đề tôn giáo và dân tộc.
Nguyên nhân trước hết của sự phát triển Tin Lành ở vùng đồng bào Hmông các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và người Hmông Sơn La là do có sự chỉ đạo, giúp đỡ về vật chất, khuyến khích về tinh thần của các thế lực thù địch bên ngoài và Giáo hội Tin lành quốc tế.
Mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là tìm mọi cách để xoá bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt nam, chuyển hoá xã hội Việt nam sang quỹ đạo của Chủ nghĩa Tư bản (CNTB) đây chính là mục tiêu nhất quán trong các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam từ trước tới nay. Đặc biệt trong tình hình mới khi mà CNXH lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, mục tiêu đó càng được đặt ra một cách trực tiếp và cấp bách.
Hiện nay các thế lực phản động quốc tế mà đứng đầu là đế quốc Mỹ đang ráo riết tăng cường lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để thực hiện chiến lược "DBHB" , bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt nam. Chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" được coi là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ tự cho mình có quyền phân loại, phán xét về tình hình tôn giáo các nước khác, từ đó lấy cớ để can thiệp .
Chính phủ Mỹ đã lập ra "Uỷ ban cố vấn về tự do tôn giáo ở nước ngoài và uỷ ban đối thoại và hiểu biết về Phật giáo " thuộc Hạ nghị viện. Đặc biệt là tháng 10 năm 1998, quốc hội Mỹ thông qua luật "Tự do tín ngưỡng quốc tế" (HR2431) về vấn đề chống khủng bố tôn giáo, nhằm theo dõi "vấn đề đàn áp tôn giáo" đe doạ và sẵn sàng can thiệp, trừng phạt đối với những nước mà Mỹ gắn cho cái gọi là vi phạm "tự do tín ngưỡng" theo quan điểm của Mỹ, trong đó đối tượng lưu tâm là Trung quốc và Việt nam. Luật HR2431 cho phép Tổng thống Mỹ áp dụng 7 biện pháp chế tài và 8 biện pháp ngoại giao cụ thể đối với từng nước bị coi là vi phạm tự do tín ngưỡng và giao cho Bộ ngoại giao có trách nhiệm theo dõi. Gần đây nhất (tháng 9 năm 2000) trong báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ về tự do tín ngưỡng trên thế giới đã liệt kê nhiều nước "tự do thờ phụng vẫn là một quyền mà người dân không được thừa hưởng" và cho rằng Việt nam là một trong những nước "vi phạm tự do tín ngưỡng của người dân nhiều nhất".
Từ đầu năm 1998 đến nay, nhiều đoàn quan chức chính phủ Mỹ sang Việt nam đều đặt vấn đề tự do tôn giáo ở Việt nam, đặc biệt quan tâm tới việc phát triển Tin lành ở Tây nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc; đề nghị Việt nam hợp tác với toà thánh Vatican để giải quyết sự khác biệt với chính phủ Việt nam, đòi tự do truyền đạo và trả các chức sắc bị ta bắt giam vì vi phạm pháp luật. Gần đây Mỹ còn thành lập cái gọi là "uỷ ban tự do tôn giáo cho Việt nam". Một số người Việt lưu vong dựa vào quốc hội Mỹ và luật HR2431 đưa ra những yêu sách, áp lực đòi Việt nam "có tự do tôn giáo " .
Các tổ chức "Trung tâm nghiên cứu Thái học"," Hội người Thượng Đêga","Hội người Hmông thế giới"," Hội văn hoá cổ truyền dân tộc Hmông", "Liên hiệp những người Dao ở Mỹ"... Đang tăng cường hoạt động nhằm mục đích chống phá cách mạng nước ta. Từ năm 1975-1991 chúng ta đã phát hiện có 1837 tổ chức phản động, trong đó có 85% tổ chức lợi dụng tôn giáo (24-42).
Lợi dụng vấn đề dân tộc và việc truyền đạo vào vùng dân tộc ít người để ra sức kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc, đã và đang là hoạt động của các thế lực đế quốc và thù địch. Chúng đưa ra những luận điệu mang tính chất chính trị để chống phá cách mạng nước ta như: "cùng một đảng lãnh đạo sao dân tộc này sướng, dân tộc kia khổ", "dận tộc này được đảng trọng dụng hơn dân tộc khác", "sao dân tộc kinh được học đạo Kitô mà người dân tộc thiểu số không được", rồi đòi" quyền tự trị cho từng dân tộc", kích động" người Hmông xưa kia đã từng có quốc gia,
nay cần phải lập quốc gia riêng của mình". Mặt khác chúng còn xuyên tạc thành quả mà Đảng và chế độ mới đem lại cho người Hmông và cho rằng đó là do chúa mang lại... Từ đó làm giảm lòng tin của người dân với Đảng, với chế độ mới để chúng dễ bề lôi kéo và thao túng.
Việc lợi dụng đạo Tin lành đã nằm trong âm mưu lợi dụng tôn giáo của đế quốc Mỹ từ trước. Có lúc, có nơi đã biến thành công cụ phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của chúng ở Việt nam. Nổi rõ và nguy hiểm nhất là các tổ chức phản động Fulrô lợi dụng Tin lành ở Tây nguyên, chống lại cách mạng, Nhà nước và chế độ ta; chúng âm mưu chia rẽ dân tộc, kêu gọi lập nhà nước DEGA tự trị ở tây nguyên và có quốc đạo là Tin lành. Ngày nay khi mà vấn đề dân tộc, tôn giáo đang được Mỹ và các thế lực thù địch ráo riết, tăng cường lợi dụng để chống phá cách mạng Việt nam, thì việc truyền đạo Tin lành vào vùng các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Hmông nói riêng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta cũng không nằm ngoài các tính toán đó. Trước khi rút khỏi Việt nam, Phó đại sứ Mỹ tại Sài gòn Polgar (trùm CIA ở Việt nam) đã nói: "sau này Mỹ rút khỏi miền Nam thì lực lượng đấu tranh với việt cộng chủ yếu là các tôn giáo, còn các đảng phái thì không có lực lượng" [18, tr. 21].
2.2.1.1. Để truyền đạo Tin lành vào người Hmông, trước hết Mỹ và các tổ chức Tin lành quốc tế đã lợi dụng văn hoá, phong tục, tập quán của người Hmông.
- Viện nghiên cứu ngôn ngữ "Mùa hè" của Mỹ đã thành công trong việc la tinh hoá và cải tiến chữ Mông sao cho dễ học, làm công cụ để phổ cập thánh ca và kinh thánh. Chính việc cải tiến này đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc truyền bá Tin lành trong người Hmông.
- Các tổ chức truyền giáo của Mỹ còn dày công nghiên cứu, tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của người Hmông và đã tìm ra cánh cửa cho chúa lọt vào. Lợi dụng hiện tượng "Xưng vua" của người Hmông, một hiện tượng thường xảy ra khi họ bị hẫng hụt niềm tin, không còn chỗ dựa tinh thần và khó khăn trong cuộc sống. Những người truyền đạo đã biết dựa vào khái niệm Vangz (Vua hay Vương) truyền thống của người Hmông mà đưa ra khái niệm Vangz trưz (Vua chủ, Vương chủ) hoặc là Vangz truz Ntruz (vua chủ trời) để chỉ đức Chúa trời và đã biến Thiên chúa (đức Chúa trời) thành Vàng Chứ, dẫn dắt người Hmông đến với chúa Giêsu.
Thoạt đầu, người Hmông không biết Giê su là ai mà chỉ biết Vàng Chứ, qua đài FEBC người ta mới dần hiểu Giêsu. Đặc biệt kể từ cuộc gặp gỡ giữa đại diện của người Hmông với các mục sư của HTTL Hà nội, đã trở thành bước ngoặt quan trọng trên con đường thâm nhập của Tin lành vào người Hmông Sơn la.
2.2.1.2. Mỹ đã đầu tư và giúp sức cho đài FEBC để thực hiện truyền đạo. Đài FEBC là một bộ phận của công ty phát thanh viễn thông do Tin lành Mỹ dựng lên. Đài này phát 21 thứ tiếng các dân tộc Việt nam. Trong trương trình tiếng Hmông, đài tự giới thiệu: "Đây là đài FEBC phát lời dạy của Vàng Chứ bằng tiếng Hmông". Với trương trình này, đài FEBC đã bắt đầu "gần gũi" với người Hmông ngay từ đầu thập kỷ 80. Nội dung chủ yếu trong chương trình của đài FEBC là rao giảng kinh thánh Tin lành, ca ngợi Vàng Chứ - tức Chúa trời, lôi kéo và hướng dẫn người Hmông bỏ tập quán tín ngưỡng cũ, đi theo Vàng chứ, Giê su. Đài tuyên truyền, mọi sự khổ đau của người Hmông là do ma quỷ, do từ bao đời nay người Hmông vẫn nghĩ rằng ở đâu cũng có ma (ma rừng, ma nhà, ma cửa...) cho nên lúc gặp ốm đau, hoạn nạn đều phải tổ chức cúng lễ với những lễ nghi tốn kém. Muốn thoát khỏi cơ cực không còn cách nào khác là phải rời bỏ con ma nhà, ma rừng để đi theo Vàng chứ và chúa Giêsu thì sẽ được che chở, giúp đỡ, được lên thiên đàng và sẽ có cuộc sống sung sướng. Vàng chứ là người Hmông, Giêsu cũng là người Hmông nên cả hai đều rất thương người Hmông. Đài này còn lợi dụng những truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về nạn hồng thuỷ để hù doạ người dân rằng năm 2000 là ngày tận thế, chỉ có theo Vàng chứ và chúa Giê su mới thoát chết. Thực tế ở Sơn la từ cuối năm 1999 đến cuối quý I năm 2000 do lo sợ bởi những lời hù doạ ấy mà số lượng người theo đạo tăng hơn 300 người (trong khi từ năm 1996 đến cuối năm 1999 chỉ tăng gần 700 người) .
FEBC còn hướng dẫn người dân Hmông đuổi ma nhà, bỏ bàn thờ tổ tiên, dạy thực hiện các nghi thức để theo Vàng chứ làm dấu trước khi ăn, khi ngủ dậy, làm lễ rửa tội... không mổ trâu, bò , không nộp bạc trắng, không làm thủ tục nhập ma, không nói dối, trộm cắp, không nghiện hút, không theo tập quán nặng nề vốn đã làm cho người dân điêu đứng... Những việc làm nói trên đã đánh đúng vào nhu cầu của người dân muốn trút bỏ những hủ tục vốn đã đè nặng lên cuộc sống của họ từ bao đời .
Ngoài nội dung trên, đài FEBC còn thường xuyên thăm hỏi người Hmông, luôn tỏ ra thông cảm, quan tâm đến tâm tư, suy nghĩ của họ hướng dẫn giải quyết những vấn
đề đời thường trong quan hệ gia đình và xã hội, an ủi họ trước những bất hạnh của cá nhân. Đài còn hấp dẫn người Hmông ở hình thức và nghệ thuật diễn đạt, với giọng phát thanh viên bằng tiếng Hmông chuẩn xác, dùng tiếng Hmông để gọi tên các vị thánh , khai thác "cái lý" của người Hmông để lý giải kinh thánh và thường dùng hình thức kể chuyện tâm tình, ứng khẩu phù hợp với phong cách của người Hmông. Vì thế mà khi được hỏi rất nhiều đồng bào đã trả lời rằng "Đài nào phát tiếng HMông chúng tôi đều nghe cả, nhưng chỉ có đài ấy (FEBC) nói hay hơn cả".
Điều đáng lưu tâm là đài FEBC không chỉ hướng người Hmông theo đạo, mà xen vào đó nhiều nội dung tuyên truyền, kích động vượt quá phạm vi tôn giáo, mang tính chính trị rõ ràng. Đài này còn công khai tuyên truyền làm mất lòng tin của người Hmông với Đảng, thậm chí ngang nhiên trắng trợn kêu gọi người Hmông bỏ Đảng cộng sản để theo Mỹ, theo "Vàng chứ". Người Hmông muốn được sung sướng phải đến nơi mặt trời lặn (hướng Tây) ở đó vàng chứ sẽ lập tổ quốc cho người Hmông".
Phải nói rằng, chương trình của Đài này được sắp xếp cụ thể, chặt chẽ và khá phong phú. Tuy mỗi ngày chỉ có hai buổi phát tiếng Hmông, mà mỗi buổi không quá 30 phút [phụ lục 9], nhưng tác dụng truyền đạo của Đài này rất cao, góp phần quan trọng trong việc truyền đạo Tin lành vào người Hmông nói chung và người Hmông Sơn la nói riêng. Có một dẫn chứng cụ thể là ở huyện Bắc Yên người Hmông chiếm đa số trong dân cư, song cho đến nay Tin lành chưa xâm nhập được vào và nguyên nhân chủ yếu được Tỉnh rút ra tại hội nghị triển khai nghị quyết 255 về Tin lành ở Sơn la tháng 10/2000 là do việc thu sóng của đài FEBC ở đây là rất khó, người dân hầu như không nghe được sự tuyên truyền đạo của Đài này.
2.2.1.3. Vai trò của hội thánh Tin lành miền Bắc.
Đầu những năm 80, nhất là khi đất nước ta đổi mới, Nhà nước ta đã mở rộng quan hệ giao lưu và hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với các tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức Tin lành Mỹ và Tin lành các nước Tư bản, núp dưới danh nghĩa viện trợ nhân đạo cũng lần lượt đặt chân đến Việt nam. Từ đó chúng ra sức móc nối, quan hệ, hỗ trợ tiền, hàng và các phương tiện cho các tổ chức Tin lành trong nước, nhằm khôi phục các tổ chức này.
Hội thánh tin lành Miền bắc đã chính thức đóng góp một phần quan trọng trong việc truyền đạo vào người Hmông và một số dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi phía
Bắc. Hoạt động của Hội thánh Tin lành miền Bắc dưới nhiều hình thức khác nhau chủ yếu ở những phương diện như:
- Tổ chức đón tiếp những người Hmông tại số 2 Ngõ trạm, cung cấp tiền, rao giảng kinh thánh, cách thức phát triển đạo, xây dựng một đội ngũ người Hmông đi tiên phong cho việc truyền đạo. Cụ thể ở Sơn la, từ cuối năm1991 đầu năm 1992 Thào Bả Hụ người truyền đạo Kitô đầu tiên vào người Hmông Sơn la đã tìm được tới HTTLMB số 2 ngõ trạm (Hà Nội) và liên tiếp các năm 1993 đến 1995 cả 32 đối tượng tích cực người Hmông ở Sơn la, tất cả đều đã xuống Hà nội từ một đến nhiều lần. Số này được Hội thánh Tin lành miền Bắc tiếp đón, cung cấp tiền đi đường, tiền tàu xe cho từng người, tổ chức cho đi tham quan, cung cấp băng đài, tài liệu, sách báo, hướng dẫn tiếp cận những nghi lễ của đạo Tin lành... để biến họ thành những kẻ tiên phong, tích cực truyền đạo trái phép vào người Hmông Sơn la. Chỉ sau khi những phần tử tích cực này từ Hà nội trở về, thì ở một số nơi người Hmông theo đạo mới rộ lên việc viết đơn xin chính quyền cho theo Tin lành, xin cho xây nhà nguyện, thành lập các Ban hiệp nguyện (dù không được phép của chính quyền) và ngấm ngầm hoạt động...
- In ấn và phát tán các loại sách như kinh thánh, thánh ca, sách "Đạo Tin lành với
người Việt Nam", các mẫu đơn xin gia nhập Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam...
băng casette, băng viđiô ghi lời cầu nguyện, cách thức hành đạo bằng tiếng Hmông. Những tài liệu này được chuyển lên vùng dân tộc Hmông qua các phần tử tích cực người Hmông, qua những đối tượng người nước ngoài đi du lịch, nghiên cứu, thăm thân...Các tài liệu đó đều không rõ nguồn gốc xuất sứ, không có giấy phép xuất bản và không được pháp luật Nhà nước Việt Nam cho phép lưu hành.
Những hoạt động trên của HTTL số 2 Ngõ trạm (Hà Nội) là những hoạt động vi phạm pháp luật. Vì họ đã "quên" xin phép chính quyền, "quên" cử mục sư, truyền đạo trực tiếp giảng dạy theo đúng tôn chỉ của một tôn giáo chính thống. Sự thật là, nếu không có đài FEBC, không có sự tiếp sức của HTTLMB và 32 thừa tác viên tích cực thì làm sao người Hmông Sơn La biết có Vàng Chứ mà đi theo.