nghiêm minh những quy định của Luật đất đai, Nghị định 64/CP; Nghị định 02/CP và những quy định của chính quyền địa phương
Trong quá trình đổi mới kinh tế, luật đất đai 1993 ra đời qui định rõ ràng cụ thể và chặt chẽ quyền, nghĩa vụ đối với người sử dụng đất đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng tối đa quyền cho người sử dụng đất. Luật đất đai 1988 quy định người sử dụng đất có 6 quyền, luật đất đai 1993 đã quy định người sử dụng đất có 8 quyền đó là:
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao. 3. Chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4. Hướng các lợi ích do công trình công cộng bảo vệ, cải tạo đất mang lại. 5. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo bồi bổ đất.
6. Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi.
7. Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất.
8. Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Trên cơ sở các quyền sử dụng đất đó, chính sách quy định người sử dụng đất có nghĩa vụ (Điều 79 Luật đất đai 1993):
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất.
2. Thực hiện các biện pháp để bảo vệ làm tăng khả năng sinh lợi của đất. 3. Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
4. Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.
5. Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật. 6. Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình.
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi
Thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP (giao đất trống đồi trọc, đất lâm nghiệp) là sự tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa nội dung đổi mới sở hữu trong khu vực kinh tế nông nghiệp nói riêng và nội dung đổi mới sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói chung. ở đây quan hệ sở hữu đã được chuyển đổi, đất đai từ sở hữu tập thể đã chuyển sang sở hữu toàn dân. Quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất được tách rời nhau cho hai chủ thể khác nhau. Quyền sở hữu là của Nhà nước. Quyền sử dụng được giao cho hộ nông dân và họ được toàn quyền sử dụng ruộng đất của mình, về quyền hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền lao động canh tác, cấy cày chăm sóc thu hoạch, quyền đầu tư lao động, vật tư tiền vốn, khoa học kỹ thuật để làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn. Ngoài ra, họ được thực hiện 5 quyền (thừa kế, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn sản xuất kinh doanh). Tất cả những quyền đó, hộ nông dân phải chấp hành một cách triệt để theo quy định của luật đất đai nói chung. Ngược lại, khi luật đất đai ra đời, bắt buộc mỗi một hộ phải thực sự chấp hành một cách triệt để, mà nhất là đối với đất nông - lâm nghiệp dù bằng cách nào mà đưa nền nông nghiệp phát triển sản xuất hàng hóa (đầu tư - thâm canh...), tạo ra sản phẩm trong nông - lâm nghiệp có giá trị cao nhưng phải đảm bảo cho sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái. Có như vậy mới củng cố được mối quan hệ
giữa chủ sở hữu đất và người sử dụng đất trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.