Những ảnh hưởng chủ yếu của Tin làn hở một số vùng đồng bào Hmông Sơn la

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 49 - 55)

2.3.2. Những ảnh hưởng chủ yếu của Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông Sơn la . đồng bào Hmông Sơn la .

Sự xâm nhập và phát triển bất thường của Tin lành trong đồng bào Hmông Sơn la trong những năm qua đã gây nên những biến đổi hết sức phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống cộng đồng người Hmông Sơn la. Những ảnh hưởng đó rất đa dạng, đan xen lẫn lộn cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực.

Trước tiên, nói đến những ảnh hưởng tích cực của việc truyền đạo Tin lành vào

người Hmông, chúng ta cần có một cách nhìn thật khách quan. Công bằng mà xét, nếu như đạo Tin lành xâm nhập vào người Hmông chỉ toàn là những yếu tố phản văn hoá, phi đạo đức, thì có lẽ nó đã không thể nào được người Hmông chấp nhận. Có thể nói nó đã góp phần làm thay đổi nếp sống của đồng bào theo đạo, giảm bớt những mê tín, hủ tục trong tín ngưỡng truyền thống với những nghi lễ rườm rà, tốn kém. Người ốm đã biết dùng thuốc, đi bệnh viện, khi trong nhà có người chết đã nhanh chóng chôn cất trong vòng 24 giờ không để lâu gây ô nhiễm như trước kia và không phải giết mổ trâu, bò làm ma nên chi tiêu trở nên tiết kiệm, đỡ lãng phí hơn. Các nghi lễ sinh hoạt tôn giáo có tính chất cộng đồng, hấp dẫn với quần chúng, đặc biệt là lớp trẻ. Đó là điều mà trong phong trào ''xây dựng nếp sống văn hoá mới "chúng ta đã tiến hành từ lâu, mất nhiều công sức mà hiệu quả đạt được thật khiêm tốn .

Những điều răn của kinh thánh trong giáo lý Tin lành luôn dạy tín đồ làm điều thiện thiện, tránh điều ác cũng góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Họ ngoan ngoãn làm theo những điều răn dạy trong giáo lý mà Chúa và Giáo hội đã qui định. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng phải thương yêu nhau, không được ngoại tình, không được nói dối, không được nghiện hút, trộm cắp.v.v... Từ việc tạo nên sự thiêng liêng huyền bí xung quanh vấn đề niềm tin, tín ngưỡng, tạo cho con người cảm giác về sự tồn tại của Chúa nhằm làm cho họ không dám làm trái với những điều do Chúa đặt ra, lo sợ bị Chúa trừng phạt. Vì vậy mặc dù có nhiều tiêu cực nhưng đạo đức tôn giáo cũng góp

phần hạn chế những tiêu cực của xã hội như nạn trộm cắp, ngoại tình, ngược đãi vợ chồng.v.v.

Ngoài ra còn có điểm đáng lưu tâm là những người theo đạo rất chú trọng và khuyến khích con cái đi học chữ. Công tác vận động giáo dục này chúng ta vẫn làm thường xuyên, đầu tư khá lớn cả về kinh phí và đội ngũ cho vùng cao, nhưng kết quả đạt được còn thấp, số người mù chữ còn nhiều, trẻ em không đến trường học còn lớn. ở một số nơi có đạo xâm nhập bà con lại hăng hái đi học chữ, dù rằng chủ yếu là học tiếng Hmông La tinh với mục đích để đọc được kinh thánh .

Như vậy có thể nói sự tồn tại của đạo Tin lành đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với đạo đức, văn hoá của một bộ phận người Hmông, góp phần làm thay đổi hành vi đạo đức cá nhân, làm thay đổi kinh tế gia đình, phần nào đó xoá bỏ được tệ nạn nghiện hút, tảo hôn, nhiều vợ...

Tuy Tin lành vào người Hmông có góp phần loại bỏ thứ mê tín hủ tục trong truyền thống của người Hmông, nhưng nó lại đưa người Hmông đến một thứ mê tín khác có phần trầm trọng hơn bởi những lời hù doạ "ngày tận thế "; bởi những chuyện hoang đường mà người Hmông phải thực hiện để đón Vàng Chứ; bởi những thiệt hại mà nó gây ra không chỉ về vật chất mà nghiêm trọng hơn là huỷ hoại nền văn hoá truyền thống, gây chia rẽ phân hoá trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền.

- Trước tiên Tin lành xâm nhập vào người Hmông đã ảnh hưởng xấu đến nhận thức và niềm tin của người Hmông. Xuất phát từ đời sống kinh tế khó khăn, lại bị mê hoặc bởi những lời tuyên truyền về sự "cứu thế" của Vàng chứ và những luận điệu phủ nhận thành quả mà Đảng và Nhà nước đã nỗ lực suốt mấy chục năm qua, nhận thức và niềm tin vào Đảng và Nhà nước ở một số người Hmông theo đạo ít nhiều đã bị lung lạc. Bằng những thủ đoạn tuyên truyền rằng theo Đảng, theo cách mạng vẫn nghèo, theo Chúa mới thoát khỏi nghèo khó và gắn những điều tốt đẹp với Chúa... các thế lực truyền đạo Tin lành đã góp phần làm sói mòn niềm tin vào Đảng, cách mạng. Nguy hại hơn một bộ phận cán bộ, đảng viên, trưởng bản, cũng bị mê hoặc tin vào các thế lực siêu nhiên, thần bí. Từ những lý do trên mà ở một số nơi có đông người theo đạo, vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp uỷ đảng, chính quyền bị hạn chế, uy tín của trưởng bản, trưởng dòng họ bị hạ thấp... Tình hình đó đã gây khó khăn, cản trở việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tại cơ sở.

- ở những nơi Tin lành xâm nhập, tuy có một số tiến bộ như người dân bỏ được một số hủ tục gây tốn kém, nhưng ở khía cạnh khác nó lại ảnh hưởng tiêu cực lớn tới

sản xuất và đời sống của h. Một bộ phận đáng kể người Hmông đã nghe theo lời tuyên

truyền chuẩn bị đón Vua Vàng chứ, họ nghỉ sản xuất, giết mổ gia súc, tổ chức lễ cúng đón vua (đã xẩy ra ở một số bản của huyện Sông mã, Mường la, Mai sơn) . Hơn nữa, ở một số nơi đã lập "quỹ đạo" đồng bào phải nộp tiền, nếu không có tiền phải nộp thóc, lúa, gà, lợn (mỗi hộ 20 nghìn đồng) để chi phí cho hoạt động của những người cầm đầu, mua phương tiện phục vụ việc học và truyền đạo. Năm 1996 các hộ theo đạo ở xã chiềng công (Mường la) nộp 20.000đ để làm lễ nhúng nước, năm 1997 tại xã Chiềng ân (Mường la) nộp 10.000đ để làm lễ nô en... Theo Tin lành, người dân phải tụ tập cầu nguyện, nghe đọc kinh thánh, tập hát thánh ca ít nhất là vào 2 ngày trong tuần (thứ năm và chủ nhật) do đó thời vụ bị bỏ bễ, sản xuất bị đình đốn. Cuộc sống của bộ phận đồng bào theo đạo vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn .

Nguy hại hơn, vì có người theo đạo mà mâu thuẫn trong gia đình, làng bản nẩy sinh dẫn đến việc tách hộ, tách bản di cư tới những vùng khác nhau. Những lời tuyên truyền"Muốn có vua Hmông, có tổ quốc riêng thì bà con phải đi về phía tây nơi mặt trời lặn” đã tạo nên những đợi di cư ra vùng giáp biên, sang tỉnh bạn, sang Lào... (xem phụ lục 5) chính vì thế cuộc sống của đồng bào không ổn định. Điều đó ảnh hưởng xấu tới chủ trương định canh, định cư của Đảng và Chính phủ , tới việc tổ chức lại sản xuất, đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở... Từ năm 1987 đến 1998 số di cư hàng năm của người Hmông Sơn la là: 1542 lượt hộ = 14.770 khẩu [28, tr. 72].

- Tác động tiêu cực của Tin lành còn ảnh hưởng to lớn đến phong tục, tập quán

và sinh hoạt văn hoácủa đồng bào Hmông Sơn la.

Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm tâm lý, phong tục, tập quán độc đáo riêng của mình. ở người Hmông Sơn la tín ngưỡng thờ"ma", thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống, mang bản sắc văn hoá của họ, dù rằng có những nghi lễ không còn phù hợp với đời sống hiện đại, cần phải điều chỉnh. Nhưng đó là biểu hiện của bản sắc, tính cộng đồng, tình yêu thương con người, lòng biết ơn cha mẹ, kính trọng người già. Đặc biệt, đồng bào Hmông là cộng đồng có bản lĩnh và ý chí vượt lên mọi điều kiện hoàn cảnh để tồn tại và khẳng định mình; họ cần cù, chịu khó, kiên trì, bền bỉ, dễ tin và khi đã tin thường tìm mọi cách để theo đuổi mục đích đã định. Truyền thống văn hoá của

người Hmông Sơn la rất đa dạng và độc đáo, biểu hiện trong những câu chuyện cổ, tục ngữ, dân ca, âm nhạc và múa...Tiếng hát là những lời ca thắm tình quê hương sông núi, tình yêu làng bản, con người, đồng thời nó cũng là những lời ca thiết tha, những cảm nhận trong sáng của tâm hồn một dân tộc vốn giàu đức tin và ý chí quật cường. Hầu hết nam nữ thanh niên đều biết hát và biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc như sáo, khèn, đàn môi... Khi đến bản làng người Hmông ta thường nghe thấy tiếng khèn, tiếng sáo và tiếng cười trong trẻo của các cô gái Hmông. Đó là hương vị, nhịp sống của đồng bào Hmông ở nơi những vùng rừng núi xa xôi, nhưng đầy thơ mộng.

Dù rằng Tin lành xâm nhập ở một bộ phận cộng đồng người Hmông Sơn la có góp phần loại trừ bớt những hủ tục rườm rà, những tập tục lạc hậu. Nhưng mặt khác nó cũng xoá bỏ cả những tập quán văn hoá và những giá trị văn hoá của người Hmông. Chẳng hạn theo Tin lành sẽ không được ca hát, thổi sáo, thổi khèn; Không được khóc khi có người chết, không được phép thăm viếng, chào hỏi người ngoại đạo. Đặc biệt, tục thờ cúng tổ tiên một tín ngưỡng mang đậm nét truyền thống cũng bị bãi bỏ, làm phai nhạt tình nghĩa ruột rà, dòng họ. Người theo đạo và người không theo đạo bị phân hoá, trai gái đôi bên không được lấy nhau, thậm chí có cả những hành vi phản văn hoá như tổ chức tắm tiên rửa tội cho phụ nữ chưa chồng trước khi nhập đạo (Chiềng công - Mường la). Mối quan hệ huyết thống - vốn là sợi dây cố kết cộng đồng, được thay thế bằng sự tôn sùng Chúa trời. Trên thực tế già làng, trưởng bản bị hạ thấp, người theo đạo chỉ tin và nghe theo các "trưởng đạo ", làm theo những lời răn của Chúa, chê bai truyền thống văn hoá của dân tộc và không có ý thức bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc mình. Tóm lại sự xâm nhập của Tin lành vào người Hmông Sơn la đã tạo nên một sự xáo trộn văn hoá mạnh mẽ tại những nơi mà đạo xâm nhập, làm biến dạng các giá trị văn hoá truyền thống, tôn thờ những giá trị ngoại lai mà hậu quả là phá vỡ sự cố kết cộng đồng, gây xáo trộn trong gia đình, làng bản, cũng như những chuẩn mực đạo đức truyền thống. - Sự xâm nhập và phát triển của Tin lành còn có tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư.

Việc một bộ phận nhân dân theo Tin lành bị xói mòn niềm tin vào Đảng và Nhà nước, đã tiềm ẩn nguy cơ về chính trị. Trên thực tế có những hành vi không tuân thủ các quy định của chính quyền cơ sở, vi phạm pháp luật. Có những phần tử xúi dục quần chúng chống đối, đưa ra các yêu sách không chính đáng hoặc ngấm ngầm thành lập

những tổ chức bất hợp pháp làm đối trọng, gây mâu thuẫn với chính quyền, tạo nên "điểm nóng". Nguy hiểm hơn các tổ chức, hội đoàn phản động lợi dụng tình hình phức tạp kích động tiếp tay cho kẻ xấu xây dựng lực lượng chuẩn bị cho bạo loạn lật đổ. Như vụ Vàng Chen con trai Vàng Pao xâm nhập vào Sông mã - Sơn la(1990) âm mưu móc nối với các phần tử chống đối trong nước để thực hiện bạo loạn; vụ ở Pa khinh - Quỳnh nhai tụ tập công khai chống phá chính quyền lấy tên là "Đảng Pôn pốt"(1993); Nhóm "Đảng cộng sản phong chính Pà toóc "do Cà văn Liêng và 6 tên cầm đầu dẫn tới vụ thảm sát tập thể làm 54 người chết 4 người bị thương(1995). Nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, những phần tử phản động tìm cách tuyên truyền cho sự kỳ thị, chia rẽ giữa người theo đạo và người không theo đạo, chia rẽ ngay trong nội bộ dân tộc Hmông. Trong từng dòng họ, từng gia đình đã xuất hiến sự bất hoà ,mâu thuẫn, gặp nhau không chào hỏi, ốm đau hoặc thậm chí có người chết, ăn tết, ăn cưới cũng không đến hỏi thăm nhau... Các mâu thuẫn ấy đã dẫn tới hệ quả đòi tách xã, tách bản, tách hộ gây tranh chấp đất đai. Có 3 xã đòi tách, 2 xã ở 2 huyện trong Tỉnh có mâu thuẫn trong nội bộ đảng về dòng họ, 9 xã trong 5 huyện có tranh chấp đất đai. Một điều đáng lưu ý là các sự việc trên đều nằm trong vùng có truyền đạo [28, tr. 72]. Từ việc truyền đạo, xưng vua kích động chia rẽ dân tộc đã tạo ra làn sóng di cư tràn lan của đồng bào Hmông trong địa bàn, làm cho việc quản lý hộ khẩu gặp khó khăn, xáo trộn quy hoạch dân cư, gây nên nạn phá rừng huỷ hoại môi trường sinh thái một cách trầm trọng, các tệ nạn xã hội (đặc biệt là nghiện hút, buôn bán ma tuý) có xu hướng phát triển. Đây chính là những nhân tố gây mất ổn định về an ninh trật tự xã hội trên địa bàn Sơn La.

Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành vào người Hmông Sơn la, chúng tôi có thể khái quát lại ở một số điểm:

Thứ nhất: Về thực chất việc truyền đạo Tin lành vào người Hmông Sơn la là nằm trong âm mưu "DBHB" của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc nhằm chống phá cách mạng Việt nam.

Thứ hai: Tin lành xâm nhập được vào cộng đồng người Hmông một cách nhanh chóng và có tính bột phát là do sự tác động qua lại của nhiều nguyên nhân trong đó đáng chú ý nhất là do những khó khăn nhiều mặt về kinh tế-xã hội, những bất cập yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, đặc biệt các nhà truyền giáo

Tin lành đã lợi dụng được các đặc điểm tâm lý, văn hoá của người Hmông để truyền đạo.

Thứ ba: Hoạt động truyền đạo Tin lành vào người Hmông Sơn La là những hoạt động trái phép, vi phạm pháp luật Nhà nước ta. Tin lành xâm nhập vào người Hmômg Sơn la không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, mà chủ yếu là do hù doạ, o ép, "đánh trống ghi tên "theo phong trào, người theo đạo phần lớn không hiểu biết về giáo lý, lễ nghi.

Thứ tư: Quá trình xâm nhập và phát triển Tin lành vào người Hmông Sơn La cho thấy: bên cạnh việc góp phần xoá bỏ một phần những hủ tục lạc hậu, Tin lành xâm nhập đã để lại nhiều tiêu cực cho con người và xã hội; Làm giảm niềm tin của một bộ phận nhân dân vào Đảng và Nhà nước, làm cho đời sống kinh tế của đồng bào khó khăn hơn và nguy hại hơn là nó làm mất đi những giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Hmông; làm giảm hiệu lực của bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở và làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn diễn biến phức tạp, tạo các điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta.

Chương 3

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết tốt vấn đề tin lành ở vùng đồng bào Hmông Sơn la .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)