Hoàn thiện các chính sách nhà nước liên quan đến sử dụng đất đai để thực hiện tốt giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 81 - 85)

thực hiện tốt giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân

Trước hết, phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp. Thực chất là giải phóng mọi năng lực sản xuất, huy động mọi nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Từ thực tiễn trong nông nghiệp ở Quảng Bình, việc khẳng định sự tồn tại và phát triển kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở hữu, để tạo ra khả năng huy động nguồn lực tại chỗ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Kinh tế hộ nông dân là đơn vị tự chủ đã khơi dậy đức tính cần cù, sáng tạo của

người nông dân, tạo ra tính năng động của kinh tế hộ và hiện đang chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các thành phần kinh tế.

Việc nhận thức nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa các hình thức sở hữu để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai phải bằng việc khuyến khích và bảo đảm sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu trong nông nghiệp, hướng họ mạnh dạn đầu tư để phát triển những ngành, lĩnh vực hoặc sản phẩm mà họ có tiềm năng và có đủ điều kiện để phát triển, không nên phân biệt đối xử dù dưới hình thức nào; cần phải:

+ Tổng kết các loại hình tổ chức kinh tế hợp tác. Tổng kết đánh giá tình hình phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã từ khi có Chỉ thị 68TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) và luật hợp tác xã. Chuyển đổi các hợp tác xã đủ điều kiện thì cho giải thể giải quyết tồn tại tại vướng mắc, tạo tiền đề cho việc thành lập mới cho hợp tác xã và kinh tế hợp tác kiểu mới phù hợp với tình hình trong giai đoạn hiện nay, vươn lên phục vụ đắc lực cho kinh tế hộ nông dân.

+ Tổng kết mô hình kinh tế trang trại, mạnh dạn giao đất, giao rừng khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hình thành các doanh nghiệp tư nhân sản xuất và chế biến hàng hóa nông phẩm.

+ Tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước trong nông nghiệp:

Xác định kinh tế nhà nước trước hết phải làm tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn phải có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ và xây dựng mối liên kết với kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Đồng thời làm tốt vai trò là đỡ cho nông nghiệp, nông thôn.

+ Khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp phát triển kinh tế trang trại, khai thác, sử dụng các loại đất trống, đòi trọc, để phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên cơ sở bảo đảm sự bình đẳng thật sự giữa các thành phần kinh tế.

Hai là, phải thực hiện tốt chính sách ruộng đất: Trong hệ thống các biện pháp và chính sách đối với nông nghiệp, trọng tâm của vấn đề là người nông dân, nếu họ

thiếu chủ động, không được giao quyền tự chủ, không có động lực sản xuất thì tất cả các hệ thống, các biện pháp khác đều kém hiệu quả, mà phát huy quyền tự chủ của nông dân ở khâu cơ bản nhất trong chính sách nông nghiệp là giải quyết tốt vấn đề ruộng đất.

+ Khẩn trương thực hiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân theo luật định với đầy đủ 5 quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê. Để làm tốt việc giao đất cần hoàn chỉnh việc quy hoạch sử dụng đất đai (đất nông - lâm nghiệp) và quy hoạch ổn định khu dân cư, nhất là vùng đi xây dựng kinh tế mới.

+ Từng bước xác lập và hình thành hệ thống thị trường, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất là tiền đề quan trọng để nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa, tạo thế phân công lao động mới trong nông thôn.

Quá trình vận động của cơ chế thị trường tất yếu diễn ra sự phân hóa của những người sử dụng đất. Một số hộ giàu lên nhờ biết kinh doanh ruộng đất. Một số hộ khác do có nghề sẽ chuyển sang kinh doanh công nghiệp, dịch vụ có lợi hơn nên đã giải phóng ra khỏi ruộng đất để kinh doanh chuyên nghề. Một số hộ thật sự không có năng lực để làm chủ và kinh doanh ruộng đất sẽ có thể trở thành người làm thuê và bắt buộc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác sử dụng có hiệu quả hơn. Bản thân những hộ này không có kinh nghiệm sản xuất, làm ăn thua lỗ, chuyển sang làm thuê có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Sự chuyển dịch này là khách quan. Xét về mặt thuần túy kinh tế là có lợi. Đương nhiên chúng ta không khuyến khích xu hướng này, mà phải tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội bằng các ngành nghề phi nông nghiệp và các chương trình xóa đói giảm nghèo.

- Đối với những vùng đất mới (đất trống, đồi trọc) cần có chính sách khuyến khích mạnh để nông dân đầu tư vào sản xuất. ở những vùng này không nên giới hạn quy mô sử dụng đất, không phân biệt các thành phần kinh tế, được phép mở trang trại và có chính sách miễn giảm thuế. Đây là giải pháp để nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi trọc, khai hoang, phục hóa đưa vào sản xuất. Chính sách đối với đất canh tác và thổ cư, cần giải quyết theo hướng đa dạng hóa các hình thức sở hữu, được tự do chuyển nhượng, thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường có sự quản lý nhà nước.

- Điểm quan trọng cần xử lý, quy định rõ hơn trách nhiệm của người sử dụng đã cải tạo, nâng cao năng suất đất đai. Nghiên cứu ban hành sớm các chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm nhờ kết quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nhà nước vì phần này không phải do người lao động tạo ra. Việc quản lý nhà nước về đất đai nên tập trung vào quản lý quy hoạch chung. Sớm khắc phục tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra phổ biến như hiện nay.

Ba là, chính sách thuế đối với nông nghiệp cần được cụ thể hóa vận dụng phù hợp nhằm mục tiêu chủ yếu là khuyến khích mọi thành phần kinh tế khai thác tối đa mọi năng lực sản xuất trong nông nghiệp, phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm, chuyển nông thôn, nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hóa.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp có nhiều tiến bộ so với thuế nông nghiệp trước đây, song so với yêu cầu sản xuất hàng hóa nông sản thì cần hoàn thiện các mặt sau:

+ Phương pháp tính thuế đã được thay đổi, nhưng chưa xóa bỏ được sự lệ thuộc vào cách tính hiện vật, chưa phù hợp với cách tính thuế đất trong cơ chế thị trường. Vì vậy, việc quy định cơ sở tính thuế bằng từng hạng đất nên thay lại cơ sở tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo giá đất và theo thuế suất. Việc tính thuế đất nông nghiệp theo giá đất sẽ tạo điều kiện đánh giá đúng giá trị kinh tế của đất đối với các vị trí, điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng loại đất, đồng thời sẽ tác động thúc đẩy quá trình hình thành thị trường đất đai.

+ Nhằm khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh và cải tạo đồng ruộng, có thể áp dụng chế độ miễn giảm thuế đối với những hộ tự bỏ vốn cải tạo và xây dựng đồng ruộng, mức giảm và miễn thuế bằng giá trị vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, giảm thuế đối với các vùng cây, con gặp rủi ro khi giá thị trường biến động. Có thể áp dụng việc tính thuế bổ sung đối với các hộ sử dụng đất vượt hạn điền, nhưng đúng mục đích vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Việc giảm các loại thuế này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách nhà nước, trái lại nó kích thích mở rộng sản xuất phát triển nguồn thu vào ngân sách nhà nước và củng cố mối quan hệ nhà nước với nông dân. Ngoài ra cần bác bỏ hoàn toàn

các khoản thu bất hợp lý đối với nông dân và thực hiện đúng Luật ngân sách nhà nước mới ban hành tháng 3/1996.

Do đó việc sử dụng đất nông nghiệp ở Quảng Bình vào tổ chức nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, theo chiều sâu với mục tiêu: nâng cao tiềm lực, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tiềm lực, hiệu quả đất nông nghiệp cần chọn giải pháp: phát huy đúng vai trò, giá trị các chủ thể sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần theo nguyên tắc: bố trí ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp đúng với thế mạnh của mỗi chủ thể.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)