2000 – 2008.
Để có cái nhìn trực quan hơn về quá tình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của vùng ĐBSH, ta sẽ sử dụng phương pháp vector để tính ra chỉ tiêu tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành như sau:
Bảng 7: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2000-2008
Thời kỳ 00-01 01-02 02-03 03-04 04-05 05-06 06-07 07-08 Tỷ lệ 4.821 5.050 4.661 4.759 3.349 4.218 3.790 5.221
Ta có thể biểu diễn sự biến động của tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH thời kỳ 2000-2008 qua đồ thị sau:
Hình 2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008
Nhìn đồ thị trên ta thấy, từ năm 2007 đến năm 2008 là có tỷ lệ chuyển dịch cao nhất, ở mức 5,221%; tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là từ năm 2004 đến năm 2005, ở mức 3,349%. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu trung bình mỗi năm là 4,484%. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu có xu hướng giảm xuống, cho thấy trong thời gian này tuy cơ cấu lao động đã có sự biến đổi nhưng với tốc độ giảm dần (do góc hợp bởi hai vector cơ cấu ngày càng bé dần). Tuy nhiên từ năm 2005 đến năm 2008, tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên, chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Như vậy, có thể thấy rằng tuy tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động biến động không ổn định qua các năm nhưng trong thời gian gần đây đã có những biểu hiện tích cực, thể hiện tốc độ chuyển dịch của vùng ngày càng tăng.