Nguyên nhân văn hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 43 - 45)

Văn hoá và dân trí thấp cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho Tin Lành xâm nhập và phát triển mạnh. Trong khi đời sống kinh tế của đồng bào Hmông có nhiều khó khăn, thì đời sống tinh thần thấp kém cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xâm nhập mạnh mẽ của Tin lành. Đối với dân tộc Hmông Sơn la, nạn mù chữ còn khá cao 76% (có bản 100%), tỷ lệ học sinh phổ thông người Hmông chỉ chiếm 5%, trong đó phần lớn là học hết lớp 4, lớp 5 rồi bỏ học. Các loại hình văn hoá, văn nghệ, văn công, chiếu phim... đến với các bản làng rất hiếm hoi. Trong thời kỳ bao cấp, thường xuyên, định kỳ hàng tháng, hàng năm các đội chiếu bóng đi đến khắp lượt bản làng phục vụ bà con dân bản. Nhưng ngay sau thời kỳ chuyển đổi cơ chế thị trường do những khó khăn và cũng từ cơ chế, một thời gian dài hầu như vắng bóng các đội chiếu bóng, văn công ở vùng cao, có bản 5 - 6 năm liền người dân không được xem bộ phim nào. Các chương trình phát sóng của đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương đến với vùng cao còn hạn chế. Một phần do diện phủ sóng đạt thấp (từ năm 1993 về trước ở vùng cao Sơn la không xem được truyền hình, năm 1990 mới có một trạm thu phát lại truyền hình ở thị xã, cho đến nay mới 43% dân số được phủ sóng truyền hình và khoảng 50% diện tích của Tỉnh được phủ sóng phát thanh nhưng chủ yếu vẫn là ở vùng thấp) [8, tr. 2]; Một phần khác do người dân thiếu phương tiện Radiô, Vô tuyến và do nội dung chương trình của các loại hình báo tiếng của ta chưa kịp thời đổi mới bám sát nhu cầu thưởng thức văn hoá của dân tộc Hmông. Trong khi đó các đài phát thanh nước ngoài tuyên truyền về đạo lại làm được điều này. Trong hơn 50 năm qua, chúng ta đã tốn bao công sức cho công tác vận động xây dựng nếp sống văn hoá mới ở vùng đồng bào Hmông; Song hiệu quả đạt được rất thấp tình trạng mê tín, tập tục lạc hậu, nghiện hút vẫn tồn tại, và có chiều hướng phát triển, phong tục truyền thống với những lễ nghi quá phức tạp, tốn kém là gánh năng vượt quá sức của nhiều gia đình và không còn thích hợp với tầng lớp thanh niên, trung niên. Trong khi đó những truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc tốt đẹp lại ít được phát huy, mai một dần (như lễ " Nào xồng" một tập quán tốt của người Hmông đã chỉ còn là ký ức)... Tin lành đến với người Hmông vừa đơn giản, lệ luật ít phức tạp, lại hấp dẫn phù hợp với tính cách, tâm lý của người Hmông, nên họ dễ tiếp nhận. Ngoài lợi ích trước mắt là đỡ tốn kém về kinh tế, còn tạo cho họ có "niềm tin chỗ dựa" về tinh thần, cái mà họ đang hụt hẫng. Đây chính là bài

học trả giá để chúng ta rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội.

Đa số đồng bào Hmông theo đạo ở Sơn la thường lý giải rằng họ theo đạo nhằm thay đổi phong tục, tập quán lạc hậu lâu đời của ông cha để lại. Trong điều kiện đời sống kinh tế khó khăn, đời sống văn hoá tinh thần nghèo nàn nhiều người Hmông có tâm trạng thử theo Tin Lành, nếu tốt và được sự cứu vớt của Chúa thì theo. Như vậy Tôn giáo dù chỉ là " hạnh phúc hư ảo" là" mặt trời ảo tưởng" đã mê hoặc được người dân trong sự nghèo đói và khủng hoảng về tinh thần, văn hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp ppt (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)