Thực trạng về giao quyền sử dụng ruộng đất ở Quảng Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 43 - 56)

* Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới đến 1993

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, cải cách ruộng đất dù có những sai lầm trong tổ chức thực hiện, nhưng nó đã làm được mục tiêu hết sức quan trọng mà cách mạng đã nêu cao: "Ruộng đất cho dân cày". Đó là cái mơ ước ngàn đời là có được trong tay một thửa ruộng mà trước đó người nông dân cho rằng chỉ vì thiếu nó mà cuộc sống đói nghèo. Nhưng cách mạng cũng còn cho họ mơ ước tới một chân trời xa hơn, cao hơn - đó là viễn cảnh của một lý tưởng xã hội mang đến hạnh phúc vĩnh viễn, mà bước đầu tiên để đi tới là một phương thức sản xuất tập thể.

Mười lăm năm tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nông thôn ở miền Bắc (1960 - 1975), rồi tiếp đến 5 năm ở cả nước (1976 - 1980) đã để lại một dấu ấn không phai mờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng về sức chịu đựng và sự hy sinh của người nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Những hình ảnh đầy hào hứng phấn khởi của người nông dân đem tất cả những tư liệu sản xuất của mình trong đó có

cả những cái mà cách mạng vừa mang đến cho họ là ruộng đất để tham gia hợp tác xã, vào sinh hoạt tập thể với những giá trị văn hóa mới: Thư viện, nhà văn hóa, loa phóng thanh,... và nhất là tiếng trống bắt nhịp thời gian cho cuộc sống cộng đồng. Rồi những hình ảnh những đoàn trai làng lên đường làm nghĩa vụ quân sự, những phụ nữ thay nam giới trong "Phong trào ba đảm đang" cày cấy dưới bom đạn quân thù. Ngay trong chiến tranh, Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho nông nghiệp, tạo ra một sự bao cấp với cả một nông thôn rộng lớn.

Như chúng ta vẫn còn những ký ức về một nông thôn bị mất dần sức sống không chỉ vì chiến tranh mà còn vì sự đánh mất một nguồn lực vốn tiềm tàng trong những làng xã Việt Nam tích tụ qua truyền thống trong sản xuất và đời sống xã hội. Vì vậy, khi chiến tranh căn bản đã kết thúc, kinh tế hợp tác xã đã trở nên tàn lụi, đẩy nền nông nghiệp Việt Nam vào một nguy cơ khủng hoảng cho đến cuối những năm 80, trước khi mở ra công cuộc đổi mới.

"Việc phân chia ruộng đất quê manh mún, tệ rong công phóng điểm, tình trạng phân phối lương thực và thu nhập bình quân, hợp tác xã và xã viên, giành quá nhiều khoản bao cấp cho xã hội, bao cấp quá giá và nạn chuyên quyền độc đoán, mất đoàn kết, mất dân chủ tham ô, lợi dụng của các bộ nhà nước đang làm cho nông dân xã viên thiếu phấn khởi gây trở ngại cho sản xuất phát triển" - đó là nhận định của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khi nhìn nhận lại nguồn gốc dẫn đến sự suy thoái phong trào hợp tác hóa cho đến những năm 80. Sự suy thoái này cũng tác động đến thân phận người nông dân mà cho đến nay nó mới có cơ hội được đề cập tới trong những công trình nghiên cứu lịch sử kinh tế, tổng kết lý luận hay tái hiện trong nghiên cứu khoa học đối với nông nghiệp nông thôn.

Chỉ thị 100, ngày 13-1-1981, của Ban Bí thư được ra đời sau Hội nghị Trung ương 9 (khóa IV) thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động đã tạo ra một động lực mới kích thích người nông dân tận tâm sản xuất hơn. Nhưng nó chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, vì nó mới chỉ xử lý vấn đề quản lý và phân phối dựa trên cơ sở thực hiện khoán đối với người lao động (thực hiện ba khoán) để xác định công điểm cho họ và trên cơ sở đó phân phối sản phẩm cho họ làm ra còn lại bao nhiêu đem

lại cho hợp tác xã. Với hình thức này, mặc dù đã có sự cởi trói cho người nông dân, nhưng vì một số địa phương đã mắc phải sai lầm đó là khoán trắng toàn bộ cho nông dân, không thực hiện chủ trương ba khoán như nhà nước quy định, nên hộ nông dân vẫn còn để ruộng trắng, không phát huy được đất đai do thiếu vốn, không đầu tư vào ruộng đất được giao khoán. Quảng Bình được nằm trong tình hình này, chính vì thế chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi nhất của nông nghiệp đó là vấn đề sử dụng ruộng đất.

Chính công cuộc đổi mới mở ra từ Đại hội VI (1986) với tinh thần "tự cởi trói" và thay đổi cách tư duy đã dẫn đến Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5-4-1988) giao hẳn đất canh tác đã được tập thể hóa cho hộ xã viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được làm chủ hoàn toàn số nông sản làm ra theo cơ chế kinh tế thị trường đã hình thành cùng với công cuộc đổi mới. Có ruộng đất trong tay, người nông dân thể hiện sự thần kỳ của họ trước tiên bằng những giọt mồ hôi rơi trên mảnh đất của mình. Chỉ sau một năm (1989): "Năng suất lúa tăng vọt lên 32,3 tạ/ha, sản lượng từ 15,1 triệu tấn năm 1987 tăng lên 18,9 triệu tấn và 1,4 triệu tấn đã được xuất khẩu" [45, tr. 27]. Cũng kể từ đó, các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng không ngừng tăng. "Năm 1992 xuất khẩu 1,9 triệu; 1993: 1,7 triệu; 1994 tăng tới 2 triệu... Vào những năm 90, khi dân số nước ta vượt qua con số 70 triệu dân, sản lượng thóc tính theo đầu người (346kg vào năm 1992) đã cao hơn hẳn 1942 là 281 kg so với dân số không bằng 1/3 (21 triệu)" [45, tr. 27]. Đây là một khoảng cách thần kỳ trên nửa thế kỷ.

Như vậy, việc giao đất cho nông dân trực tiếp sử dụng cùng với những thay đổi đầu tiên của môi trường kinh tế mà Nghị quyết 10 đem lại theo hướng trên đã làm cho năng suất, sản lượng nông nghiệp có bước chuyển nhảy vọt để đưa nền nông nghiệp trở thành hàng hóa.

* Giai đoạn thực hiện việc Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ban hành đã thể chế hóa về mặt Nhà nước Nghị quyết 10. Thực hiện luật đất đai, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân

sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai và là cơ sở pháp lý để thực hiện chủ trương của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII về phát triển nông nghiệp nông thôn. Điều hết sức quan trọng nữa là phải cấp cho được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân.

Theo tinh thần của Nghị định 64/CP, tại thời điểm này đại đa số nông dân trong tỉnh đã được giao đất tại thực địa và sản xuất theo tinh thần của Nghị định 64/CP, nên đã tập trung vào một số nội dung chính:

Thứ nhất, xác định quỹ đất giao cho hộ gia đình và cá nhân:

Theo Điều 2 quy định: Đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Các loại đất này bao gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây hợp tác xã giao, đất vườn, đất thâm canh, đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa để xác định sản xuất nông nghiệp. Đối với những loại đất nông nghiệp không thể giao cho hộ gia đình cá nhân thì cho tổ chức hộ gia đình cá nhân thuê để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, sau khi xem xét tình hình thực tế của tỉnh, một số loại đất được tỉnh đồng ý không cho giao theo Nghị định 64/CP là:

- Đất mới khai hoang phục hóa.

- Đất giao theo chiến lược kinh tế vùng gò đồi (707 và 327). - Đất đang có tranh chấp chưa được giải quyết.

- Đất đang có người nhận thầu (theo Nghị quyết 10 và Chỉ thị 100) chưa đến hạn trả).

- Đất không có hộ gia đình hoặc cá nhân nào nhận.

Tất cả những loại đất đó đều được giao cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý, không được đưa vào % quỹ công ích của địa phương.

Thứ ba, theo Điều 4 Nghị định 64/CP quy định: Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm cho gia đình và cá nhân sử dụng là 20 năm, trồng cây lâu năm là 50 năm.

Thứ tư, trong thời gian được Nhà nước giao đất, hộ gia đình cá nhân được thực hiện 5 quyền theo luật đất đai (quyền chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, chuyển đổi). Quỹ công ích để dưới 5% đất nông nghiệp toàn xã, giao cho ủy ban nhân dân xã quản lý.

Để thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh đã mở hội nghị cốt cán quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị định, đồng thời thành lập ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 64/CP của tỉnh. Đến cuối 1993 ban chỉ đạo của tỉnh mới hoàn thành tất cả các văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 64/CP. Do xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của Nghị định 64/CP, Ban chấp hành Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh đã kịp thời ra các nghị quyết về việc sớm hoàn thành công tác giao đất theo nghị định 64/CP. Thực hiện chủ trương này ngày 2-4-1994 ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Chỉ thị số 03/CT-UB chủ trương triển khai Nghị định 64/CP trên địa bàn toàn tỉnh.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản về Luật đất đai 1993 và Nghị định 64/CP đối với việc giao quyền sử dụng đất của tỉnh vẫn gặp một số khó khăn: Do điều kiện mới tái lập tỉnh (7/1989), nhiều địa phương các tài liệu và số liệu về đất không đồng bộ, cũ và thiếu, hầu hết các địa phương không thực hiện đầy đủ công tác chỉnh lý biến động đất đai, do vậy không nắm chắc được quỹ đất. Đây là một khó khăn rất lớn đối với việc cấp đất và giao đất.

Trong quá trình bắt tay vào việc thực hiện Nghị định 64/CP thì Nghị định 02/CP ngày 15-1-1994 cũng được ban hành về việc "giao đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp". Đây cũng là một nghị định hướng dẫn việc thi hành luật đất đai và cũng là cơ sở pháp lý để thực hiện chủ trương của Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Theo tinh thần của Nghị định 02/CP về việc xác lập quỹ đất lâm nghiệp được quy định ở Điều 1: "Đất lâm nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài" được thể hiện:

- Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng.

- Đất chưa có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ thảm thực vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với đất rừng tự nhiên lại được phân định thành ba loại:

+ Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn ghen thực vật, động vật rừng nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phục vụ nghĩ ngợi du lịch.

+ Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ các lâm sản khác, đặc sản rừng và kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Còn đất chưa có rừng là đất trống đồi trọc được xác định vào việc gây trồng rừng. Đối với loại đất này đến nay vẫn chưa có những cơ sở khoa học thuyết phục để chuẩn hóa đó là đất nông nghiệp hoặc đất lâm nghiệp. Đối với loại đất này có rất nhiều chính sách tác động vào nó, do đó khó đánh giá được kết quả cụ thể của việc thực hiện Nghị định 02/CP. ở tỉnh Quảng Bình có Quyết định 707/QĐ-UB, ở Trung ương có chương trình 327 với tiêu chí chung là phủ xanh đất trống đồi trọc.

Theo tinh thần của Nghị định 02/CP thì ngành lâm nghiệp mà trực tiếp là chi cục kiểm lâm chịu trách nhiệm. Đối với ngành địa chính là cơ quan phối hợp chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho các chủ sử dụng (hiện nay là Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16-11-1999 của Chính phủ) chủ yếu là giao toàn bộ công tác này cho cơ sở địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Như đã trình bày trên, việc giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân ở Quảng Bình được tiến hành liên tục

từ đầu năm 1994 và đến nay đã cơ bản hoàn thành. (theo báo cáo tổng kết việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13-4-2000 của Sở Địa chính Quảng Bình).

Thực hiện hai nghị định trên, toàn tỉnh tính đến 5/1995 đã giao được 87,08% diện tích và 90,88% số hộ. Đến tháng 5/1998 đã giao được 97,2% diện tích và 97% số hộ. Việc giao đất tương đối nhanh.

Việc tổ chức triển khai giao đất tương đối nhanh do có sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương. Sau khi có Chỉ thị 10 CT/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục địa chính, Thường vụ tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tập trung giải quyết những khâu ách tắc trong việc giao đất và cấp giấy. Nên Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã có Nghị quyết số 10 ngày 28/02/1999 về một số vấn đề về nông nghiệp nông thôn, Nghị quyết ghi rõ: Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho miền núi, vùng cao, nơi khó khăn lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và năm 2001 giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Chính nhờ những biện pháp tích cực đó, đến năm 2000 diện tích đất nông nghiệp giao theo tinh thần Nghị định 64/CP đạt được 39.667,77 ha và số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 99.590 hộ/101.989 hộ đạt 89,4%. Diện tích được cấp giấy 31.954 ha; đạt 80,4% diện tích, nếu tính diện tích đã giao cho UBND xã quản lý 2.110,77 ha đạt 85,1%. Đối với đất lâm nghiệp diện tích giao và cấp giấy là: 46.719,83 ha đạt 8,7%. Trong đó tổng số hộ và tổ chức nhận đất 7.513 trong đó: Tổ chức 66; hộ: 7.447 và cấp được 1.613 giấy.

Sau khi giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quảng bình đã đạt được hiệu quả kinh tế:

- Người nông dân có quyền pháp lý được Nhà nước công nhận, gắn bó với ruộng đất nên yên tâm đầu tư, thâm canh cải tạo tốt hơn. Do vậy, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng rõ rệt. Nếu như năng suất lúa trước năm 1990 chỉ đạt bình quân mỗi năm 113.000 tấn thì đến năm 1995 đạt 148.566 tấn và đến năm 1999 là 203.309 tấn [44, tr. 38]. Đạt được kết quả trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là

việc giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài đã tạo động lực mạnh mẽ kích thích hộ gia đình chủ động sản xuất, đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các giống lúa mới, lúa thuần, lúa lai, ngô lai phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 43 - 56)