địa bàn, đề xuất một số giải pháp... Song nhiệm vụ cơ bản là phải tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp toàn diện giải quyết vấn đề tôn giáo, thì bộ phận này không đủ thẩm quyền. Thực tiễn vấn đề Tin lành hiện nay cho thấy: sự hình thành bộ phận chuyên trách nói trên là hết sức cần thiết, cấp bách và do chính đời sống thực tiễn vùng cao đặt ra.

3. Tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng, bám sát dân, giúp dân chuyển hướng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; Tuyên truyền chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo;Vạch rõ những âm mưu thủ đoạn lừa bịp, lợi dụng tôn giáo của các đối tượng truyền đạo. Vì thế, ngoài việc duy trì các đoàn vận động xây dựng nếp sống văn hoá mới kết hợp vận động người theo đạo bỏ đạo như đã làm trong năm 1999-2000, nên cử cán bộ là người dân tộc có kinh nghiệm vận động quần chúng, được tập huấn về công tác tôn giáo, đầu tư, đãi ngộ cho họ thoả đáng và đưa họ xuống địa bàn các xã, bản có Tin lành Vàng chứ xâm nhập, cùng ăn, cùng ở với dân từ 1 đến 3 năm để nắm tình hình, tuyên truyền, hướng dẫn giúp đỡ dân, xử lý các hoạt động truyền đạo trái phép. Nếu không làm như vậy và chỉ làm theo từng đợt thì khi chúng ta rút về đâu lại hoàn đó. Trong khi đó các phần tử truyền đạo lại là người của bản, ăn ở cùng dân, được các nhà thờ, tổ chức Tin lành cung cấp cho một ít tiền, phương tiện đã rất tích cực trong việc lôi kéo quần chúng theo đạo.

4- Thực tế cho thấy vai trò truyền đạo Tin lành vào người Hmông của đài phát thanh nước ngoài là rất lớn, nhất là đài FEBC. Bởi vậy, Trung ương cần đầu tư xây dựng một đài phát sóng ở khu vực miền núi phía Bắc đủ mạnh, có khả năng phủ sóng tới mọi địa bàn vùng cao và bằng tiếng các dân tộc đủ sức hấp dẫn đồng bào các dân tộc.

5- Trong những năm tới Tỉnh cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở tỉnh, huyện, đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã vùng cao, vùng dân tộc Hmông; Mở hội nghị toạ đàm về công tác quản lý các hoạt động tôn giáo để trao đổi kinh nghiệm trong các khâu giải quyết, xử lý các tình huống hoạt động tôn giáo trái pháp luật mỗi khi xẩy ra. Cần chủ động mở các lớp tập huấn đặc biệt cho các đối tượng tích cực truyền đạo và những người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ để ngăn ngừa sự mua chuộc lôi kéo họ vào những hoạt động xấu.

Đồng thời Nhà nước nên nghiên cứu để ban hành chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ cơ sở vùng núi cao biên giới, chế độ khuyến khích động viên khen thưởng với đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong thôn bản, dòng họ.

6- Sơn la hiện nay vẫn là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, Trung ương cần đầu tư hơn nữa cho các chương trình, dự án của Tỉnh nhất là đối với vùng cao biên giới. Cần phải có sự hỗ trợ về vật chất để giải quyết vấn đề đạo Tin lành Vàng chứ ở vùng đồng bào Hmông nói chung và người Hmông Sơn la nói riêng. Sớm triển khai dự án thuỷ điện Sơn la, sẽ là động lực kích thích nền kinh tế - xã hội Sơn la phát triển góp phần nhanh chóng tạo ra những điều kiện vật chất làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề Tin lành.

Kết luận

Quá trình xâm nhập và phát triển của Tin lành vào một số vùng đồng bào Hmông Sơn la trong những năm qua, diễn ra hết sức phức tạp. Ngay từ đầu Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, các cấp, các ngành liên quan đã có sự chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc giải quyết vấn đề Tin lành Vàng chứ ở người Hmông. Khắc phục tác động ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động truyền đạo trái pháp luật tới các mặt đời sống xã hội, hạn chế tốc độ phát triển và sự lây lan của đạo này trong cộng đồng dân tộc Hmông, ngăn ngừa sự ảnh hưởng sang các dân tộc khác đang là những hoạt động có sự nỗ lực lớn của cả Tỉnh Sơn la.

Tuy số lượng người Hmông Sơn la theo đạo không nhiều, nhìn vào biểu đồ phát triển dù có lúc lên, lúc xuống, nhưng có một thực tế là người Hmông theo đạo vẫn có xu hướng tăng qua các thời kỳ. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trước hết các thế lực thù địch đã và đang tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng Việt nam. Trong đó địa bàn tỉnh Sơn la là một trong những tỉnh miền núi có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, có đường biên giới với nước bạn Lào nơi mà các hoạt động truyền đạo Tin lành Vàng chứ, chống phá cách mạng Lào cũng đang được các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh, cùng với sự chỉ đạo, giúp đỡ tích cực từ các trung tâm Tin lành trong và ngoài nước. Hơn nữa điều kiện tự nhiên vùng núi cao Sơn la hết sức khó khăn, đời sống vùng đồng bào Hmông còn thấp kém, cùng với sự yếu kém của đội ngũ cán bộ cơ sở và cả từ giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo ở đồng bào Hmông mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua chưa thực sự có hiệu quả là những nguyên nhân góp phần làm cho vấn đề Tin lành ở vùng đồng bào Hmông Sơn la trở nên phức tạp và kéo dài.

Để giải quyết vấn đề Tin lành Vàng chứ ở vùng đồng bào Hmông Sơn la trong những năm tới, quan trọng nhất vẫn là công tác vận động quần chúng. Vận động không phải chỉ bằng lời nói mà thể hiện ở việc làm cụ thể đem lại hiệu quả thiết thực, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng núi cao, vùng đồng bào Hmông sinh sống. Sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều cấp, nhiều ngành

tạo nên sự chuyển biến thực sự, đặt dưới sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ và Chính quyền địa phương, gắn giải quyết vấn đề tôn giáo với thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng./.

Tài liệu tham khảo

1. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt nam (ngày 15/6/1998), Thông báo số 145 TB/TW Thông báo kết luận của Bộ chính trị về tăng cường công

2. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (ngày 7/10/1999), Thông

báo số 255 TB/TW Thông báo kết luận của Bộ chính trị về chủ trương đối

với đạo Tin lành trong tình hình mới. (tối mật)

3. Ban chỉ đạo 184 (Ngày 3/5/1999), Kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, ổn định

xã hội xây dựng cơ sở chính trị vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang

có đạo Tin lành. (tối mật)

4. Ban chỉ đạo 184 (Ngày 3/5/1999), Kế hoạch triển khai chủ trương đối với đạo Tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lành ở một số tỉnh, thành phố. (tối mật)

5. Ban chỉ đạo tổng kết nghị quyết 24TW (Ngày 30/2/1998), Báo cáo số 01, Tổng

kết việc thực hiện nghị quyết 24NQ/TW của Bộ chính trị (Khoá VI) về

Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Phương hướng công tác tôn giáo thời kỳ mới. (mật)

6. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Tỉnh Sơn la (ngày 10/9/1999), Số

85/BCĐ Một số chỉ tiêu chủ yếu từ cuộc TĐT dân số và nhà ở 1/4/1999, Lưu hành nội bộ.

7. Ban chỉ huy, Bộ đội biên phòng Sơn La (ngày14/10/1999), Báo cáo số 657/BC

Tình hình học và truyền đạo trái phép ở địa bàn biên phòng tỉnh Sơn La.

8. Ban dân vận dân tộc tỉnh Sơn La (ngày 2/8/1999), Báo cáo số 19 BC/DVDT Kết

quả bước đầu triển khai thực hiện kế hoạch 24KH/TU của Ban thường vụ tỉnh uỷ về công tác tôn giáo trong tình mới. (Mật)

9. Ban dân vận dân tộc tỉnh Sơn La (ngày 29/11/1999), Báo cáo số 53/DVDT Tình

hình tôn giáo và đạo trái phép ở địa bàn tỉnh Sơn La. (Mật).

10. Ban dân vân dân tộc tỉnh Sơn La (ngày 24/4/2000), Báo cáo số 12 BC/DVDT

Tình hình công tác dân tộc, tôn giáo ở địa bàn tỉnh Sơn La quý I năm 2000. (Mật).

11. Ban tôn giáo chính phủ(1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (lưu hành nội bộ), Hà Nội.

12. Ban tôn giáo chính phủ (ngày 7/10/1997), Báo cáo số 26/BTGCP Tổng kết

thực hiện nghị định 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ)

13. Ban tôn giáo chính phủ (1997), Các văn bản của Nhà nước về hoạt động tôn giáo (lưu hành nội bộ), Hà Nội.

14. Bộ Chính trị (ngày 16/10/1990), Nghị quyết số 24 NQ/BTC về tăng cường

công tác tôn giáo trong tình hình mới. (tối mật)

15. Bộ Chính trị (ngày 2/7/1998), chỉ thị số 37 CT/BTC, Về công tác tôn giáo trong

tình mới. (tối mật)

16. Win Cadman (1954), Thánh kinh từ điển, Nhà in Tin lành, Đà Lạt.

17. Chính phủ nước cộng hoà XHCN Việt Nam (ngày 19/4/1999), Nghị định số 26

CP/NĐ Về các hoạt động tôn giáo.

18. Phan thành Công (1995), Â m mưu thủ đoạn của chủ nghĩa chống cộng và

các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiên nay, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà nội.

19. Cục chính trị, Quân khu II (ngày 25/10/1999), Báo cáo số 171/BC Tình hình tôn giáo, Dân tộc trên địa bàn quân khu II.

20. Cục thống kê Sơn La (1999), Báo cáo kết quả điều tra đời sống dân cư các năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1996, 1997, 1998, 1999.

21. Cục thống kê Sơn La (ngày 16/6/2000), Báo cáo số 221/CTK Về tình hình

thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La 5 năm 1996 - 2000.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội VIII, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

23. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết hội nghị lần thứ V (KhoáVIII), Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Quang Điền, Bế Trường Thành(2000), "Vấn đề dân tộc trong chiến lược quốc phòng, an ninh", Nghệ thuật quân sự, (3), tr21- 31.

25. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội.

26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập (4), Nxb CTQG, Hà Nội.

28. Cầm Hùng (chủ biên)(2000), Chống các thế lực thù địch lợi dụng tín

ngưỡng, mê tín, tôn giáo đối với các dân tộc Hmông và thái thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình" ở Sơn La, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Sơn la.

29. Nguyễn Xuân Hùng(1994), Đạo Tin Lành tại Việt Nam, Đề tài khoa học

cấp bộ, Viện nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội.

30. Nguyễn Xuân Hùng (2000), "Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin lành đối với văn hoá truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam",

Nghiên cứu tôn giáo, (2), tr 45-53.

31. Nguyễn Hiền Lê, Thiên Giang (1998), Lịch sử thế giới, Nxb Văn hoá thông tin, Hà nội.

32. VI.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 12,Nxb Tiến bộ, Maskơva.

33. VI.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 17, Nxb Tiến bộ, M.

34. VI.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 37, Nxb Tiến bộ , M.

35. C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội .

36. C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 18, NxbCTQG, Hà Nội.

37. Sùng Thị Mai(1995), Vài nét về người Hmông và văn hoá Hmông Sơn La,

Luận văn cử nhân văn hoá, Đại học văn hoá, Hà Nội.

38. J.D.Olsen (1957), Sử ký hội thánh, Hội thánh Tin Lành Miền Nam, SG.

39. Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên)(2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân

chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội.

40. Trần Hữu Sơn(1996), Văn hoá Hmông, Nxb VHDT, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41. Nguyễn Đức Sự (chủ biên)(1999), C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề tôn giáo,

Nxb KHXH, Hà Nội.

42. Thào Xuân Sùng (1997), Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực hiện

chính sách dân tộc của Đảng, Nxb CTQG, Hà nội.

43. Thào Xuân Sùng (2000), "Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở miền núi nước ta hiện nay, Nghệ thuât quân sự, số (3)/2000, tr38- 44.

44. Trần Ngọc Thêm(1996), Tìm về bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, Nxb Thành

45. Tỉnh uỷ Sơn La (ngày 13/6/1993), Chỉ thị số 07/CT-TU Chỉ thị của Ban

thường vụ tỉnh uỷ về công tác tôn giáo.(mật).

46. Tỉnh uỷ Sơn La(1997), Báo cáo đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ mới của Đảng bộ, Sơn La.

47. Tỉnh uỷ Sơn La(2000), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh

tại đại hội XI-Tỉnh đảng bộ Sơn La.

48. Trung tâm khoa học về tín ngưỡng tôn giáo (1999), Sự phát triển của đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở môt số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.

49. Uỷ ban dân tộc và miền núi(1997), Báo cáo đề án các giải pháp chính sách đối với vùng dân tộc Hmông từ nay đến năm 2005, Hà nội.

50. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (1996), Báo cáo tổng kết và đánh giá 10 năm sự nghiêp đổi mới giáo dục và đào tạo 1986-1996.

51. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (ngày 1/10/1998), Quyết định 1817/QĐ-UB Về việc

ban hành quy định thực hiện nếp sống văn hoá tỉnh Sơn La.

52. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (ngày 2/10/2000), Báo cáo số 65/BC-UB Tình hình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 80 - 91)