Quan điểm, chủ trương của tỉnh Sơn la về vấn đề đạo Tin lành xâm nhập vào đồng bào Hmông Sơn la.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 55 - 57)

lành xâm nhập vào đồng bào Hmông Sơn la.

Từ thực tiễn xâm nhập và phát triển Tin Lành Vàng Chứ ở Sơn La, ngày 13/6/1993 chỉ thị 07 của Thường vụ tỉnh uỷ về công tác tôn giáo đã khẳng định:

- Sự xâm nhập và phát triển Tin lành trong người Hmông Sơn La là một "hiện tượng không bình thường vượt ra ngoài tập quán thông thường từ trước đến nay của đồng bào các dân tộc Sơn La", một địa phương mà từ xưa đến nay chỉ có tín ngưỡng thờ "đa thần", thờ cúng tổ tiên.

- Hoạt động truyền đạo Tin lành ở Sơn La là những hoạt động trái phép, nằm trong âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc chống phá cách mạng nước ta.

Từ thực tiễn Sơn La và trên cơ sở quán triệt nghị quyết 24/TW ngày 16/10/1990 của Bộ chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới và nghị định 69-HĐBT (nay là chính phủ) ngày 21/3/1991 qui định về các hoạt động tôn giáo, Tỉnh có quan điểm chỉ đạo là: Tôn trọng tự do tín ngưỡng đồng thời phải tôn trọng truyền thống không có đạo, tự do không tín ngưỡng và truyền thống văn hoá tốt đẹp của nhân dân các dân tộc Sơn la, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt mọi hoạt động truyền đạo trái phép dẫn đến phá hoại thuần phong mỹ tục, phá hoại khối

đoàn kết dân tộc. Phương châm là: kiên trì, kiên quyết nhưng mềm dẻo, tế nhị, không

để nhỏ thành lớn, không thô bạo, dựa vào cơ sở pháp luật và tập quán, truyền thống của nhân dân các dân tộc để giải quyết ... Thực hiện cho được mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi, không để cho Tôn giáo phát triển trong nhân dân ở Sơn la. Ngoài ra, Tỉnh còn đề ra một số nhiệm vụ chính sau đây:

1. Cần phải có giải pháp toàn diện, khai thác sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong đó lấy phương pháp vận động, thuyết phục, giáo dục quần chúng, lấy quần chúng vận động quần chúng là chính, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đấu tranh vạch mặt những luận điệu xuyên tạc, lừa bịp quần chúng coi đây là biện pháp tích cực để chiếm lĩnh trận địa tư tưởng.

2. Tăng cường mọi hoạt động hướng về cơ sở để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, giúp nhân dân chuyển hướng sản xuất, triển khai các chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội, gắn với giải quyết một số vấn đề xã hội cấp bách.

3. Mở cuộc vận động để ngăn chặn, khoanh vùng làm phai nhạt và vô hiệu hoá các hoạt động Tôn giáo trái phép. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chủ trì để phát động quần chúng đứng lên vận động, thuyết phục những người đã theo đạo từ bỏ đạo và không cho đạo phát triển vào những người, những nơi chưa theo đạo. Đồng thời vạch mặt và xử lý theo pháp luật những phần tử lợi dụng kích động, lôi kéo mê hoặc đồng bào.

4. Rất chú trọng việc củng cố tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể, trước hết là các xã vùng cao biên giới để loại trừ đạo xâm nhập, củng cố lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng an ninh nhân dân làm nòng cốt bảo vệ trật tự trị an tại cơ sở... Có chính sách tranh thủ các già làng, trưởng bản các dòng họ để động viên nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Những quan điểm, chủ trương nói trên cho đến nay vẫn là cơ sở cho mọi hoạt động của các ban ngành trong tỉnh về công tác tôn giáo.

Tiếp tục triển khai chỉ thị 37-CT/TW ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, ngày 11/11/1998 Ban thường vụ tỉnh uỷ Sơn la ra kế hoạch số 24KH/TU về công tác tôn giáo trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định quan điểm, chủ trương của Tỉnh đối với vấn đề đạo xâm nhập vào một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn la đã nêu trong chỉ thị 07 của Ban thường vụ tỉnh uỷ trước đây. Đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc xâm nhập và phát triển trái phép đạo Tin Lành ở địa bàn Tỉnh.

Với sự chỉ đạo tích cực, sâu sát và thường xuyên của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh đã ban hành quyết định 1817/QĐ-UB ngày 01/10/1998 về việc qui định thực hiện nếp sống văn hoá tỉnh Sơn la. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình 133, 135 và các dự án đầu tư hỗ trợ của Trung ương cho các vùng dân tộc đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tỉnh cũng đã thành lập bộ phận nghiên cứu và tham mưu cho cấp uỷ về công tác tôn giáo đặt tại Ban dân vận (ở Sơn la hiện nay chưa có Ban tôn giáo), thành lập các ban vận động xây dựng nếp sống văn hoá mới, vận động người theo đạo từ bỏ đạo ở cấp tỉnh và huyện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)