- Lý thuyết lựa chọn hợp lý:
Lý thuyết lựa chọn hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ điển. Nó được phát triển lên thành lý thuyết xó hội học nhờ cụng lao của James S. Coleman. Theo Coleman, lý thuyết lựa chọn hợp lý (hay ụng cũn gọi là “mụ hỡnh của hành động hợp lý”) là lý thuyết duy nhất cú khả năng tạo ra một mụ hỡnh hũa hợp. Coleman lý luận rằng cỏch tiếp cận này vận hành từ một nền tảng trong phương pháp luận của chủ nghĩa cỏ nhõn và sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý như là cơ sở cấp độ vi mô để lý giải hiện tượng vĩ mô.
Hai thành tố chủ chốt trong lý thuyết lựa chọn hợp lý của Coleman là cỏc tỏc nhõn và cỏc tiềm năng. Coleman cho rằng, các chủ thể hành động khi hành động đều hướng tới một mục tiêu được định hỡnh bởi cỏc giỏ trị hoặc cỏc sở thớch. Chủ thể hành động sẽ tối đa hóa các lợi ích hay sự thỏa món cỏc nhu cầu, mong muốn của mỡnh. Theo ụng, mỗi chủ thể hành động có nhiều tiềm năng và cách thức sử dụng tiềm năng khác nhau. Điều đó ảnh hưởng đáng kể tới việc đạt được mục đích hoạt động của họ. Ngoài các tiềm năng, chủ thể cũn chịu ảnh hưởng của các thiết chế xó hội. Tất cả những nhõn tố đó đều quy định hành vi của các cá nhân, quy định sự lựa chọn các hành vi của họ.
Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, lý thuyết lựa chọn hợp lý khá được ưa chuộng. Nó được phát triển mạnh khi các lý thuyết vĩ mụ như (thuyết xung đột, thuyết cấu trúc…) có những quan điểm không thống nhất được với nhau khi lý giải các vấn đề thuộc tầm vĩ mô của xó hội. Tuy nhiờn, Hollis (1987) cũng chỉ ra hai điểm hạn chế quan trọng cần chú ý trong lý thuyết lựa chọn hợp lý - đó là: Thứ nhất, lý thuyết lựa chọn hợp lý gặp khó khăn khi phải đối đầu với các vấn đề, ví dụ như sự giảm sút những mong đợi của cá nhân liên quan tới hành vi của các chủ thể khác; Thứ hai, lý thuyết lựa chọn hợp lý cú sự liờn hệ với nhận thức của chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa thực dụng. Chỳng
ớt chỳ ý tới việc phõn tớch hành vi xó hội được định hướng theo chuẩn mực, vai trũ và sự thay đổi các luật lệ.
Vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý vào nghiờn cứu thỏi độ của thanh niên đô thị đối với giá trị truyền thống ta thấy thanh niên có thể được coi là các chủ thể hành động. Trong quá trỡnh tổ chức hoạt động sống của mỡnh, họ luụn hành động dựa trên hoặc hướng tới những giá trị nhất định. Đó có thể là những giá trị phù hợp hoặc không phù hợp với sự phát triển chung. Đó cũng có thể là giá trị của cá nhân chủ thể hành động hoặc có thể là hệ giá trị chung của toàn xó hội… Trong cỏc giỏ trị tồn tại hiện nay, bờn cạnh hệ giỏ trị truyền thống tồn tại từ lõu đời cũn xuất hiện nhiều giỏ trị mới. Chỳng được nảy sinh từ trong bối cảnh kinh tế xó hội của đất nước, hoặc được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Trong điều kiện rất nhiều giá trị cùng tồn tại trong xó hội, thanh niờn phải đứng trước sự lựa chọn những giá trị mà họ thấy phù hợp để định hướng thái độ, hành vi của bản thân mỡnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự lựa chọn đúng đắn bởi quá trỡnh lựa chọn giỏ trị họ chịu sự tỏc động từ nhiều phía. Nó không chỉ dựa trên sự nhận thức của bản thân thanh niên đối với các giá trị để xem xét xem giá trị nào có ý nghĩa hoặc phự hợp với bản thân. Hơn thế, những biến số khác như môi trường kinh tế - văn hóa - xó hội, hoàn cảnh sống… cũng cú tỏc động khá lớn tới quá trỡnh lựa chọn giỏ trị của họ. Những yếu tố đó chính là những tác nhân có tác động kỡm hóm hoặc thỳc đẩy sự lựa chọn hệ giá trị cho cuộc sống và hoạt động của thanh niên.
- Lý thuyết về biến đổi xã hội
Mọi xã hội đều tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng. Biến đổi xã hội (BĐXH) là một quá trình, một thuộc tính tất yếu của xã hội.
ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, mỗi khoa học có quan điểm khác nhau về BĐXH. Theo quan điểm của một số nhà xã hội học thì BĐXH là khái niệm chỉ sự khác biệt về phương diện xã hội của thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó của một hệ thống xã hội, trọng tâm là sự biến đổi của cơ cấu xã hội.
Sự khác biệt về phương diện xã hội được nói tới ở đây là sự thay đổi của các dạng hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các hệ thống phân tầng xã hội. Không phải mọi sự thay đổi nào đó diễn ra trong xã hội đều được coi là BĐXH, mà chỉ có những
thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc tới đa số cá nhân trong xã hội, sự thay đổi các cơ cấu, tổ chức, các tầng lớp xã hội... mới được coi là sự BĐXH.
Sự BĐXH rất phức tạp và có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau: có biến đổi phát triển tức là diễn ra theo chiều hướng tích cực, tiến bộ, phù hợp với mong muốn của xã hội. Có biến đổi suy thoái, diễn ra theo chiều hướng xấu, xã hội lâm vào bế tắc với những xung đột, đổ vỡ, thay đổi xã hội [82, tr.255-256].
Theo một số nhà nghiên cứu thì sự BĐXH là tổ hợp của rất nhiều nguyên nhân chứ không phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố đơn lẻ. Sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố - cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài đã tạo nên sự biến đổi. Các nhà lý thuyết hiện đại chú trọng các yếu tố: môi trường vật chất (biến động của thiên nhiên), công nghệ, sức ép dân số, giao lưu văn hoá... để lý giải những BĐXH.
Quan niệm biến đổi tổng hợp còn khẳng định sự biến đổi có thể đi lên, có thể là đi xuống, thậm chí bị huỷ diệt. Sự biến đổi cũng thường mang tính chu kỳ. Trên thực tế, mỗi lý thuyết đều có quan điểm luận giải khác nhau về sự biến đổi xã hội mà trong đó mỗi lý thuyết đều có hạt nhân hợp lý về nhận thức cũng như dự báo quá trình biến đổi xã hội.. Luận văn sẽ cố gắng tích hợp các yếu tố hợp lý nói trên để có cái nhìn đa diện, đa chiều về những yếu tố tác động đến thái độ của thanh niên và dự báo xu hướng biến đổi sự lựa chọn các giá trị truyền thống của thanh niên đối trong quá trình toàn cầu hóa.
Chương 2
thực trạng và những nhân tố tác động
đến thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống
(qua khảo sát tại thành phố ninh bình)