Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 54)

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành thời gian qua là :

- Công tác quy hoạch KCN, cụm công nghiệp và khu đô thị mới vùng ĐBSH còn nhiều bất cập nhưng chậm bổ sung, điều chỉnh. Tình trạng "quy hoạch treo" hoặc quy hoạch không gắn với kế hoạch. Vấn đề tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án theo quy hoạch chưa được các ngành, các cấp quan tâm ở hầu hết các địa phương trong vùng. Cơ chế, chính sách đền bù đất đai bị giải tỏa chậm đổi mới nên bộc lộ nhiều bất hợp lý cả về giá cả, phương thức, thủ tục hành chính, thanh toán cho dân. Những hạn chế này đã dẫn đến quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra không đều và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Các KCN không tạo thêm nhiều việc làm mới đủ sức thu hút lao động nông thôn bị mất hoặc giảm đất nông nghiệp. Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ở vùng ĐBSH, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất

việc làm, trong khi đó 1 ha đất nông nghiệp hằng năm tạo ra việc làm cho 13 lao động nông nghiệp. Người mất việc làm chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nông nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngoài nông nghiệp rất khó. Tại Hà Nội, tỷ lệ lao động không có việc làm trước khi thu hồi đất là 4,7% đã tăng lên 12,4% sau khi bị thu hồi đất. Hai tỷ lệ tương ứng của các tỉnh khác, như Hải Phòng là 5,1% và 10,8%; Bắc Ninh 5,3% và 7,9%. Số người không có việc làm tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi: số người chuyển sang buôn bán tăng 2,72%, chuyển sang làm thuê, xe ôm tăng 3,64%, số người làm công việc khác tăng 4,1%, số người gắn với các KCN chỉ tăng 2,79%.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn ĐBSH chưa đồng bộ và chưa đều. Yếu tố này tác động tiêu cực đến nhiều mặt sản xuất và kinh doanh dịch vụ của hộ nông dân nói chung và nông dân mất đất nói riêng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển chậm. Dịch vụ thương mại, du lịch và các dịch vụ khác như ngân hàng, vận tải, bưu điện khó khăn nên khả năng tạo việc làm mới để thu hút lao động vùng đô thị hóa và KCN hạn chế. Điều này thể hiện trên nhiều yếu tố của kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là điện, giao thông, thủy lợi.

- Tốc độ phát triển ngành dịch vụ còn chậm và không ổn định qua các năm, có năm tăng rất nhiều (13% năm 2006), có năm lại tăng khá thấp (8% của năm 2007). Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ không thấp nhưg tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP lại còn thấp (27,2% năm 2008). Điều đó đã tác động đến khả năng thu hút lao động của ngành này.

- Công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập, hoạt động của các trường nghề chưa hiệu quả. Số lượng các trường dạy nghề tăng mạnh nhưng quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất lạc hậu, chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế, thiếu sự liên kết giữa các trung tâm dạy nghề và doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục của người dân là không đồng đều, những người nghèo và những người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ít có khả năng tiếp cận hơn vùng thành thị.

- Thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Các địa phương hầu hết đều chưa có chiến lược đào tạo nghề cho lao động khi đầu tư xây dựng những khu công nghiệp, cho lao động không có việc làm do bị mất đất sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Thừa lao động bị mất đất, không có kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để chuyển đổi ngành nghề. Thiếu lao động thuộc mọi loại trình độ chuyên môn kỹ thuật.

- Thị trường sức lao động, thị trường tiền tệ và thị trường khoa học - công nghệ còn nặng tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính tổ chức trong nông thôn ĐBSH là phổ biến. Tại các vùng nông thôn ven đô thị, các KCN tập trung, chợ lao động hình thành tự phát, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông tìm việc làm giản đơn. Lao động có trình độ cao có khả năng đáp ứng nhu cầu của các KCN hoặc lao động kỹ thuật phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, không đáng kể. Thị trường tiền tệ ở nông thôn càng thấp và không ổn định do vốn tích lũy của hộ nông dân ít, nhu cầu vay vốn của nông dân các trang trại để phát triển sản xuất hàng hóa lớn vùng ĐBSH không nhiều. Thị trường khoa học - công nghệ cũng trong tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là tự phát theo quy mô hộ gia đình nông dân...

- Năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm giới thiệu việc làm còn yếu kém. Khả năng liên kết với các doanh nghiệp, với các trường đào tạo và dạy nghề còn lỏng lẻo, do đó để tạo việc làm cho người lao động cũng còn hạn chế.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÙNG ĐBSH THỜI KỲ 2011 – 2015. 3.1 Căn cứ để xác định quan điểm phương hướng và mục tiêu chuyển dịch.

3.1.1 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới. gian tới.

Yếu tố then chốt tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới chính là phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất vùng ĐBSH từ nay đến 2015 của Đảng và Nhà nước ta. Đây chính là định hướng quan trọng, là kim chỉ nam cho mọi biện pháp dịch chuyển cơ cấu lao động trong thời gian này.

Thêm vào đó, các khả năng đầu tư, chuyển giao công nghệ, khả năng huy động vốn của nước ngoài, của nhà nước, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, của cá nhân cho vùng ĐBSH từ nay đến 2015 sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển ngành nghề ở vùng, từ đó mà quyết định số lượng và chủng loại việc làm mới.

Khoa học công nghệ trong tương lai sẽ là động lực quan trọng tạo nên năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm mới, trực tiếp thay đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất. Đây là cơ hội mà Việt Nam cần phải nắm bắt để có thể đi tắt đón đầu.

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra tràn lan, song không đi kèm với việc chuyển dịch ngành nghề. Hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và các khu kinh tế tập trung vẫn là xu hướng chính, lực lượng này lại là lực lượng lao động chính, có tay nghề và trình độ chuyên môn, dẫn đến việc thiếu lao động có tay nghề ở nông thôn và hiện tượng người già, trẻ em ở nhiều làng quê trở nên phổ biến hơn.

Trong thời gian tới, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của ta sẽ tiếp tục với tốc độ nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, mở rộng thị trường, cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng lấy đi ngày càng nhiều các tài nguyên như đất đai, nguồn nước, lao động,.. gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, xáo trộn và mâu thuẫn xã hội.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, một mặt mở ra những thị trường to lớn cho nông sản và dịch vụ Việt Nam, mở ra cơ hội thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý. Mặt khác, điều đó cũng đặt những người sản xuất, kinh doanh Việt Nam trước sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa, dịch vụ quốc tế có chất lượng cao hơn và khả năng cạnh tranh mạnh hơn.

Tất cả các yếu tố trên sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian tới. Do đó cần phải quan tâm đến chúng khi đề ra các giải pháp để đẩy nhanh dịch chuyển cơ cấu lao động của vùng thời gian này.

3.1.2 Dự báo cầu lao động trong thời gian tới 2011-2015.

3.1.2.1 Phương pháp xác định cầu lao động qua năng suất lao động.

Theo phương pháp này, nhu cầu lao động của toàn vùng được tổng hợp từ kết quả tính toán nhu cầu lao động của từng ngành trên cơ sở năng suất lao động của mỗi ngành khác nhau. Để xác định nhu cầu lao động của từng ngành, cần dựa vào các bước tính toán như sau:

Bước 1: Xác định mức GDP theo giá cố định của từng ngành trong kỳ kế

hoạch. Con số này thu thập được từ kết quả của kế hoạch tăng trưởng GDP của các ngành và của toàn vùng.

Bước 2: Xác định năng suất lao động kỳ kế hoạch. Mức năng suất lao động của từng ngành trong kỳ kế hoạch có thể xác định từ nhiều cách khác nhau. Thông thường chúng ta có thể xác định bằng phương pháp ngoại suy từ các số liệu về tăng trưởng năng suất lao động từ những năm trước. Năng suất lao động kỳ kế hoạch ( )

được tính từ năng suất lao động kỳ gốc( ):

= x (1 + )

Bước 3: Xác định nhu cầu lao động hay gọi là số việc làm( ) trong từng ngành. Số việc làm của ngành i được tính bằng cách chia giá trị GDP dự tính kỳ kế hoạch của ngành đó cho năng suất lao động theo ngành:

Trên cơ sở kết quả tính nhu cầu lao động của từng ngành, tổng hợp lại ta sẽ có nhu cầu lao động của toàn vùng và cơ cấu lao động theo ngành.

= ( )

Tỷ trọng nhu cầu lao động theo ngành trong tổng nhu cầu lao động được xác định bằng công thức sau:

% = ( ) x 100(%)

3.1.2.2 Phương pháp dự báo cầu lao động dựa vào hệ số co giãn của việc làm

và GDP ( )

Độ co giãn của việc làm đối với GDP cho biết khi GDP tăng hoặc giảm 1% thì số việc làm tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm. Với cách tiếp cận này, các bước dự báo cầu lao động theo phương pháp này như sau:

Bước 1: Tính toán hệ số co giãn của việc làm với GDP của từng ngành. Để tính được hệ số co giãn của việc làm với GDP của một ngành nào đó, ta cần phải thu thập số liệu về GDP và việc làm qua nhiều năm; sau đó sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản chúng ta sẽ xác định được giá trị hệ số co giãn của lao động với GDP của ngành đó.

Bước 2: Xác định nhu cầu tăng trưởng lao động theo từng ngành bằng công thức:

= x

Trong đó:

: là tốc độ tăng trưởng lao động kỳ kế hoạch.

: là hệ số co giãn của lao động theo GDP.

Bước 3: Xác định nhu cầu lao động kỳ kế hoạch theo từng ngành bằng công thức: x (1 + )

Trong đó, là lượng lao động kỳ gốc.

Trên cơ sở tính nhu cầu lao động theo từng ngành, chúng ta tổng hợp lại và có được tổng nhu cầu lao động và cơ cấu lao động theo ngành như với phương pháp trước.

3.1.2.3 Dự báo cầu lao động thời kì 2011-2015.

Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH đến năm 2020, mục tiêu của vùng là trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,6%, tốc độ tăng trưởng GDP nhóm ngành Nông nghiệp là 2,5%, nhóm ngành Công nghiệp là 8,2% và nhóm ngành Dịch vụ là 8%.

Áp dụng phương pháp thứ hai, ta có thể tính được hệ số co giãn của Việc làm với GDP các ngành là :

= -0,487.

= 0,603.

= 0,519.

Như vậy, ta tính được tốc độ tăng trưởng lao động bình quân kỳ kế hoạch là = x = 0,025 x (-0,487) = - 0,0122 = 1,22%.

= x = 0,082 x 0,603 = 0,0494 = 4,94%.

= x = 0,08 x 0,519 = 0,0415 = 4,15%.

Từ đó ta tính được nhu cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ sắp tới là:

Bảng 18 : Dự báo cầu và cơ cấu lao động trong thời kỳ tới.

2011 2015

Đơn vị người % người %

Nông nghiệp 4701466 41,29 4476199 35,91

Công nghiệp 3387272 29,75 4107848 32,96

Dịch vụ 3297819 28,96 3880287 31,13

Tổng 11386557 100 12464334 100

3.1.3 Dự báo cung lao động ĐBSH trong thời gian tới.

Theo dự báo của Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em năm 2006, đến năm 2015, dân số vùng ĐBSH sẽ đạt khoảng 21,3 triệu người, cụ thể:

Bảng 19: Dự báo dân số vùng ĐBSH đến năm 2015.

Đơn vị: Nghìn người. TT Tỉnh, thành phố 2010 2015 1 Hà Nội 6016,1 6337,4 2 Hà Tây - - 3 Hải Phòng 1890,4 1981,7 4 Vĩnh Phúc 1250,9 1336,9 5 Bắc Ninh 1065,7 1132,4 6 Hải Dương 1807,7 1907 7 Hưng Yên 1202,2 1273,2 8 Hà Nam 870,7 921 9 Nam Định 2080,5 2205,9 10 Thái Bình 1943,9 2012 11 Ninh Bình 981,1 1053 12 Quảng Ninh 1124,1 1182,5 Tổng 20233,3 21343

Nguồn: Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2020 - Ủy ban dân số, gia đình , trẻ em–2006 Với dân số dự báo như trên, đến năm 2015, ĐBSH sẽ có 16,5 triệu người từ 15

tuổi trở lên và 12,8 triệu người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn lao động dồi dào như vậy sẽ là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng nếu có phương hướng và giải pháp sử dụng hợp lý.

Qua việc dự báo cung và cầu lao động của vùng ĐBSH trong giai đoạn tới ở trên, ta thấy, đến năm 2015 cầu lao động là12,46 triệu người, trong khi đó cung lao động lại là 12,8 triệu người. Như vậy tình trạng thiếu việc làm sẽ vẫn tiếp tục diễn ra.

Để giải quyết vấn đề này, vùng cần có những biện pháp cụ thể để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như tạo thêm công ăn việc làm mới cho người lao động.

3.2 Quan điểm định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động.

3.2.1 Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu lao động- Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta về chuyển dịch cơ cấu lao động là - Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta về chuyển dịch cơ cấu lao động là chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp và Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành Nông nghiệp. Trong nội bộ các ngành cũng cần có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng lao động trong các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giảm dần lao động trong các ngành thâm dụng lao động. Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện nước ta đang thực hiện quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phấn đấu trở thành một nước phát triển, hiện đại.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Chuyển dịch cơ cấu lao động phải gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển đô thị văn minh, hiện đại, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, dân cư và lao động trong cả nước và ở từng vùng, góp phần thúc đẩy phát triển cả hai khu vực kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp, hạn chế lao động di trú tự do, tránh tình trạng tập trung lao động quá mức vào một vùng, một khu vực đô thị gây quá tải về kết cấu hạ tầng và khó khăn cho tổ chức đời sống xã hội ở các khu vực này.

- Chuyển dịch lao động phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Tạo việc làm, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động là một trong những nhiệm

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w