- Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta về chuyển dịch cơ cấu lao động là chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp và Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành Nông nghiệp. Trong nội bộ các ngành cũng cần có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng lao động trong các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giảm dần lao động trong các ngành thâm dụng lao động. Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện nước ta đang thực hiện quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phấn đấu trở thành một nước phát triển, hiện đại.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển đô thị văn minh, hiện đại, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, dân cư và lao động trong cả nước và ở từng vùng, góp phần thúc đẩy phát triển cả hai khu vực kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp, hạn chế lao động di trú tự do, tránh tình trạng tập trung lao động quá mức vào một vùng, một khu vực đô thị gây quá tải về kết cấu hạ tầng và khó khăn cho tổ chức đời sống xã hội ở các khu vực này.
- Chuyển dịch lao động phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Tạo việc làm, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều giải pháp, phải tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phải đi đôi với phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề. Bên cạnh việc đào tạo mới lao động cũng cần quan tâm đào tạo lại lao động về kỹ thuật, cách quản lý kinh doanh nhằm nâng cao năng lực tự tổ chức sản xuất, tự quyết định hướng kinh doanh phù hợp với bản thân. Việc đào tạo mới và đào tạo lại không phải một sớm một chiều mà thành công. Tuy nhiên cũng cần có các biện pháp kịp thời ngay trước mắt để giúp lao động chuyển ngành nghề thích ứng được với việc làm mới, sau đó trình độ kỹ thuật và quản lý sẽ được nâng dần lên.
Bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt về chế độ, chính sách tiền lương, bảo hiểm và các điều kiện sinh hoạt thiết yếu để người lao động chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có thể ổn định đời sống, yên tâm sản xuất.
- Tổ chức chuyển dịch cơ cấu lao động phải thu hút được sự tham gia của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hóa các kênh, hình thức chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp kể cả xuất khẩu lao động. Chú trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ cho lao động khu vực nông thôn, giảm bớt quá trình di dân từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị.
3.2.2 Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian tớithời gian tới thời gian tới
- Cần phải tăng nhanh tỷ trọng lao động và sản phẩm của ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra. Muốn như vậy cần chuyển dần một phần lao động nông nghiệp sang làm các hoạt động dịch vụ, chủ yếu là các hoạt động sơ chế nông sản, lâm sản, thủy sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
- Phân công lại lao động thông qua đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi. Phát triển và mở rộng các hoạt động ngành nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các hoạt động dịch vụ nông thôn phù hợp với yêu cầu của sản xuất và đời sống.
- Lấy kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân làm nòng cốt trong việc tổ chức và phân công lại lao động. Đây là các thành phần kinh tế linh hoạt nhất, có khả năng thu hút lao động tham gia vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ _ rất thích hợp cho những lao động mới chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp.
- Vận dụng việc di chuyển lao động giữa các vùng, các tiểu vùng dưới các hình thức và quy mô thích hợp. Việc di chuyển lao động giữa các vùng, tiểu vùng sẽ kích thích tạo ra cơ cấu lao động mới cho vùng, giải quyết được mâu thuẫn giữa việc thừa và thiếu lao động ở các vùng khác nhau.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động nông thôn, hòa nhập lao động Việt Nam vào thị trường lao động quốc tế. Phương hướng này đã được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua và thể hiện được tính ưu việt của nó, với việc tạo ra việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi, góp phần thay đổi cơ cấu ngành nghề tại nông thôn.
3.2.2.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH đến năm 2015
Mục tiêu tổng quát của vùng ĐBSH là xây dựng vùng ĐBSH trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đồng thời lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế theo chiều sâu, trở thành một cầu nối tin cậy giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á, thể hiện được vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo đó, để đạt được mục tiêu này vùng cần phấn đấu:
- Đến năm 2015, tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 36,9%, giảm 1,1%/năm. Tỷ trọng công nghiệp , xây dựng chiếm 30,2% và lao động dịch vụ chiếm 32,9%. Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp chiếm 63,1%.
- Các nguồn lực về lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật cần được khai thác hiệu quả hơn, tận dụng tối đa tiềm năng của vùng cho phát triển.
- Vùng ĐBSH sẽ tiếp tục là trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất cả nước, thu hút lượng lớn sinh viên ngoại vùng và quốc tế cho các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong vùng (trên 30% tổng số sinh viên đang học tập và nghiên cứu).
- Chú trọng đào tạo nhân lực trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề nhằm xây dựng được đội ngũ những người ra quyết định, lực lượng tham mưu và những người thực thi quyết định có kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao và có lương tâm, đạo đức tốt. Đào tạo nguồn nhân lực (kèm theo các chính sách về tài chính và việc làm) cho khu vực nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Phấn đấu tăng chỉ tiêu về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của toàn vùng đứng đầu cả nước, đạt mức 50%.
- Định hình và phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao theo 3 đối tượng: lãnh đạo chính quyền, quản trị doanh nghiệp lớn; đội ngũ cán bộ tham mưu và lực lượng nghiên cứu KHCN trình độ cao; và lực lượng lao động lành nghề cho các lĩnh vực mũi nhọn. Dự kiến số lượng về nguồn nhân lực phân theo 3 cấp này là: giới tinh hoa khoảng 300 người, đào tạo khoảng 2.000 doanh nhân trình độ cao; Đào tạo khoảng 7.000 người cho phát triển hệ thống đánh giá chất lượng và khoảng 10.000 cán bộ khoa học cho hệ thống sáng tạo quốc gia; đào tạo nghề trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, ngân hàng, du lịch… khoảng 200.000 người.
- Xây dựng một thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, có đủ khả năng thu hút các hoạt động đầu tư cả trong và ngoài nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Tạo việc làm và tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói giảm nghèo. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 300-350 nghìn lao động hàng năm, giảm tỷ lệ đói nghèo dưới 3,5% năm 2015, đưa mức GDP bình quân đầu người vào năm 2020 của vùng vượt ít nhất 1,2 lần mức trung bình chung của cả nước, năng suất lao động năm 2020 gấp ít nhất 2,2 lần so với năm 2010.
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH thời gian tới.gian tới. gian tới.
3.3.1 Giải pháp quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.chuyển dịch cơ cấu kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Như trong Chương I ta đã thấy được mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, để giúp chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng thì cần phải quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ vào mối quan hệ tương tác giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch hơn.
Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng để từ đó cụ thể hóa quy hoạch phát triển KCN cho phù hợp. Nội dung hoàn thiện quy hoạch vùng ĐBSH cần tập trung vào quy hoạch thành phố lớn nhất là Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các vùng tái định cư và quy hoạch đào tạo nghề, sử dụng lao động nông thôn vùng mất đất nông nghiệp do mở rộng KCN và đô thị hóa.
Cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng trong xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch ngành, đặc biệt là
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, quy hoạch đào tạo nghề cho lao động trong độ tuổi.
Rà soát quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng gắn với xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng nhà chung cư cho người lao động. Bố trí xây dựng các khu công nghiệp bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị, có biện pháp ổn định đời sống nông dân sau khi bị thu hồi đất.
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường lao động
Cần tiếp tục kiểm soát nhằm hạ thấp tỷ suất sinh trong vùng. Thực tế cho thấy sau một số năm thành công với chương trình kế hoạch hóa gia đình, đã xuất hiện tình trạng buông lỏng kiểm soát tỷ suất sinh ở nhiều nơi. Điều này sẽ gây hậu quả về lâu dài cho kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là sức ép về việc làm sẽ không ngừng nâng cao.
Tác động vào tăng cầu của thị trường lao động bằng việc chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở cả ba nội dung: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo vùng lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần kinh tế. Duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng để tạo thêm nhiều việc làm mới. Duy trì tính ổn định của nền kinh tế bằng việc nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp.
Kiểm soát thị trường lao động, nhất là việc sử dụng lao động trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, kiểm soát hoạt động của các trung tâm xúc tiến, môi giới việc làm và xuất khẩu lao động nhằm tạo ra thị trường lao động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của chủ sử dụng lao động và của người la ođộng trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Tăng cường vai trò quản lý và giám sát và dự báo của nhà nước với thị trường lao động. Xây dựng hệ thống giám sát, thu thập và thông tin phân tích thị trường lao
động, qua đó kịp thời thông tin đến người lao động, tránh dòng di dân ồ ạt ra các đô thị tìm kiếm việc làm.
Cần tiếp tục thường xuyên rà soát, bổ sung chính sách tiền lương, tiền công đối với người lao động. Đổi mới chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường, điều chỉnh mức lương tối thiểu bám sát tình hình thực tế về cung cầu lao động, và biến động giá cả tiêu dùng, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
3.3.3 Giải pháp về xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động là một kênh quan trọng giải quyết việc làm cho lao động đồng thời có hiệu quả nhiều mặt về chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong thời kỳ tới, cần đầu tư chiều sâu cho công tác quản lý, tổ chức các hoạt động xuât khẩu lao động, coi xuất khẩu lao động thực sự như một ngành kinh tế quốc dân để thu hút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp và đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
- Quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng các khâu từ tuyển chọn, đào tạo, đưa lao động ra nước ngoài đáp ứng yêu cầu của đối tác đến tổ chức giám sát, bảo vệ quyền lợi và giáo dục nâng cao ý thức, nâng cao uy tín chấp hành kỷ luật lao động, pháp luật nước sở tại của lao động Việt Nam.
- Tổ chức xuất khẩu lao động chú trọng khâu đào tạo nghề và trang bị ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu lao động thô, chưa qua đào tạo đi làm các ngành nghề giản đơn như lao động giúp việc gia đình, công nhân xây dựng sang xuất khẩu lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật như công nhân kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia, nghệ nhân.
- Thúc đẩy quá trình đa dạng hoá ngành nghề, nhất là phát triển các ngành nghề truyền thống sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ có thể xuất khẩu; và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nhất là hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tăng cường phối hợp giữa các địa phương theo mô hình liên thông, liên kết; tiến hành phổ biến thông tin về các đợt tuyển dụng, công việc và các chi phí có liên quan đến từng người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao ở tầm vĩ mô nhằm tiếp cận những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mới. Hiện nay trên thế giới nói chung và trong khu vực Đông và Đông Nam Á nói riêng còn rất nhiều thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mà chúng ta chưa đặt chân lên được. Các cơ quan Nhà nước ta cần xúc tiến các nỗ lực ngoại giao cần thiết để bước đầu tiếp cận, khai phá các thị trường này; đặt nền móng về mặt pháp lý để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta tiến hành các bước tiếp theo nhằm khai thác đưa lao động sang làm việc tại đây.
- Tăng cường và thể chế hoá hơn nữa các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu lao động như là các chính sách về cơ chế cho vay tín dụng cần thông thoáng hơn nữa, các thủ tục xin vay vốn cần được đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện