Thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 68 - 73)

đất lâu dài cho nông dân để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình

3.2.1. Thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa hàng hóa

Quảng Bình là một tỉnh có địa hình tương đối đa dạng, có cả vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng và cùng cát ven biển, có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch. Trong đó đất đồng bằng chỉ chiếm 11% đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp trồng lúa màu chỉ 33.966ha, đất đồi núi chiếm 85% tổng diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên đất được chia thành hai hệ thống chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ Pheralit ở vùng đồi và núi. Đặc biệt hơn đó là nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên, do đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng bình thời kỳ 2001 - 2010 tỉnh có Quyết định số 25/2000/QĐ-UB để thực hiện phát triển kinh tế xã hội theo Chỉ thị 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát lại các quy hoạch phát triển vùng, tỉnh và thành phố. Vậy Quảng Bình phải làm gì để phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng? Đó là một vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Quảng Bình phát triển theo quy hoạch chung đặt ra:

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển một số cây mũi nhọn. Hoàn thiện từng bước cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất, sản lượng tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với hệ sinh thái theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày dài ngày, cây ăn quả, cây xuất khẩu gắn với công nghiệp chế biến; tập trung vào cây cao su, hồ tiêu, thông nhựa... lạc, mía. Đồng thời phát triển tổng hợp kinh tế vùng gò đồi, kết hợp giữa nông lâm, cây công nghiệp dài, ngắn ngày, theo không gian nhiều

tầng, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng đất, bảo vệ môi trường và nâng cao độ phì của đất [44, tr. 45].

Chính muốn cho nông nghiệp Quảng Bình phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, một yếu tố quan trọng đó là quy hoạch sử dụng đất, để thực hiện theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP là giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp. Thực hiện phương hướng trên Quảng Bình đã có kế hoạch sử dụng đất từ 2001 - 2005. Theo Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai và công văn số 1896/TCĐK-ĐKTK ngày 15/11/2001 của Tổng cục Địa chính về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1550/ QĐ-TTg ngày 6/12/2001 của tỉnh Quảng Bình.

Tổng nhu cầu: 5.993,81 ha, sử dụng từ các loại đất. - Đất nông nghiệp: 1.562,97 ha

+ Đất trống cây hàng năm: 1.455,04 ha (đất lúa: 406,67 ha) + Đất vườn tạp 94,47 ha

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 12,46 ha - Đất lâm nghiệp có rừng: 1.620,10 ha - Đất chuyên dùng khác: 248,23 ha - Đất chưa sử dụng: 2.562,51 ha Được phân bổ như sau:

Năm Diện tích

Trong đó: Sử dụng từ các loại đất

Đất nông nghiệp (đất lúa) Đất lâm nghiệp có rừng 2001 972,19 316,02 (56,67) 249,19

2002 1033,50 304,10 (86,20) 321,83 2003 1852,23 436,11(126,18) 571,10 2003 1852,23 436,11(126,18) 571,10

2004 1175,71 303,90 (70,82) 242,17

2005 960,18 202,84 (66,80) 235,81

Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 - 2005) tỉnh Quảng Bình.

Trên cơ sở phân tích tiềm năng đất đai cùng từng vùng trong tỉnh, nên ngay từ khi xây dựng đề án (1997) tỉnh đã có kế hoạch xây dựng sử dụng các loại đất cho phù hợp, để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Cụ thể cho ta thấy được sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng lúa), đất lâm nghiệp (chủ yếu là đất trống đồi trọc). Hàng năm từ 1997 đến 2001 việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đạt tỷ lệ cao (từ 74 đến 85%) năm 2001 đạt 86% nhất là trong thời gian này quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp không bị giảm sút mà ngày càng tăng. Chính từ đây, cũng là một trong những yếu tố phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tăng trưởng (phân tích phần 2.2.1)

Theo tính toán đến cuối năm 2005, Quảng Bình sẽ đưa vào đất nông - lâm nghiệp là : 31.83,07 ha. Trong thực tế, đất nông - lâm nghiệp sử dụng năm 2001 đã định:

Theo kế hoạch: 565,00 ha (kế hoạch bổ sung: 21,00 ha). Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 316,00 ha (kế hoạch bổ sung: 7,00 ha) Đất lúa: 56,69 ha

+ Đất lâm nghiệp rừng: 249,00 ha (kế hoạch bổ sung: 14,00ha) Thực hiện được: 525, 85 ha đạt 93,07 %

+ Đất nông nghiệp: 303,85 ha đạt 93,07% + Đất lâm nghiệp có rừng: 222,83 ha đạt 89,49%

Từ việc thực hiện kế hoạch đó đạt chất lượng tốt, tỉnh đã chỉ đạo chủ trương thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng, phù hợp với điều kiện sinh thái ở mỗi vùng. Việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là việc đầu tư thâm canh tăng vụ và tăng năng suất

cây trồng. Mạnh dạn đưa các giống cây ngắn ngày có năng suất cao vào gieo trồng để đạt được hệ số sử dụng đất hàng năm của tỉnh.

Từ đó đặt ra yêu cầu cho công tác qui hoạch sử dụng là, vừa phải phát triển nông nghiệp đa dạng về sản phẩm, nhưng lại tập trung cho cây con mũi nhọn, vừa phải đảm bảo phát triển sâu rộng trong toàn tỉnh (quan tâm tới vùng sâu, vùng xa) vừa chú trọng xây dựng được vùng trọng điểm; vừa cố gắng đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, vừa phải tăng nhanh nông phẩm hàng hóa cho chế biến, đáp ứng với nhu cầu phát triển ngày càng cao ở trong tỉnh và xuất khẩu.

Mặt khác, sau khi mới tái lập tỉnh (7/1989) Quảng Bình được trở về lại vị trí cũ như trước năm 1975. Do hoàn cảnh của chiến tranh vị trí, địa hình Quảng Bình chỉ được biết tới lúc này là ranh giới, chỉ quan tâm tới sức chi viện cho chiến trường miền Nam, là chảo lửa thứ hai của cả nước (sau Vĩnh Linh), nên bản đồ hành chính, quy hoạch đất đai hầu như do cũ để lại, chưa làm được mới. Vì thế đến ngày nhập tỉnh lại nằm trong tình trạng chung của cả nước là thời kỳ bao cấp, thậm chí một số xã miền núi rẻo cao các ban ngành cấp tỉnh chưa biết tới. Chính vì vậy, công tác lập hồ sơ địa chính, qui hoạch đất đai hạn chế. Dẫn đến khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về "khoán hộ" đã khẳng định việc giao đất canh tác cho các xã viên là hợp lý, đồng thời đưa ra các phương thức sử dụng đất đai, khoán thầu và đấu thầu. Hơn nữa, việc giao khoán từ trên xuống là do hợp tác xã giao, nên nhiều nơi làm đảm bảo độ chính xác, công bằng chưa tốt. Một nguyên nhân quan trọng mà đối với Quảng Bình trong thời kỳ giao đất thực hiện theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP thì cũng là lúc sở địa chính được thành lập. Nên các dữ liệu, số liệu về diện tích nông lâm nghiệp chưa chính xác, khi giao đất chủ yếu giao trên cơ sở của khoán 10, chỉ thị 100, chỉ giao trên thực địa chứ chưa có quy hoạch. Giao đất trong thời gian này là hình thức đại trà cho người nông dân để họ có đất sản xuất, chưa tính toán thật kỹ để phát triển sản xuất. Chính vì vậy, Quảng Bình khi thực hiện giao đất đó theo Nghị định 64/C và Nghị định 02/CP chỉ giao trên thực địa, dựa trên cơ sở của chỉ thị 100 đã khoán, mặc dù có xáo trộn nhưng không đáng kể. Dẫn tới ruộng đất manh mún, không có quy hoạch cụ thể, thậm chí do đòi hỏi một số vùng phát triển đô thị ngày càng lớn, ruộng đất bị thu hồi (theo luật đất đai) đối với một số hộ nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của họ. Trong quá trình giao

đất, giao rừng thì một số nơi chỉ chạy theo chỉ tiêu giao xong, chưa có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý để đỡ tốn kinh phí của nhà nước khi giao. Tất cả những tồn tại, thiếu sót đó là do quy hoạch của một số huyện chưa có bản đồ đo đạc khoanh vùng cụ thể, thậm chí một số nơi không có bản đồ địa chính nên không tiến hành giao được, thậm chí khi thực hiện chậm so với tiến độ.

Theo báo cáo tổng kết của Sở Địa chính, sau một năm thực hiện Nghị định 64/CP; thì huyện Minh Hóa có 13 xã: đây là một huyện miền núi, lại không có cán bộ địa chính, hồ sơ tài liệu không có, thậm chí một số hợp tác xã chưa thực hiện giao theo khoán 10 mà chỉ thực hiện khoán theo Chỉ thị 100. Tính đến 12/1995 có 5/13 xã giao được đất. Hay trong thời điểm này toàn tỉnh có 108/131 xã được giao theo Nghị định 64/CP với diện tích 33.227,13 ha/42.160,16 ha (ngoài 5% đất công ích) cho 97.270 hộ/116.852 hộ đạt được 83% theo kế hoạch đưa ra (theo Báo cáo tổng kết sau 1 năm thực hiện NĐ 64/CP của Sở địa chính).

Chính vì vậy, tổ chức tốt việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung, đất nông - lâm nghiệp nói riêng, đây là một nội dung quan trọng trong bảy nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà các cấp chính quyền phải thực hiện nhưng thực tế còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, tài nguyên đất đai bị thất thoát, phá vỡ quy hoạch chung của đất nước. Với nhận thức của mình về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tỉnh đang có những cố gắng nỗ lực để thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, tiến hành chỉ đạo sở địa chính nhanh chóng làm tốt công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính của các huyện và quản lý hồ sơ địa chính. Đây là một công tác đòi hỏi kinh phí lớn, trung ương phải đầu tư mới hoàn thành được. Bên cạnh đó phải có kế hoạch quản lý, bảo quản, khai thác tốt các hồ sơ địa chính, bởi đây là tài sản đất đai. Trên thực tế, các xã, phường, huyện thị còn chưa quan tâm đến công tác này, gây thất thoát tài liệu và sử dụng chưa có hiệu quả, chưa có quy trình quản lý, bảo quản, sử dụng thống nhất hồ sơ và tài liệu địa chính. ở cấp xã phường, cán bộ địa chính thường không ổn định, mỗi lần thay đổi thường không bàn giao tài liệu đầy đủ, để thất thoát, lưu lạc,... chưa đầu tư cho công tác bảo quản hồ sơ, bản đồ sổ sách địa chính... Vì vậy cần có quy định thống

nhất trong việc quản lý hồ sơ địa chính nghiêm ngặt, xem đó như tài sản quý giá, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền phải tổ chức thực hiện.

Nói tóm lại, thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thực hiện luật đất đai nói chung và việc tổ triển khai thực hiện Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP. Nếu không tổ chức tốt thì gây ảnh hưởng mọi mặt đến vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất dâu dài cho nông dân, từ đó tạo điều kiện cho nông nghiệp ngày càng phát triển. Bởi vì, công tác quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên cơ sở phân vùng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của tình nhà như: Khu vực tập trung chuyên canh sản xuất trong nông nghiệp (lúa) để người nông dân đầu tư thâm canh; vùng gò đồi thì mở mang thêm diện tích, kết hợp V.A.C.R theo mô hình kinh tế trang trại... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là một trong những giải pháp chủ yếu để hoàn thành công tác giao quyền sử dụng đất cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx (Trang 68 - 73)