2.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vai trò xã hội của tôn giáo.
Nghiên cứu về sự phát sinh, tồn tại, biến đổi của tôn giáo và sự tác động của tôn giáo với đời sống xã hội, chủ nghĩa Mác-Lê nin khẳng định rằng:
- Tôn giáo là sản phẩm được sáng tạo bởi con người và xã hội trong những điều kiện lịch sử đặc biệt "Nhà nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo" [36, tr. 11-12].
Sự thấp kém về kinh tế và nhận thức là cơ sở cho sự hình thành và củng cố tâm trạng lo âu, sợ hãi khi con người đối diện với thế lực tự phát của tự nhiên và càng được củng cố khi xã hội xuất hiện ách áp bức con người "sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ vào những phép màu" [32, tr. 169]. - Tôn giáo vừa là hiện tượng xã hội nhưng đồng thời tôn giáo vừa là nhu cầu của con người Ph.Ăngghen trong cuốn sách Brunô Bauer và Ki tô giáo nguyên thuỷ đã khái quát "Những tôn giáo được tạo nên bởi những người cùng cảm nhận thấy một nhu cầu tôn giáo và điều đó có ý nghĩa là nhu cầu quần chúng" [35, tr. 388], nhu cầu này được biểu hiện ở chỗ nó an ủi nỗi đau, đem lại niềm hi vọng cho con người vào thế giới bên kia. Các Mác gọi tôn giáo là “hạnh phúc ảo tưởng” của nhân dân; tôn giáo là “vòng hào quang thần thánh” trong cái biển khổ của nhân dân, là những “bông hoa tưởng tượng” phủ lên xiềng xích thực tế của họ "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".
Sự tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội còn biểu hiện ở sự phản kháng tình trạng khốn cùng của đời sống xã hội hiện thực. Trước hết biểu hiện ở thái độ bất mãn, không chấp nhận của đông đảo những người bình dân và bị áp bức đối với cuộc sống hiện thực đầy đau khổ mà họ không thể chịu đựng được và họ mong muốn được giải phóng khỏi xiềng xích của cuộc sống hiện thực ấy. C.Mác "Sự khốn cùng của tôn giáo vừa là sự biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng của hiện thực ấy" [36, tr. 570). Đặc biệt trong "chiến tranh nông dân ở Đức Ph.Ăng ghen đã phát hiện ra một khả năng đặc biệt của tôn giáo - khả năng chuyển tải những tư tưởng tiến bộ .
Như vậy, nếu ta gác lại sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực chính trị sang một bên, thì một mặt tôn giáo phản ảnh khát vọng của con người, sự trăn trở của họ về một xã hội tốt đẹp hơn, nhưng mặt khác là sự kìm hãm quá trình hiện thực hoá khát vọng đó, bởi chính tôn giáo có đặc trưng bản chất là phản ánh hiện thực một cách hoang đường, hư ảo. Một mặt tôn giáo làm tăng sự liên kết xã hội, nhưng mặt khác cũng là nguy cơ của sự rạn nứt do sự sùng tín, hay tính cục bộ cố hữu của nó. Một mặt nó hướng con người theo những giá trị cao cả, nhưng mặt khác lại làm tăng tính thụ động của họ trong những giáo điều có sẵn bất di, bất dịch. Một mặt nó gợi lên những suy tư, tìm tòi, nhưng
mặt khác lại ngăn cản sự phát triển của khoa học . Một mặt nó góp phần tạo dựng, tham gia sáng tạo các giá trị văn hoá dân tộc, nhưng mặt khác lại kìm hãm sự sáng tạo hiện thực của con người... Đó chính là những cơ sở cho chúng ta tìm hiểu, phân tích ảnh