Những thành tựu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 51 - 52)

- Vùng ĐBSH đã phát huy được lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Qua đó chuyển được một bộ phận không nhỏ lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp trong thời gian qua.

- Trong những năm qua, các KCN tập trung trong vùng là nhân tố động lực đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng, biến vùng

thuần nông thành vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phổ biến trên 10%/năm. Nhiều tỉnh thuần nông trước đây nhờ phát triển KCN nhanh trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây... Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Các KCN đã và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp, nhất là khu vực nông thôn.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhìn chung là theo đúng xu hướng. Trong giai đoạn 2000 – 2008, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong vùng đã giảm xuống, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên. Sự dịch chuyển lao động trong nội bộ ngành cũng đã hợp lý, với sự gia tăng tỷ trọng lao động của các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng như: thủy sản (trong nông nghiệp); công nghiệp chế biến và xây dựng trong công nghiệp; và các ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường.

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhìn chung là khá phù hợp. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động là năng suất lao động tăng, góp phần phát triển kinh tế vùng. Quá trình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp của vùng ĐBSH đã gắn với tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định đi đôi với chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế; GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã bước đầu tăng lên qua các năm. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực cũng đã giảm xuống. Điều này đã góp phần thể hiện chất lượng lao động của vùng đã bước đầu được cải thiện.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w