- Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với yêu cầu việc làm của người lao động và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động. Trong đó, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xây dựng các mô hình đào tạo liên thông, cần đặc biệt đào tạo nghề trình độ cao để đáp ứng cho các khu chế xuất, khu công nghệ cao và một phần cho xuất khẩu lao động, đồng thời phổ cập nghề cho số lao động đại trà ở trình độ thấp.
- Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề sát với yêu cầu của thị trường lao động trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc kết quả phân tích nghề và thường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tạo điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế và người học tham gia, hỗ trợ công tác đào tạo, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự về đào tạo và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho nền kinh tế.
- Thực hiện công khai về chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục và tài chính của các cơ sở giáo dục, thực hiện giám sát xã hội với chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Mở rộng mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo nghề và cấp trình độ đào tạo cho tỉnh, tiểu vùng, vùng. Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phạm vị vùng ĐBSH, đáp ứng nhu cầu nhân lực về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Tăng cường hoạt động của các trung tâm , cơ sở xúc tiến việc làm, các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề trong vùng. Thông qua các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề giúp người học có nhận thức rõ ràng hơn về nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó mà nâng cao số lượng và chất lượng các ngành nghề “hot” trong tương lai, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
- Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp , cơ sở