Đặc diểm kinh tế-xã hội của Quảng Bình tác động đến việc giao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 35 - 41)

quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân ở Quảng Bình [44]

Quảng Bình là một vùng đất giàu tiềm năng, trải qua các thời kỳ lịch sử Quảng Bình luôn là trọng điểm quan trọng trên bản đồ kinh tế của vùng Khu 4 nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp đô hộ với một nền kinh tế què quặt lạc hậu, sản xuất công nghiệp hầu như không có gì chỉ vài ngành nghề xuất

khẩu thủ công thô sơ như đan lát, đánh bắt cá, rèn, mộc, dệt vải. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự cấp, thuế khóa nặng nề, lương thực không đủ ăn, dân chúng phải xa phương cầu thực. Cơ sở vật chất của nền kinh tế hầu như không đáng kể.

Sau hòa bình lập lại năm 1954, cả tỉnh tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế tự cung, tự cấp, nông nghiệp một ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh giẫm chân tại chỗ, đồng thời các ngành khác cũng không phát triển được. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1961 chuyển sang thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế thông qua thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965). Việc thực hiện kế hoạch 5 năm này đang bước vào giai đoạn cuối thì tháng 8/1964 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Nhân dân Quảng Bình vừa sản xuất vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, kết thúc thời kỳ kế hoạch, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế bước đầu đã hình thành, nhất là một số trang bị máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Đi đôi với tăng thêm cơ sở vật chất và lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được thiết lập. Bởi vậy, đã thúc đẩy nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ngày càng được củng cố và phát triển.

Tuy nhiên, do điều kiện mới khôi phục lại sau chiến tranh, công cuộc xây dựng mới lại bắt đầu, lực lượng sản xuất còn yếu kém, lại tiến hành trong điều kiện vừa xây dựng vừa chiến đấu chống chiến tranh tàn phá, nên tốc độ phát triển chậm. Đặc biệt càng về sau, cuộc chiến tranh càng tàn phá ác liệt và diễn ra trên phạm vi rộng, nên hầu hết các cơ sở kinh tế bị phá hủy, nền kinh tế trở lại tình trạng lạc hậu, sản xuất đình trệ, đời sống gặp khó khăn.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (tháng 4/1975), Quảng Bình với Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên (7/1975). Đây là thời kỳ mở đầu cho việc tái thiết sau chiến tranh, Quảng Bình tuy vẫn được đầu tư xây dựng thêm một số cơ sở kinh tế, song do nguồn vốn eo hẹp và điều quan trọng là thiếu quy hoạch, phân bố không hợp lý, nên cơ sở vật chất kỹ thuật ở Quảng Bình vẫn trong tình trạng lạc hậu.

Từ năm 1986, tuy được Đảng và Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện khoán gọn đến hộ gia đình nông dân;

khuyết khích các tầng lớp dân cư tự chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, song cũng không thoát khỏi tình trạng sản xuất nông nghiệp vẫn rơi vào tình trạng độc canh về cây lúa. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp được bao cấp một cách toàn diện, cả đầu vào và đầu ra theo hình thức áp đặt thông qua mạng lưới phân phối của Nhà nước, hiệu quả sản xuất kém.

Do sản xuất gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế kém, dân số ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, gây tâm lý căng thẳng trong đời sống xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Vì thế những khó khăn trong đời sống vật chất đã làm suy thoái nhiều mặt hoạt động xã hội khác như giáo dục, học sinh ngày càng giảm ở các cấp, nhất là con em ở những vùng núi, rẻo cao.

Như vậy, trong suốt thời gian dài từ 1954 đến 1989, tình hình kinh tế xã hội Quảng Bình (khi chưa tách tỉnh từ Bình Trị Thiên) luôn luôn ở trong tình trạng không ổn định. Vừa khôi phục xong hậu quả của chiến tranh chống Pháp; đế quốc Mỹ lại gây chiến tranh phá hoại bằng không quân làm thiệt hại nghiêm trọng, phá hủy cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế; tiếp đến là sự biến động về mặt tổ chức hành chính. Do đó, việc khôi phục lại cơ sở vật chất của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, dẫn đến năng lực của nền kinh tế yếu. Sản xuất chậm phát triển, còn mang tính tự cung, tự cấp, sản xuất không đủ tiêu dùng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bị giảm sút, nhiều mặt xã hội không ổn định.

Sau ngày tái lập tỉnh (7/1989), Quảng Bình mới thực sự bắt tay xây dựng và phát triển của một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Từ đó đến nay, trải qua hơn một thập kỷ Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng. Đây cũng là thời gian thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội do Đại hội Đảng bộ lần thứ XI (1991 - 1995); lần thức XII (1996 - 2000) và lần thứ XIII (2001 - 2005) đề ra.

Với một tỉnh có 91,45% dân số sống ở nông thôn, trong đó 80% lao động ở khu vực nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp được khẳng định là ngành kinh tế quan trọng và được đầu tư ưu tiên để phát triển một cách toàn diện, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm

bảo an ninh lương thực, xây dựng nông thôn mới. Vì vậy từ năm 1990 đến năm 2000, kinh tế nông nghiệp nông thôn đã đạt được một số thành tựu quan trọng: Quy mô của nền sản xuất nông nghiệp tăng, tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì tăng hàng năm 5,7% đã thể hiện nền nông nghiệp phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu một cách ổn định. Chính vì vậy, với kết quả đạt được trong lĩnh vực sản xuất lương thực từ năm 1990 đến 1995 đã được tăng dần từ 112.347 tấn năm 1990 lên 148.566 năm 1995. Lương thực bình quân đầu người từ 166 kg năm 1990 lên 199 kg năm 1995. Đặc biệt hai năm cuối của kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 sản lượng lương thực đạt kết quả cao. Năm 1999 đạt 203.309 tấn vượt kế hoạch 9,7% tăng 41,28%, so với 1998. Bên cạnh đó một số mặt hàng nông phẩm khác cũng đạt được giá trị cao như (cao su, mía, lạc, hồ tiêu...).

Đối với sản xuất lâm nghiệp đã có bước căn bản chuyển theo hướng xã hội hóa, lấy theo hướng xây dựng vốn rừng, trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ rừng là chính. Tính từ 1990 đến 2000 giá trị sản xuất ngành khai thác giảm 17,6%, bình quân mỗi năm giảm 1,91% riêng từ năm 1996 - 2000 giảm 15,9% mỗi năm giảm 0,96%. Giá trị sản xuất ngành lâm sinh tăng 6,48%. Riêng từ 1996 - 2000 tăng 65,3%, mỗi năm tăng 10,5%. Do đặc điểm tài nguyên rừng vừa có giá trị kinh tế, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, là loại tài nguyên tái sinh, do đó hoạt động sản xuất gắn liền với khai thác, tái tạo và bảo vệ. Vì vậy, phải có biện pháp quản lý phù hợp trong điều kiện diện tích rừng rộng lớn, gắn liền với điều kiện sống dân cư.

Đối với thủy sản nhờ có điều kiện tự nhiên, thuận lợi (có sông, có biển) và dân cư có truyền thống trong nghề khai thác đánh bắt thủy sản, ngành thủy sản được xác định là một ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Trước năm 1990 ngành thủy sản chỉ thuần túy về khai thác, từ năm 1991 đến nay phát triển cả khai thác, nuôi trồng gắn với chế biến đã mở ra những triển vọng mới. Đồng thời thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước, từ năm 1990 mô hình sản xuất thủy sản được tổ chức lại theo quy mô hộ gia đình, chủ yếu là về đánh bắt và khai thác. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm củng cố và sắp xếp lại. Nhất là một số doanh nghiệp nhà nước, một số công ty lựa chọn những doanh nghiệp, công ty có điều kiện phát triển làm nhiệm vụ hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển trên địa bàn toàn tỉnh.

Kết quả thực hiện đường lối đổi mới nông nghiệp nông thôn đã đạt được nhiều tiến bộ, góp phần ổn định đời sống xã hội ở nông thôn. Bên cạnh đó, các địa phương có chiều hướng phát triển mô hình kinh tế trang trại gia đình. Chuyển từ kinh tế hộ gia đình thành trang trại gia đình là sự phát triển tất yếu từ kinh tế tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hóa ở nông thôn. Nông trại gia đình đóng vai trò quan trọng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề ở nông thôn. Nhận thức được điều đó phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu sản xuất một cách phù hợp, phát triển kinh tế trang trại, sử dụng đất đồi, mặt nước để tạo ra các mô hình kinh tế mới: Như mô hình cây lương thực V.A.C, V.A.C.R. Nhờ những phong trào này nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ đất đồi, làm cho hộ đói nghèo từ năm 1995 có trên 32% đã giảm xuống dưới 20% năm 2001.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII nhất là từ khi có Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, sự điều hành của chính quyền các cấp, phong trào thi đua tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển thêm ngành nghề. Từ năm 1991 đến nay đã giải quyết việc làm 71.942 người lao động bình quân mỗi năm có 14.000 có việc làm. Phong trào xây dựng nông thôn mới thực hiện theo Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Quyết định 72/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), cùng với các nghị quyết, chủ trương đã tạo điều kiện cho phong trào xây dựng nông thôn mới được phát triển đi vào chiều sâu, bộ mặt nông thôn đã được đổi mới. Đến nay toàn tỉnh xây dựng được 780 khu dân cư tiên tiến, có 133/152 xã phường có điện, 100% xã phường xóa điểm trắng về y tế, 136/152 xã phường được phủ sóng truyền hình công tác giáo dục đào tạo còn chuyển biến khởi sắc. Đến nay toàn tỉnh có 592 trường học so với năm 1990 - 1991 tăng 223 trường, tỷ lệ người biết chữ đạt 99% so với số dân trong độ tuổi, 98% số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập và xóa mù chữ. Bên cạnh đó công tác kế hoạch hóa dân số có tiến bộ, góp phần giảm tỷ lệ sinh từ 34,85% xuống 20,89%, giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 28,7% xuống 17,4%.

Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt từ năm 1991 đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh... tạo ra những chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình chính trị ổn định.

Những thành tích đó có nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan, nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng - đó là Quảng Bình đã thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là đất nông - lâm nghiệp, góp phần tạo ra những thắng lợi to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp ở Quảng Bình.

Tuy nhiên, như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIII ghi rõ:

Trong sản xuất nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành còn chậm chưa tạo được sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn. Quản lý sử dụng đất đai có nhiều yếu kém, khuyết điểm. Việc giao đất, giao rừng và thực hiện quy hoạch đất đai tiến hành chậm. Vi phạm pháp luật về quản lý đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi. Quản lý, bảo vệ rừng thiếu chặt chẽ. Khai thác thế mạnh thủy sản cả đánh bắt nuôi trồng, chế biến chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh... [56, tr. 41].

Những tồn tại, khuyết điểm trên là do trong quản lý, sử dụng ruộng đất ở Quảng Bình còn yếu kém. Mặt khác, nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao sẽ gây áp lực lớn đối với đất đai. Nếu không có biện pháp quản lý sử dụng đất đai hợp lý, cụ thể đến từng vùng, từng đơn vị hành chính cơ sở dẫn đến tình trạng rối loạn trong khai thác đất đai, đặc biệt ở nhiều vùng đất chật người đông, có sự đầu tư của Nhà nước, của nước ngoài và các vùng đô thị trù phú kinh tế phát triển. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động, tăng nhu cầu đất đai cho các ngành phi nông, lâm ngư nghiệp. Đó là yêu cầu phân bố đất đai hợp lý, vừa đủ cho các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng đô thị phát triển vừa đảm bảo an ninh lương thực cho dân số ngày một tăng là yêu cầu và mục tiêu bức xúc của công tác quản lý đất đai hiện nay.

Nhìn một cách tổng quát tình hình đất đai nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, Quảng Bình cũng có nhiều tiềm năng đất đai cho phát triển nông - lâm nghiệp. Do đầu tư thâm canh còn hạn chế nên chưa tận dụng hết khả năng khai thác đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng còn nhiều có thể mở rộng để phát triển cây công nghiệp dài,

ngắn ngày. Đồng thời, với cơ chế quản lý mới, đất đai được giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài đã khuyến khích sự đầu tư khai thác đất đai ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội hiện tại của tỉnh cũng có nhiều khó khăn trong việc khai thác và sử dụng đất đai. Là một tỉnh địa hình đa dạng, nhưng phần lớn đất đai bị bạc màu, địa hình bị chia cắt, gây cản trở cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, đặc biệt là hướng nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, đất đai nông nghiệp còn luôn bị giảm đi do sự gia tăng dân số nhanh, khiến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 35 - 41)