lao động theo ngành.
Bảng 14: Cơ cấu GDP thực tế vùng ĐBSH theo ngành
Đơn vị: % 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ĐBSH 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 22,56 18,38 17,44 15,61 14,53 13,65 13,26 Công nghiệp 33,87 38,06 39,26 40,33 41,65 42,65 43,10 Dịch vụ 43,56 43,56 43,30 44,06 43,83 43,70 43,64
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh. Ta thấy, trung bình các năm tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 1,16%/năm, ngành công nghiệp tăng 1,15% và ngành dịch vụ tăng 0,01%. Mặt khác, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 3,2%/năm, ngành công nghiệp tăng 1,7%/năm và ngành dịch vụ tăng 1,6%/năm. Đến năm 2008, tỷ trọng GDP các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ là: 13,26% - 43,1% - 43,64%. Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong các ngành lần lượt là: 45,45% - 27,32% - 27,21%. Lao động ngành dịch vụ tăng 1,6%/ năm mà chỉ làm tăng đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ lên 0,01%/năm. Tương tự, lao động ngành công nghiệp cũng đã tăng dần nhưng tốc độ tăng đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP còn thấp. Điều đó cho thấy tuy cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển nhưng năng suất lao động còn chưa cao.
Năm 2008, xét về mặt giá trị, cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSH có dạng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp, tuy nhiên xét về mặt lao động lại có dạng Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ. Có thể thấy giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành của vùng còn chưa hợp lý.
Như vậy, về cơ bản xu hướng cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch khá phù hợp với cơ cấu ngành. Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đã có xu hướng tăng và tỷ trọng ngành nông nghiệp đã có xu hướng giảm.
Bên cạnh đó, một chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét đó là GDP bình quân đầu người. Bởi mục tiêu cuối cùng của chuyển dịch cơ cấu lao động hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều nhằm tăng năng suất lao động và đem lại đời sống tốt hơn cho người lao động.
Bảng 15 : GDP bình quân một lao động vùng ĐBSH
Đơn vị: triệu đồng
2000 2005 2006 2007 2008
GDP/lao động 10.03 19.65 23.25 27.47 28.36
GDP/lao động nông nghiệp 3.27 5.49 6.42 7.56 8.27 GDP/lao động công nghiệp 23.99 35.60 41.57 47.36 44.75
GDP/lao động dịch vụ 26.36 39.61 42.17 46.74 45.49 Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh. Nhìn bảng trên ta thấy thu nhập của lao động trong vùng ĐBSH đã được cải thiện qua các năm. Năm 2000 là 10,03 triệu đồng/lao động, đến năm 2005 là 19,65 triệu đồng/lao động và đến năm 2008 là 28,36 triệu đồng/lao động. Như vậy trong vòng 8 năm đã tăng gấp 2,8 lần, tính bình quân mỗi năm tăng 22,8%.
Thu nhập bình quân một lao động của từng ngành cũng đã có chuyển biến tích cực. Trong đó, tăng nhiều nhất là thu nhập bình quân của lao động ngành nông nghiệp, mỗi năm tăng 19,1%, tiếp đến là thu nhập bình quân lao động công nghiệp tăng 10,81%/năm và lao động dịch vụ có thu nhập bình quân tăng 9,1%/năm.
Ngoài ra, GDP bình quân đầu người của vùng năm 2008 cũng đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ), đạt khoảng 1.025USD, đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn có mức GDP/người cao hơn cả nước, khoảng trên 1.200 USD. Điều đó cho thấy mức sống của người dân vùng ĐBSH là khá tốt.