Các chính sách về đầu tư đã góp phần khuyến khích đầu tư ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, do đó đã có tác động rõ nét đến chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm. Luật đầu tư chung được ban hành năm 2005 đã tạo môi trường đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn, ngoài việc trực tiếp khuyến khích đầu tư ở các vùng nông thôn còn tạo điều thêm nhiều công ăn việc làm không những ở khu vực thành thị mà còn có tác dụng thu hút lao động nông nghiệp ở nông thôn sang các ngành phi nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp với việc đơn giản hóa các thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp đã tạo một mặt bằng chung cho hoạt động của các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác nhau.Việc hình thành thêm nhiều doanh nghiệp mới đã góp phần giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động dôi dư.
Tuy nhiên, theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008, điểm cho chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chi phí không chính thức, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các tỉnh ở vùng ĐBSH đều thấp hơn hẳn so với các vùng phát triển năng động khác như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể, duy nhất chỉ có tỉnh Vĩnh Phúc của vùng là trong số 13 tỉnh của cả nước thuộc nhóm rất tốt và
tốt, trong số còn lại có tới 4 tỉnh và thành phố của vùng ĐBSH xếp hạng năng lực cạnh tranh ở mức trung bình trở xuống (2008) là Hà Nội (chưa mở rộng): 31/64; Hải Phòng: 48/64; Hà Tây(trước đây): 54/64 và Nam Định : 42/64.
Bảng 17: Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng ĐBSH năm 2005,2006 và 2008 TT Địa phương 2005 2006 2008 1 Hà Nội 14/42 40/64 31/64 2 Hải Phòng 19/42 42/64 48/64 3 Quảng Ninh 7/42 25/64 27/64 4 Hưng Yên 15/42 16/64 20/64 5 Hải Dương 39/42 29/64 30/64 6 Bắc Ninh 23/42 22/64 16/64 7 Hà Tây 42/42 62/64 54/64 8 Vĩnh Phúc 05/42 08/64 03/64 9 Hà Nam 31/42 49/64 26/64 10 Nam Định 38/42 44/64 42/64 11 Thái Bình 08/42 37/64 28/64 12 Ninh Bình 41/42 18/64 23/64
Nguồn: Quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH đến năm 2020