Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Quảng Bình tác động đến giao quyền sử

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 33 - 35)

dụng ruộng đất cho nông dân ở Quảng Bình [44]

Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ có tọa độ địa lý: Vĩ độ 16056' B - 18005' B; Kinh độ 105037 Đ - 107010' Đ. Với diện tích đất tự nhiên 8.051,50 km2, phía Bắc giáp Hà Tĩnh chiều dài 136,495 km; phía Nam giáp Quảng Trị chiều dài 78,8 km; phía Đông giáp biển Đông chiều dài 116,04 km; phía Tây giáp Lào chiều dài 201,870 km (tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) số liệu đo đạc tại địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT, được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình công bố theo Quyết định số 42/1999/QĐ-UB ngày 12/10/1999.

Theo sơ đồ kiến tạo toàn lãnh thổ Việt Nam, Quảng Bình thuộc đới uốn nếp Việt - Lào. Đới uốn nếp này phát triển trên trườn rìa phía Bắc của một tiểu lục địa cổ ở phía Nam. Về cơ bản phần đất này trở thành lục địa bị bào mòn. Quá trình tác động của ngoại lực đã hình thành nên bề mặt địa hình hiện nay.

Địa hình Quảng Bình hẹp và chạy từ phía Tây sang phía Đông, được hình thành bốn vùng sinh thái khác nhau: Vùng núi cao; vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, nên có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó đất đồng bằng chỉ chiếm 11%. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện thị Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch (5/7 huyện thị). Đất đồi núi chiếm 85% tổng diện tích đất tự nhiên, còn lại chủ yếu vùng núi cao và vùng cát ven biển. Tài nguyên đất được chia thành hai hệ thống

chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ Pheralít ở vùng đồi núi. Đặc biệt hơn đó là đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên nên cũng tạo thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp tập trung.

Cũng như các tỉnh miền Trung Bắc Bộ về khí hậu: Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa của địa hình và ảnh hưởng mạnh mẽ của sự nhiễu dãi hội tụ nhiệt đới. Khí hậu Quảng Bình chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 đến đầu tháng 3 năm sau và chủ yếu tập trung vào tháng 9, 10, 11. Trong thời gian có lượng mưa lớn (tháng 10) chiếm gần 30% tổng lượng mưa cả năm. Hiện tượng mưa và bão trùng hợp là hiện tượng phổ biến xảy ra ở Quảng Bình, tạo nên lụt lội, gây thiệt hại nhiều mặt, nhưng cũng có những thuận lợi cơ bản cho việc sản xuất nông nghiệp.

Về thủy văn: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn. Tại đây có cảng Nhật Lệ và cảng Gianh có vịnh Hòn La nước sâu và kín gió, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu neo đậu và phát triển các dịch vụ. Mặt khác còn có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 con/km2. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.

Về khoáng sản: Đối với địa hình như vậy nên ở Quảng Bình có một số khoáng sản như vàng, sắt, ti tan, pyrít, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại được khai thác từ đất như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granít.

Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng có quy mô lớn. Được khai thác từ đất để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở Quảng Bình là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc đưa nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hóa.

Dân số và lao động: Quảng Bình tính đến năm 2000 có khoảng 807.787 người. Phần lớn dân cư địa phương là người kinh. Dân tộc ít người thuộc về hai nhóm chính: Chứt và Bru - Vân Kiều gồm những tộc chính như Khùa Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày... Sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đồng đều, 88,5% sống ở vùng nông thôn và 11,5% sống ở thành thị. Quảng Bình có nguồn

lao động dồi dào với 380.306 người chiếm khoảng 47,08% dân số trong đó lao động nông nghiệp chiếm 72,8%, lao động công nghiệp chiếm 10,9%. Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 01/04/1999 có: 10.720 người có trình độ từ Cao đẳng trở lên, trong đó có 4.676 Cao đẳng, 6.042 Đại học, trên Đại học. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao động.

Với đặc điểm điều kiện tự nhiên như vậy, có thể khẳng định rằng, Quảng Bình là nơi giao thoa những điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa xã hội giữa hai miền Nam - Bắc và có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Nhân dân Quảng Bình yêu nước, thông minh, cần cù chịu khó và dũng cảm kiên cường trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như chống chọi với thiên nhiên. Quảng Bình là quê hương của nền văn hóa Bàu Tró, của Lũy Thầy, của Quảng Bình quan và những địa danh Cự Nẫm, Cảnh Dương, Xuân Bồ, Cha Lo, Cổng Trời, sông Gianh, Long Đại gắn liền với tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Cũng chính mảnh đất nhân linh kiệt này đã sản sinh ra nhiều danh nhân như: Dương Văn An, Lễ Thành Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàn Ninh và những người con ưu tú đã đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng ngày nay của dân tộc. Đồng thời, đây là vùng đất có bề dày lịch sử và nền văn hóa đa dạng phong phú, đặc sắc cùng với truyền thống cách mạng vẻ vang, đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi là: "Sản xuất giỏi, chiến đấu cũng giỏi".

Có thể nói, Quảng Bình hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm hội nhập vào xu thế chung của cả nước và hợp tác quốc tế nói chung và điều kiện tự nhiên đó cũng có tác động không nhỏ đến việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hội nông dân, tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp toàn diện trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 33 - 35)