lọc cỏc giỏ trị của nền văn minh hiện đại, xây dựng người thanh niên mới vừa “hồng” vừa “chuyên”
Lịch sử nhân loại cho thấy, bất cứ dân tộc nào biết kết hợp chặt chẽ các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, biết chắt lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, với việc sử dụng những giá trị vốn có để làm giàu thêm những giá trị của mình, làm cho nó phù hợp với tình hình thực tiễn thì dân tộc đó sẽ đứng vững, sẽ phát triển trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống.
Nội dung của truyền thống là cái được kế thừa, trở thành một bộ phận cần thiết đối với cuộc sống. Truyền thống và hiện đại luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, truyền thống là tiền đề, là nền tảng của hiện đại, và hiện đại là sự kế thừa, sự nối tiếp của truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành qua bao thăng trầm của lịch sử
dựng nước và giữ nước. Những truyền thống quý báu ấy đó trở thành ý thức mỗi con người Việt Nam. Nó được bồi đắp lên mãi mãi và trở thành sức mạnh nội sinh để người dân Việt Nam chiến thắng biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược.
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam yêu nước là một truyền thống đặc trưng nhất, căn bản nhất, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam. Cho dù bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế - xã hội nào, chủ nghĩa yêu nước vẫn là cốt cách của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, tinh thần yêu nước là sự kết hợp giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, yêu nước phải yêu chủ nghĩa xã hội gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay, phải chuyển hóa chủ nghĩa yêu nước trước thành ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Phải chuyển từ ý chí không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ trước đây thành ý chí không chịu nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu, lệ thuộc. Nếu như trước đây yêu nước là phải cứu nước, phải chiến thắng giặc ngoại xâm, thì ngày nay yêu nước phải kiên quyết đưa đất nước phát triển, phải chống tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác. Yêu nước ngày nay còn phải biết tự hào dân tộc, gắn tự hào dân tộc với ý trí tự lực, tự cường, cống hiến hết sức mỡnh cho xó hội. Một trong những giải pháp lớn được đưa ra trong văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII như sau:
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước và giáo dục về chủ nghĩa xã hội, về nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước thoát nghèo nàn lạc hậu; làm cho mọi người thấm nhuần truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới [14. tr.17].
Yêu nước phải đoàn kết, đoàn kết là truyền thống quý bỏu của dõn tộc Việt Nam ta. Ngày nay đoàn kết phải được thực hiện trên tinh thần bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, tạo mọi cơ hội cho tất cả mọi người cùng vươn lên, tạo dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế. Đây là ý thức đoàn kết phải hun đúc ở thanh niên trong tỡnh hỡnh mới.
Nếu trước đây, lòng nhân ái mới chỉ là sự giúp đỡ chia sẻ trong lúc khó khăn hoạn nạn "tắt lửa, tối đèn" cú nhau thỡ trong điều kiện hiện nay, nhân ái ngoài tinh thần đó, còn phải tạo mọi điều kiện phát huy năng lực cá nhân. Con người phải được coi là động lực, là mục tiêu của sự phát triển. Nhân ái ngày nay phải được tiếp tục mở rộng trên phạm vi quốc tế để cùng các quốc gia, dân tộc khác giải quyết thành công các vấn đề mang tính toàn cầu như: giải quyết vấn đề dân số, bảo vệ môi trường, thiên nhiên, chống chiến tranh, chống bệnh tật hiểm nghèo...
Ngày nay, càng cần phát huy truyền thống cần cù, chịu khó. Tuy nhiên, phát huy đức tính cần cù, chịu khó phải song song với việc vượt lên để với sáng tạo, thực hiện ý thức kỷ luật cao trong lao động. Có như vậy, sự cần cù mới đạt hiệu quả, mới đưa được Việt Nam thành một nước công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến, con người sống nhân văn.
Đồng thời, phải bồi dưỡng cho thanh niên tinh thần hiếu học, ham hiểu biết, cầu tiến bộ, luôn mong muốn khám phá cái mới. Học không đơn thuần để có thu nhập, có địa vị trong xó hội mà quan trọng là học để làm người, học để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xó hội, để xây dựng xó hội mới XHCN – xó hội tiến bộ, văn minh.
Ngày nay, Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhiều thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng nhiều thách thức, khó khăn. Cách mạng khoa học - công nghệ đang tạo ra sự phát triển nhanh chóng của thế giới hiện đại, trong đó những thành tựu vĩ đại của công nghệ thông tin đó làm bộ mặt kinh tế xó hội của nhiều quốc gia. Chính sự phát triển này yêu cầu phải kết hợp một cách chặt chẽ những giá trị truyền thống dân tộc với những giá trị của nền văn minh nhân loại. Hơn ai hết, thanh niên cần được định hướng trong việc tiếp thu các giá trị nhân loại phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Để thực hiện tốt yêu cầu này cần phải làm tốt một số nhiệm vụ sau:
- Một là, nâng cao trình độ mọi mặt cho thế hệ trẻ đặc biệt là trình độ học vấn, giúp họ am hiểu và nắm vững các GTTT và văn hóa của dân tộc, từ đó hình thành niềm tin khoa học, lòng tự hào về lịch sử dân tộc, tự tin bước vào hội nhập mà không bị "choáng ngợp" trước văn hóa ngoại lai.
- Hai là, Giúp thanh niên nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, đấu tranh có hiệu quả với các thủ đoạn, nhằm lôi kéo thanh niên về tư tưởng, làm thoái hoá thanh niên về lối sống.
Tóm lại, trong điều kiện mở cửa, hội nhập như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, tất yếu chúng ta phải kết hợp được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, phải nâng được các giá trị truyền thống lên một tầm cao mới, kết hợp chặt chẽ tính truyền thống với tính hiện đại là một phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay.