Về số lượng người theo đạo:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 32 - 34)

Mặc dù Tin lành xâm nhập vào đồng bào Hmông Sơn la từ năm 1986, đến nay đã 15 năm và có những thời kỳ phát triển mạnh như những năm 1992 đến 1996. Song do có sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ - UBND tỉnh, các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác vận động, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, mềm dẻo và cương quyết đúng chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy số lượng người Hmông theo Tin lành không lớn, chiếm khoảng 3,2 % dân số đồng bào Hmông toàn Tỉnh (4.030 người) và chỉ tồn tại ở

những vùng có cuộc sống đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Tuy số lượng ít, nhưng tốc độ phát triển tương đối nhanh và đều tăng hàng năm, trên diện rộng rải rác hầu khắp các huyện trong Tỉnh .

Người theo đạo đa số còn trẻ tuổi, tỷ lệ người theo đạo là phụ nữ nhiều hơn nam

giới (chiếm khoảng 55%); Thành phần tín đồ chủ yếu là quần chúng lao động, cá biệt có cả cán bộ đảng viên, cán bộ y tế và giáo viên ở cơ sở như Hạng A Dua nguyên là đảng uỷ viên, chủ tịch xã Chiềng công huyện Mường La theo Tin lành và là phần tử rất tích cực tuyên truyền phát triển đạo (phụ lục 1- 4).

Nhận thức về đạo của quần chúng theo đạo rất giản đơn. Họ theo đạo không phải sự tự giác trên cơ sở hiểu biết về đạo mà do mê tín, lạc hậu, do ngộ nhận vì lợi ích trước mắt hoặc do ép buộc ghi tên theo phong trào. Nhiều người trong số họ không hiểu biết về kinh bổn vì không biết chữ, chỉ biết theo đạo mới vừa đơn giản, vừa có đài hướng dẫn, có sách trình bày đẹp, chỉ cần mở đài, băng casttee ra nghe và làm theo. Cho nên khi tìm hiểu nhận thức của người theo đạo về Vàng Chứ và chúa Giê su phần lớn ta đều được nghe họ trả lời:

+ Tôi chẳng biết theo Đạo này là đạo gì, chỉ biết theo Vàng Chứ thôi.

+ Vàng Chứ là ai tôi không biết, chỉ nghe đài nói Vàng Chứ là bố của Giê su. + Tôi hiểu Vàng Chứ như Vua của người Hmông nó có con là Giê su.

+ Người ta bảo theo Vàng Chứ thì tôi chỉ biết theo thôi, không biết nó là người ở đâu, chỉ biết Vàng Chứ là người ở trên trời. Đài bảo Vàng Chứ và chúa Giê su là một nên phải theo cả hai.

+ Tôi không biết về Giê su, chỉ nghe mọi người bảo Vàng chứ là một ông vua người Hmông, cứu trợ cho người Hmông muốn gì được nấy, có nhiều phép màu...

Nếu căn cứ vào giáo lý và điều lệ của Hội thánh Tin Lành, có thể thấy những người Hmông theo đạo ở Sơn La, chưa phải là tín đồ chính thức của Tin Lành (bởi người theo đạo phải làm lễ Báp têm và chỉ mục sư mới được làm lễ đó), nhưng có lẽ vì mục đích lôi kéo được nhiều người Hmông theo đạo, nên những nhà truyền giáo Tin Lành đã hết sức linh hoạt. Trong nội dung truyền dạy thực hiện các nghi lễ Tin lành của đài FEBC và băng cassette mang nội dung truyền đạo phát tán trong cộng đồng người Hmông Sơn La (Ban tuyên giáo tỉnh Sơn La đã dịch ra tiếng phổ thông), chúng ta thường bắt gặp những nội dung sau: "tín đồ theo đạo Tin lành phải làm lễ Báp têm và

quy định chỉ Mục sư mới được làm. Nhưng các bạn thân mến, vì điều kiện khó khăn, đường xá đi lại xa xôi cách trở, nên tín đồ làm lễ Báp têm chỉ cần có hai người đã theo đạo làm cho. Bằng cách dìm người xuống suối...và đọc lời cầu nguyện chúa Giê su Christ".

Tuy không đông về số lượng, thiếu chiều sâu về giáo lý và mức độ tín ngưỡng chưa sâu sắc song như vậy không có nghĩa là những vấn đề đặt ra từ các tín đồ Tin lành ở Sơn la sẽ kém phần phức tạp và không còn khả năng bùng phát.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)