Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 85 - 95)

- lâm nghiệp

Quản lý nhà nước về đất đai nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng, những năm qua chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế. Trước hết là công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch tiến hành thường chậm, khi có quy hoạch thì việc công khai bị thiếu rộng rãi. ở nhiều vùng nông thôn, kế hoạch sử dụng đất chưa được xây dựng, nhiều hộ nông dân sử dụng ruộng đất hầu như chỉ dựa vào tập quán và kinh nghiệm và canh tác của bản thân, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử dụng ruộng đất có rất nhiều hạn chế. Việc kiểm kê, đăng ký đất đai và lập sổ địa chính, địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, đồng bộ; việc kiểm soát và điều tiết thị trường đất đai còn buông lỏng; chính sách thuế còn những vấn đề xem xét, bổ sung... Để tăng cường quản lý nhà nước về đất đai cần tập trung vào một số giải pháp:

- Tổ chức thực hiện tốt về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung, đất nông lâm nghiệp nói riêng. Đây là một nội dung quan trọng trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà các cấp chính quyền phải thực hiện, nhưng thực tế còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch sử dụng đất là căn cứ, cơ sở khoa học để quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, tài nguyên đất bị thất thoát, phá vỡ quy hoạch của đất nước. Làm ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ 2001 - 2010. Để thực hiện tốt vấn đề này, hiện nay tỉnh đã có kế hoạch chỉ đạo Sở địa chính và các ban ngành có liên quan ở

các cấp huyện, thị xã trong toàn tỉnh, giúp đỡ để thực hiện tốt công tác điều tra khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính và quản lý hồ sơ địa chính. Đồng thời phải có kế hoạch quản lý, bảo quản khai thác tốt các hồ sơ, bởi đây là tài sản của nhà nước, là công cụ để quản lý nhà nước về đất đai. Nhưng trên thực tế, các xã phường, huyện thị còn chưa quan tâm đến công tác này, gây thất thoát tài liệu và chưa sử dụng có hiệu quả, chưa có quy trình quản lý, bảo quản sử dụng thống nhất hồ sơ và tài liệu địa chính. Bên cạnh đó ở cấp xã, phường cán bộ địa chính thường không ổn định, mỗi lần thay đổi thường không bàn giao tài liệu đầy đủ, để thất thoát, lưu lạc, chưa có sự đầu tư cho công việc bảo quản hồ sơ sổ sách địa chính... Vì vậy, cần có quy định thống nhất trong việc quản lý hồ sơ địa chính nghiêm ngặt, xem đó như tài sản quý giá, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền phải tổ chức thực hiện tốt.

- Phân công, phân cấp quản lý đất đai trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề đặt ra cần sớm được chấn chỉnh: Thẩm quyền chưa rõ, còn nhiều vướng mắc trong quản lý, chấp hành luật pháp chưa nghiêm, chưa triệt để, còn thiếu điều kiện để thực hiện. Việc thực hiện chế độ báo cáo chưa nghiêm, nặng hình thức, chưa nói thẳng, nói thật, che dấu khuyết điểm. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường báo cáo hội đồng nhân dân cùng cấp chỉ là hình thức, chưa có điều khoản pháp lý nào quy định rõ chế độ, trách nhiệm việc thi hành hoặc vi phạm, xử lý vi phạm đối với người quản lý. Điều đó dẫn đến buông lỏng quản lý đất đai, tạo kẽ hở cho việc vi phạm pháp luật như giao đất, cấp đất sai thẩm quyền, thu tiền sử dụng đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận... không đúng thẩm quyền. Đẩy mạnh thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất. Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức việc thanh tra đất đai trong cả nước; ủy ban nhân dân các cấp tổ chức việc thanh tra đất đai trong địa phương mình nhằm phát hiện kịp thời các vi phạm, các bất hợp lý, trong quá trình phân phối và sử dụng đất. Đồng thời xác định giải quyết việc tranh chấp đất đai với ý nghĩa là nội dung của chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau, tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở của pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật.

- Chấn chỉnh tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của các cơ quan quản lý về đất đai. Để thực hiện tốt các nội dung quản lý về đất đai, cần có bộ máy gọn nhẹ, đủ hiệu lực để làm việc có hiệu quả. Đối với cấp tỉnh, Sở Địa chính là cơ quan tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh về công tác địa chính với bộ máy hiện nay có thể phát huy hết vai trò của mình. Tuy nhiên bộ máy làm công tác địa chính ở các huyện, thị chưa được củng cố, hoàn thiện, chưa thống nhất và đồng bộ, còn yếu và thiếu. Thậm chí hiện nay một số huyện, thị còn hạn chế về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, chưa có cán bộ đại học chuyên ngành. Cần có chính sách phù hợp để nâng cao hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ cho số cán bộ này; hàng năm cần có kế hoạch đào tạo mới, bổ sung đội ngũ có trình độ quản lý chuyên môn hoặc cho đi đào tạo để nâng cao năng lực làm việc. Tránh những trường hợp không đào tạo cơ bản, không đủ sức đảm nhiệm được nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền địa phương về quản lý sử dụng đất đai, dẫn đến vi phạm pháp luật. Mặt khác chưa có chính sách cụ thể quy chế bổ nhiệm, điều động, chính sách thỏa đáng, chế độ trả lương phù hợp để đội ngũ này yên tâm công tác, vươn lên học tập để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực, vi phạm pháp luật, làm trong sạch và nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính.

Kết luận

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, từ Đại hội VI đến nay, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được củng cố vững chắc, đời sống các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Niềm tin của quần chúng nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố. Song cũng còn nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó có vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân.

Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật của Chính phủ đã giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc trong quan hệ ruộng đất, từng bước giải quyết tốt các quyền của người sử dụng. Việc thực hiện đúng đắn đối với Nghị định 64/CP và 02/CP và các chính sách kinh tế - xã hội khác của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy việc thi hành luật, làm cho người sử dụng đất gắn bó với đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đưa công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp kỷ cương, đúng pháp luật, quan hệ đất đai chuyển dịch phù hợp với cơ chế thị trường, đất đai đang dần dần trở thành hàng hóa - hàng hóa đặc biệt.

Từ nghiên cứu đề tài: "Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng bình" có thể rút ra một số kết luận:

1. Quảng Bình là một tỉnh có điều kiện tự nhiên khá phong phú, đa dạng trong những năm qua nhân dân Quảng Bình đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để khai thác đất đai có hiệu quả, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Đặc biệt từ sau khi có chính sách của Đảng và Nhà nước giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý, sử dụng, thì đất đai càng được khai thác có hiệu quả hơn.

2. Khi chuyển sang cơ chế thị trường đất đai nông nghiệp càng có giá trị, đất đai cùng với lao động là cơ sở để phát triển kinh tế hàng hóa, đem lại nhiều lợi ích cho người lao động. Chính vì thế nông nghiệp càng có điều kiện phát triển. Trên địa bàn của

tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế làm ăn giỏi, đó là những hộ nông dân dám mạnh dạn nhận khoán đất hoang hóa, cằn cỗi để phát triển kinh tế trang trại, với nhiều hình thức kinh doanh đa dạng theo điều kiện tự nhiên của từng vùng. Có những trang trại đã biết tận dụng khai thác đất nông nghiệp đúng hướng có hiệu quả, thu lợi nhuận cao cho các hộ nông dân. Đặc biệt là quá trình đầu tư thâm canh trên những mảnh ruộng mà họ được giao.

3. Từ thực tiễn nghiên cứu để có thể khai thác, sử dụng tốt hơn tiềm năng đất đai khi được giao quyền sử dụng ruộng đất, cần phải nghiên cứu cho phù hợp:

- Khi thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất giao cho hộ nông dân ở Quảng Bình là do quan niệm bình quân nên ruộng đất bị xé lẻ, manh mún rất khó cho việc đầu tư sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hiện nay việc dồn đổi ruộng đất ở nhiều cơ sở của tỉnh đang gặp khó khăn. Vì vậy, nên có chủ trương dồn đổi ruộng giữa các hộ nông dân, tỉnh làm điểm một số vùng để nhân rộng, để từ đó thúc đẩy nông nghiệp trở thành hàng hóa.

- Ruộng đất vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, nhiều hộ nông dân do thiếu lao động, tư liệu sản xuất, thiếu vốn, tri thức có hạn nên vẫn làm theo lối quảng canh. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa trở thành phổ biến; nhiều hộ nông dân, kể cả lãnh đạo cơ sở chưa đổi mới cách nghĩ, cách làm, nên hạn chế đến khả năng khai thác sử dụng đất.

- Trên địa bàn tỉnh vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn, nên không khuyến khích nông nghiệp phát triển. Giá cả hàng hóa nông nghiệp so với một số hàng hóa công nghiệp, hàng hóa phục vụ cho nông nghiệp.

4. Khi thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân, phải chủ trương động viên họ, khuyến khích họ để họ khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả mới tác động mạnh đến việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Cần có những giải pháp đồng bộ như: quy hoạch đất đai phù hợp với phân vùng kinh tế, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh; góp phần phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa trong nông

thôn, góp phần ổn định phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hóa phát triển.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy với khả năng và tầm nhìn có hạn, luận văn chưa thể lý giải hết về điều kiện đất đai nông nghiệp ở tỉnh. Những giải pháp đưa ra mới chỉ khái quát được vấn đề chung nhất, chưa phân tích được khó khăn và thuận lợi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để có biện pháp cụ thể giải quyết từng vùng. Vì vậy, với những kết quả ban đầu sẽ giúp cho công tác nghiên cứu tiếp theo của tỉnh có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để đi vào từng chuyên đề và hoạch định những chính sách. Đặc biệt là chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, để khai thác tiềm năng đất đai của Quảng Bình, phục vụ cho nông nghiệp phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1993), Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Chi cục kiểm lâm Quảng Bình, Báo cáo tổng kết giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP của Chính phủ.

3. Nguyễn Sinh Cúc (1991), Nông nghiệp, nông thôn thực trạng và giải pháp, Nxb Thống kê.

4. Cục thống kê Quảng Bình (2001), Niên giám thống kê năm 2000 tỉnh Quảng Bình, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Lê Duẩn (1981), Về quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Bùi Huy Đáng - Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Một số Văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa

nhiệm kỳ - khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 1) Ban chấp hành Trung ương khóa VIII,

18. Đề tài KX-08-02, Chính sách ruộng đất ở nô ng thôn.

19. Nguyễn Điền (1998), "Một số vấn đề về ruộng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp", Nghiên cứu kinh tế, (11).

20. Trần Đức (1998), Mô hình kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Hội khoa học kinh tế Việt Nam (1999), Về chính sách đất đai hiện nay ở nông thôn, Hà Nội.

22. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin tư liệu (3/1993),

Vấn đề nông dân, nông thôn và nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, Tài liệu tham khảo.

23. Nguyễn Đình Kháng - Vũ Văn Phúc (2000), Một số vấn đề lý luận của Mác và Lênin về địa tô, ruộng đất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 25. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 5, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 26. Luật đất đai năm 1993 (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Luật đất đai (sửa đổi) 1998 (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Bùi Danh Lưu (1999), "Tiềm năng đất đai - Nguồn nội lực quan trọng", Tạp chí

Cộng sản, (5), tr. 25.

29. C. Mác (1963), Tư bản, quyển 1, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 30. C. Mác (1963), Tư bản, quyển 3, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.

31. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)