Giải pháp về xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 68 - 69)

Xuất khẩu lao động là một kênh quan trọng giải quyết việc làm cho lao động đồng thời có hiệu quả nhiều mặt về chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong thời kỳ tới, cần đầu tư chiều sâu cho công tác quản lý, tổ chức các hoạt động xuât khẩu lao động, coi xuất khẩu lao động thực sự như một ngành kinh tế quốc dân để thu hút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp và đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

- Quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng các khâu từ tuyển chọn, đào tạo, đưa lao động ra nước ngoài đáp ứng yêu cầu của đối tác đến tổ chức giám sát, bảo vệ quyền lợi và giáo dục nâng cao ý thức, nâng cao uy tín chấp hành kỷ luật lao động, pháp luật nước sở tại của lao động Việt Nam.

- Tổ chức xuất khẩu lao động chú trọng khâu đào tạo nghề và trang bị ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu lao động thô, chưa qua đào tạo đi làm các ngành nghề giản đơn như lao động giúp việc gia đình, công nhân xây dựng sang xuất khẩu lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật như công nhân kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia, nghệ nhân.

- Thúc đẩy quá trình đa dạng hoá ngành nghề, nhất là phát triển các ngành nghề truyền thống sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ có thể xuất khẩu; và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nhất là hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tăng cường phối hợp giữa các địa phương theo mô hình liên thông, liên kết; tiến hành phổ biến thông tin về các đợt tuyển dụng, công việc và các chi phí có liên quan đến từng người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao ở tầm vĩ mô nhằm tiếp cận những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mới. Hiện nay trên thế giới nói chung và trong khu vực Đông và Đông Nam Á nói riêng còn rất nhiều thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mà chúng ta chưa đặt chân lên được. Các cơ quan Nhà nước ta cần xúc tiến các nỗ lực ngoại giao cần thiết để bước đầu tiếp cận, khai phá các thị trường này; đặt nền móng về mặt pháp lý để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta tiến hành các bước tiếp theo nhằm khai thác đưa lao động sang làm việc tại đây.

- Tăng cường và thể chế hoá hơn nữa các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu lao động như là các chính sách về cơ chế cho vay tín dụng cần thông thoáng hơn nữa, các thủ tục xin vay vốn cần được đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động.

- Thành lập bộ phận tư vấn, chuyên cung cấp thông tin về các thị trường đang hoặc có khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam, đặc biệt với khu vực thị trường tập trung đông lao động của Việt Nam như các nước Đông và Đông Nam Á. Một khó khăn chung với hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay là tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu lao động, cả thị trường đang khai thác và những thị trường tiềm năng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w