Đạo Tin lành xâm nhập và phát triển vào vùng đồng bào Hmông Sơn la.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 26 - 32)

của các cơ quan chức năng chỉ riêng 3 tỉnh Tây nguyên: Lâm đồng , Đắc lắc, Gia lai số tín đồ dân tộc hiện nay đã là 200.000 người) [12, tr. 7].

ở miền Bắc, HTTLMB đang có sự chuyển biến theo hướng phục hồi và phát triển bằng việc nối lại được các mối quan hệ với các tổ chức Tin lành thế giới, trong 10 năm (1981-1991) HTTL miền Bắc đã nhận được hơn 700.000USD để sửa sang, xây mới trụ sở và các nơi thờ tự, mở lớp đào tạo giáo sĩ, cùng với một khối lượng khá lớn kinh sách [48, tr. 47]. Đến đầu những năm 90 HTTLMB đã có sự phục hồi và phát triển.

Tuy nhiên trong nội bộ HTTLMB cũng nẩy sinh một số vấn đề khá phức tạp, mâu thuẫn trong nội bộ chức sắc, một số có khuynh hướng cơ hội, vọng ngoại phủ nhận đường hướng tiến bộ của Hội thánh, muốn thoát khỏi sự hướng dẫn của Nhà nước. Hoạt động truyền giáo được đẩy mạnh và đó chính là phương cách để tồn tại, khẳng định và cũng là yếu tố để Hội có thể tiếp tục nhận được sự trợ giúp từ các tổ chức Tin Lành quốc tế. Nhưng có điều đặc biệt đáng chú ý là gần đây rộ lên việc truyền giáo lên vùng dân tộc ít người, các tỉnh miền núi phía Bắc nhất là trong cộng đồng dân tộc Hmông. Người Hmông trước đây chưa hề tin theo Tin lành, gần đây qua đài phát thanh từ Manila (đài FEBC), cùng với các nguyên nhân khác từ đời sống, đã có một bộ phận không nhỏ tin theo. Mặc dù không có sự hiện diện của mục sư, truyền đạo, nhưng thông qua các phần tử tích cực, HTTL miền Bắc đã có vai trò nhất định trong việc truyền Tin lành vào dân tộc Hmông; thậm chí có những hoạt động vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật của Nhà nước làm cho tình hình vùng dân tộc miền núi, biên giới trở nên phức tạp.

Ngoài ra trong những năm gần đây, chúng ta còn thấy sự hiện diện trở lại của một số hệ phái Tin lành khác hầu như đã không tồn tại từ sau năm 1975 như: Cơ đốc phục lâm, Ngũ tuần, Chứng nhận Giê-hô-va .v.v. Cho đến nay số lượng tín đồ Tin lành trong cả nước đã lên hơn 400.000. người [11, tr. 140]

1.2.2. Đạo Tin lành xâm nhập và phát triển vào vùng đồng bào Hmông Sơn la. la.

Sơn La là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc mà từ những năm 1980 Tin Lành xâm nhập và phát triển nhanh. Quá trình xâm nhập và phát triển của Tin lành vào người Hmông ở Sơn la có thể chia làm ba giai đoạn chính sau đây .

1.2.2.1. Giai đoạn thứ nhất từ 1986 - 1987

- Trước đó từ năm 1978 đã có một số hộ người Hmông theo Công giáo ở Trạm tấu (Yên bái) di cư đến xã Kim bon (Phù yên) và Tà hộc (Mai sơn) để làm ăn sinh sống. Họ cư trú xen kẽ với nhiều hộ đồng bào Hmông trong vùng với những sinh hoạt Tôn giáo hàng ngày gây nên sự chú ý của nhiều người nhưng chỉ dừng lại ở mức độ là hiện tượng lạ và chưa có biểu hiện truyền đạo.

Cuối năm 1985 có hai người Hmông từ Yên bái sang xã Chiềng cang (huyện Sông mã) buôn bán, khi tiếp xúc với dân họ tuyên truyền "người Hmông ở Yên bái không "cúng ma" khi ốm đau mà chỉ cúng “Chúa trời", muốn học cách cúng Chúa trời thì đi gặp Sùng Bla Giống ở Trạm tấu (Yên Bái). Cùng thời gian đó đài FEBC ở Manila (Philipin) đã bắt đầu phát chương trình truyền Đạo bằng tiếng Hmông. Tháng tư năm 1986 gia đình Thào Bả Hụ có con ốm chữa mãi không khỏi, sau khi nghe đài và nhớ lại những lời tuyên truyền của những người đi buôn từ Yên bái đến, nên Thào Bả Hụ cùng với hai người Hmông ở đây sang nhà thờ Trạm tấu (Yên bái) gặp Sùng Bla Giống để học cách cúng mới. Giống đã dạy họ hát thánh ca, đọc sách Giê su bằng chữ Mông La tinh, các nghi lễ hành đạo và cung cấp một số tranh ảnh chúa Giê su, thánh giá... Sau 15 ngày trở về Hụ bỏ bàn thờ tổ tiên, treo ảnh Chúa và đọc kinh theo hướng dẫn của nhà thờ (nhưng "cách cúng mới" này cũng không cứu được con của Hụ khỏi chết). Tháng 5/1986 Hụ đã vận động được trưởng bản đồng ý cho truyền đạo cho dân bản và đã có 8/17 hộ trong bản tin theo, cuối năm 1986 lên đến 16/17 hộ trong bản và bắt đầu lan ra các bản Hmông trong toàn xã. Sang năm 1987 Hụ đã lôi kéo được 8 tuyên truyền viên tích cực thuộc hai xã do Hụ cầm đầu truyền đạo và hướng dẫn cho dân nghe đài FEBC để học đạo. Việc truyền đạo ở giai đoạn này nổi lên một số đặc điểm như sau:

- Một bộ phận người HMông Sơn la đã bắt đầu nghe được những lời truyền giảng về đạo Ki tô qua đài phát thanh Manila (PhilípPin) bằng tiếng HMông, nhưng chưa phân biệt được đạo Công giáo hay Tin lành, họ chỉ biết rằng đó là "Cách cúng mới" thực hiện cách cúng này đã giúp họ đỡ khó khăn tốn kém khi phải thực hiện "cúng ma" trong

truyền thống dân tộc. Đây là thời điểm mà đời sống kinh tế của cả nước khó khăn, đặc biệt càng khó khăn hơn với đồng bào vùng cao.

- Do một số cá nhân ban đầu đi học "cách cúng mới" đã tìm đến nhà thờ Công giáo, họ tưởng rằng những nội dung nghe được trên đài từ đây mà ra. Vì thế có thể coi giai đoạn này là giai đoạn Tin Lành phát triển dựa vào Công giáo, nhưng phạm vị còn hẹp, tính chất phức tạp của vấn đề đã bộc lộ, song chưa gay gắt. Người trực tiếp đi truyền đạo đều là những người HMông đã tìm đến học đạo ở các nhà thờ Công giáo, họ được sự khích lệ và hỗ trợ về vật chất của nhà thờ. Việc truyền đạo chủ yếu qua phương thức truyền miệng và thông qua việc lợi dụng những người có uy tín, già làng, trưởng bản.

Như vậy đây là giai đoạn Tin Lành bắt đầu truyền trái phép vào cộng đồng người Hmông Sơn La thông qua việc lợi dụng đặc điểm tâm lý "cúng ma" của dân tộc Hmông. Trong khi ở thời điểm này, trong cộng đồng người Hmông xuất hiện nhu cầu cần phải thay đổi tập quán, tín ngưỡng cũ đang là gánh nặng lên cuộc sống của họ. Đạo Tin lành đã đưa đến "cách cúng mới" mà người Hmông hy vọng có thể thay thế cách cúng cũ.

1.2.2.2. Giai đoạn thứ 2 từ 1988 -1991:

Vào những năm 1988- 1991 sự phát triển tôn giáo trong đồng bào Hmông ngày một gia tăng và có tính chất đột biến. Trong vùng đồng bào Hmông Sơn La lan truyền dư luận "Vua Hmông sắp về, người Hmông có Vua Vàng Chứ- có Vương chủ, Vua về người Hmông sẽ có đất ở riêng...". Việc truyền đạo Vàng chứ ở giai đoạn này nổi lên một số đặc điểm như sau:

- Lợi dụng việc "xưng, đón vua" một đặc điểm trong xã hội truyền thống của người Hmông thường xuất hiện khi cuộc sống của họ có nhiều khó khăn, hẫng hụt trong tâm lý. Cùng với tính chất mê tín được khơi dậy và đẩy lên cao, cùng với việc kích động dân tộc kết hợp với nội dung tôn giáo, trong đồng bào Hmông Sơn La đã lan truyền những thông tin gây xáo động lòng dân. Đồng bào Hmông ở một số vùng truyền bảo nhau rằng: sẽ có mưa to, nước ngập dâng tràn khắp nơi, Vàng Chứ sẽ xuất hiện ai muốn được Vàng Chứ cứu thì phải cúng Vàng Chứ, chuẩn bị đón Vàng Chứ bằng cách nghỉ sản xuất, bỏ bàn thờ tổ tiên, thờ ảnh chúa, thánh giá, tập bay, giết mổ gia súc.... ai không thờ Vàng Chứ sẽ bị hổ ăn thịt, nước cuốn trôi, ai theo Vàng Chứ sẽ có cuộc

sống sung sướng. Họ còn loan tin ngày 18/7/1990 khi trời tối Vàng Chứ sẽ xuất hiện và đến năm 2000 trái đất sẽ nổ tung... ai không theo Vàng Chứ sẽ bị chết hết.

Nội dung tuyên truyền ấy thực sự là hoang đường, mê tín, song do đồng bào Hmông vốn dân trí thấp, ảnh hưởng nặng của đạo giáo phù thuỷ, cùng với nhiều phong tục tập quán lạc hậu nên nhiều người tin rằng Vàng Chứ là chúa Giê su và là chúa của nhân loại...

- Việc tuyên truyền đạo "Vàng Chứ" trong giai đoạn này còn được kịp thời gắn với các hiện tượng thiên tai xẩy ra lúc đó như trận lũ ống xẩy ra ở Thị xã và huyện Mường Lay (Lai châu) (6/1990) trận lũ quét lịch sử xẩy ra tại Thị xã, Mai sơn, Mường la, Sông mã (Sơn la) vào tháng 6/1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Điều đó đã làm tăng lên tính trực quan về sự sợ hãi để hù doạ đồng bào Hmông phải theo "Vàng Chứ" nếu ai không theo Đạo này sẽ bị "nước cuốn trôi, hổ ăn thịt" như mọi người đã từng chứng kiến.

- Vai trò của "Vàng Chứ" được khẳng định và thay thế dần vai trò của tín ngưỡng "thờ ma" một đặc điểm tín ngưỡng tuyền thống quan trọng đối với người HMông, nhưng lại là phong tục có nhiều nghi lễ khá tốn kém so với cuộc sống đang rất khó khăn của họ. Việc theo đạo Vàng Chứ nghi lễ đơn giản hơn, không tốn kém, lại có những quy định phù hợp tâm lý người phụ nữ Hmông, con trai không được lấy vợ hai, không được nghiện thuốc phiện, không được cướp của giết người, trai gái yêu nhau gia đình không gò ép, không được ngoại tình... Chính những điều đó đã làm cho người Hmông loại bỏ tín ngưỡng "thờ ma" của họ để đưa đạo Vàng chứ vào.

- ở Giai đoạn này, việc truyền đạo Vàng Chứ được thực hiện thông qua những luận điệu kích động tâm lý của đài phát thanh FEBC phát từ Manila. Mặt khác nó còn được một số "thừa tác viên" người Hmông trực tiếp rỉ tai tuyên truyền. ở huyện Sông Mã có Thào Bả Hụ, Hờ A Phềnh; huyện Mường La có Hạng A Dua, Vàng A Vả; huyện Quỳnh Nhai có Giàng A Thào, Vàng A Dâu...là những "thừa tác viên"tích cực. Thủ đoạn chủ yếu của họ là tổ chức nghe và ghi âm các trương trình của đài FEBC, sau đó đi tới các bản, các gia đình mở cho nhiều người nghe, kết hợp với tung tin lừa bịp, đe doạ làm cho dân nửa tin nửa ngờ hoặc lo sợ mà phải theo.

Tuy nhiên, những người Hmông theo đạo thông qua đài FEBC đã phát hiện có sự khác nhau giữa đạo Vàng Chứ với đạo Công giáo mà họ đã ngộ nhận và tìm đến từ

trước đó. Vì vậy từ năm 1991 đã có một bộ phận tìm cách liên hệ với Hội thánh Tin lành miền Bắc ở Hà Nội.

Thời kỳ này ở Sơn la cũng đã thấy xuất hiện trong vùng đồng bào Hmông khá nhiều sách kinh thánh, băng casseter ghi thánh ca, và một số ấn phẩm tôn giáo khác được nhập lậu và bí mật phát tán trong cộng đồng bằng nhiều con đường khác nhau. ảnh hưởng và hậu quả của việc truyền đạo trái phép vào người Hmông đã bắt đầu bộc lộ gay gắt trên các phương diện kinh tế, văn hoá, đoàn kết cộng đồng và trật tự an toàn xã hội. Ngay từ đầu các cơ quan chức năng đã chủ động nắm tình hình, đấu tranh với việc "tuyên truyền trái phép đạo vàng chứ" nên phần nào hạn chế mức độ tăng đột biến số người theo đạo. Tính đến cuối năm 1991 có 167 hộ với khoảng gần 2000 Hmông theo đạo ở 12 xã, 5 huyện trong tỉnh [8, tr. 4].

Như vậy ở giai đoạn này đạo Tin lành được truyền vào người Hmông Sơn la dưới cái vỏ "Vàng Chứ" biểu hiện của sự lợi dụng vấn đề "xưng vua" được gắn với tôn giáo, mang nhiều màu sắc mê tín hoang đường, song bề ngoài Tin lành vẫn chưa được nhận dạng một cách chính thức.

1.2.2.3. Giai đoạn thứ 3 từ 1992 đến nay.

Cuối năm 1991, đầu năm 1992 theo chỉ dẫn của đài FEBC, Thào Bả Hụ và Vàng Seo Lau đã xuống Hà Nội vào số 2 ngõ trạm, được mục sư Bùi Hoành Thử đón tiếp và nhận nhiều mẫu đơn xin gia nhập Tổng hội Hội thánh Tin lành miền Bắc, cùng một số tài liệu, băng Casseter tuyên truyền đạo. Đó là thời điểm Hội thánh Tin lành miền Bắc can thiệp vào quá trình người HMông Sơn la đến với "con đường mới". Sau khi trở về họ cùng với những phần tử tích cực khác đã vận động đồng bào trước đây ngộ nhận theo đạo Công giáo chuyển sang theo đạo Tin lành. Họ thấy rằng, đây mới đúng là con đường của Vàng Chứ. Tháng 3/1993, mười phần tử Hmông khác lại về số 2 Ngõ trạm. Tháng 2/1995 một nhóm 7 người do Vàng A Vư "trưởng đạo" ở Mường la cầm đầu đi học đạo ở Hà nội, trong thời gian hơn 1 tháng, được tổ chức cho đi tắm biển, tham quan tận Đà lạt - Lâm đồng và một số nơi khác. Sau đó trở về các huyện Sông mã, Mai sơn, Thuận châu, Mường la... tuyên truyền đạo . Tất cả những phần tử tích cực truyền đạo ở Sơn la đều đã xuống số 2 Ngõ trạm Hà nội để học đạo, thời gian mỗi lần đi từ 10 ngày đến 1 tháng và được Mục sư Âu Quang Vinh, Bùi Hoành Thử giảng dạy trực tiếp. Đặc biệt chúng còn dụ dỗ một số học sinh người Hmông đang học ở các trường thiếu nhi dân

tộc trong Tỉnh định đưa xuống Hà nội để đào tạo trái phép, ta đã nắm được âm mưu và kịp thời can thiệp đưa các cháu trở lại trường học. Theo số liệu của Ban dân vận-dân tộc tỉnh uỷ số người Hmông theo đạo ở một số thời điểm của giai đoạn này như sau:

Năm 1993 - có 279 hộ, 2005 người ở 26 bản, 12 xã, 5 huyện Năm 1996 - có 371 hộ, 3022 người ở 57 bản, 24 xã, 7 huyện Năm 1999 - có 523 hộ, 3719 người ở 77 bản, 28 xã , 7 huyện

Năm 2000 có 652 hộ, 4030 người theo đạo. Đặc biệt từ cuối năm 1999 đến đầu năm 2000 đã có biểu hiện truyền đạo Tin lành vào người Thái ở 3 xã : Nậm ét, Noong lay, Liệp tè ( huyện Thuận châu) [10, tr. 3]

Sự phát triển của Tin Lành trong người Hmông Sơn La ở giai đoạn này cho thấy: - Hội thánh Tin Lành miền Bắc thể hiện rõ sự can thiệp ngày càng sâu vào quá trình truyền Tin Lành vào các dân tộc vùng núi phía Bắc, vấn đề tôn giáo ngày càng được gắn kết với vấn đề dân tộc, với âm mưu thành lập một quốc gia tự trị của người Hmông. Đặc biệt quá trình truyền Tin lành vào người Hmông ngày càng mang màu sắc chính trị, nó không chỉ gắn với vai trò của đài truyền đạo của Mỹ phát từ Manila, mà nó còn gắn chặt với các ảnh hưởng chính trị của HTTL miền Bắc.

- Theo thống kê, số lượng người Hmông Sơn la theo Tin lành không nhiều (4030/103.000) song có thể khẳng định Tin lành đã xâm nhập trái phép vào người Hmông Sơn la và bắt đầu có biểu hiện truyền đạo trái phép sang người Thái với các hình thức đa dạng, phong phú. Sự xâm nhập và phát triển của Tin lành ở đây diễn ra liên tục, lúc đầu chỉ có ở một bản, một xã, một huyện đến nay đã lan rộng ra trên địa bàn của hàng chục bản, 30 xã và 7 huyện. Sự xâm nhập và phát triển nhanh của Tin lành đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trên tất cả các mặt của đời sống xã hội ở Sơn la. Tuy nhiên vào thời điểm cuối năm 2000 xu hướng người Hmông theo Tin lành có dấu hiệu chững lại và giảm dần. Đây chính là điều mà sắp tới chúng ta cần nghiên cứu (xem phụ lục 1- 4).

Tóm lại, hiện tượng tôn giáo xuất hiện ở dân tộc Hmông Sơn la từ năm 1986 đến nay, thực chất đó là đạo Tin lành truyền trái phép vào dân tộc Hmông và nó nằm trong âm mưu của các thế lực thù địch và các nhà truyền giáo Tin lành.

Chương 2

Thực trạng , nguyên nhân xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)