Xu hướng biến đổi những giá trị truyền thống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống pdf (Trang 88 - 92)

Trước những thay đổi có tính bước ngoặt khi Việt Nam mở cửa, đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, xu hướng biến đổi những giá trị truyền thống sẽ thế nào?

- Xu hướng biến đổi của chủ nghĩa yêu nước:

Toàn cầu hoá sẽ ngày càng gia tăng, trước hết về kinh tế. Việt Nam cũng như những quốc gia khác, tuy vẫn giữ tinh thần độc lập tự chủ của mỡnh, song thế giới ngày nay yờu cầu mọi quốc gia dân tộc phải phụ thuộc nhiều hơn vào các quốc gia khác. Sự biệt lập trước kia được thay thế bởi những mối liên hệ, quan hệ đa chiều, phức tạp, phụ thuộc nhau. Thế giới ngày nay không một quốc gia dân tộc nào có thể đứng vững nếu

không liên kết, hợp tác với những quốc gia khác. Song, để liên kết, hợp tác, hội nhập có hiệu quả, mỗi quốc gia dân tộc vẫn phải đề cao bản sắc của mỡnh. Càng hội nhập cao càng hợp tác chặt chẽ, càng phải đề cao bản sắc của mỡnh. Ngay trong lĩnh vực kinh tế, nếu khụng phỏt huy được thế mạnh của mỡnh thỡ hội nhập sẽ trở thành sự phụ thuộc, thành cỏi búng của người khác. Vỡ thế, hội nhập muốn khụng “hoà tan” thỡ phải giữ được bản sắc, thế mạnh của mỡnh.

Việt Nam, trong quỏ trỡnh hội nhập vẫn phải khắc sõu chủ nghĩa yờu nước. Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa yêu nước phải biến thành tinh thần tự cường dân tộc. Đau nỗi đau của người dân một nước yếu, một nước kém phát triển; Nhục nỗi nhục của người dân yếu thế bị người khác, dân tộc khác coi thường. Đây chính là cái cần hun đúc, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong điều kiện mới.

Như vậy, yêu nước chính là tinh thần tự cường trong thời đại hiện nay; yêu nước phải dũng cảm vượt lên học tập, làm cho dân giàu, nước mạnh, làm cho quốc gia thành nước hùng cường ở khu vực và trên thế giới. Đây là xu thế phát triển của truyền thống yêu nước hiện nay.

- Truyền thống đoàn kết được đặt trên cơ sở mới:

Trong điều kiện KTTT, xây dựng nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, nhiều giá trị truyền thống bị ảnh hưởng và biến đổi. Đoàn kết cũng là giá trị truyền thống chịu tác động và biến đổi của những yếu tố này.

Trước hết, phải thấy rằng KTTT phát triển khiến cho lợi ích cá nhân được chú trọng, tự do cá nhân được đề cao, quan hệ giữa người với người và giữa các nhóm xó hội được đặt trên cơ sở mới: quy luật giá trị và quan hệ hàng hóa, tiền tệ. Sự gắn kết cộng đồng dựa trên yếu tố tinh thần, tư tưởng, tỡnh cảm giảm sức nặng của nú. Đoàn kết cộng đồng đang có xu hướng lỏng lẻo ra. Ngay quan hệ giữa gia đỡnh, dũng tộc cũng vỡ những yếu tố này mà có xu hướng thiếu bền chặt. Lợi ích cá nhân được người ta xem trọng hơn.

Trong những yếu tố tạo nền tảng cho sự gắn kết cộng đồng bền chặt thỡ chủ nghĩa yờu nước, tinh thần dân tộc và hệ tư tưởng giai cấp là những yếu tố then chốt nhất. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa, đổi mới, yếu tố tư tưởng giai cấp giảm ảnh

hưởng của nó, song yếu tố chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc lại được đẩy lên. Đây là xu hướng thay đổi đáng chú ý.

Ngoài ra, nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá làm cho ranh giới quốc gia dõn tộc khụng cũn biệt lập như trước kia. Tuy sắc thái văn hoá dân tộc vẫn được đề cao nhưng nhiều giá trị truyền thống của mọi dân tộc, quốc gia được chia sẻ và có xu hướng toàn cầu hoá. Nhất thể hoá về kinh tế đưa đến sự phát triển đan xen của các yếu tố văn hoá đa dạng, phức hợp. Đây cũng là những thay đổi đáng chú ý ảnh hưởng đến truyền thống đoàn kết của các dân tộc, quốc gia hiện nay.

- Lũng nhõn ỏi, tỡnh yờu thương con người với những biểu hiện mới:

Trước tiên phải khẳng định rằng, tỡnh yờu thương con người, yêu thương đồng loại, lũng nhõn ỏi vẫn là một đức tính quý báu của con người Việt Nam. Đây là phẩm chất được hun đúc từ quá trỡnh lõu dài của cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Tỡnh cảm này vẫn được con người Việt Nam, nhất là thanh niên tiếp thu, phát triển từ trong gia đỡnh, ở nhà trường và ngoài xó hội. Cỏc phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống giáo dục từ nhà trẻ, mẫu giáo đến đại học, trên đại học đều hết sức chú ý giỏo dục truyền thống này. Truyền thống này cũn được củng cố, phát triển thành các phong trào hành động cách mạng như: quyên góp giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đỡnh liệt sĩ, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt...

Trong điều kiện phát triển KTTT cả chiều rộng lẫn chiều sâu, xó hội Việt Nam sẽ tiếp tục bị phân hoá, khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng tăng. Cạnh tranh sẽ diễn ra ngày một gay gắt hơn. Trong bối cảnh này, tỡnh yờu thương con người, lũng nhõn ỏi, chủ nghĩa nhõn đạo được đặt trên nền tảng những quan hệ mới - vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Trong giai đoạn trên của quá trỡnh phỏt triển KTTT, yếu tố cạnh tranh lành mạnh và khụng lành mạnh sẽ cũn đan xen. Đây là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng đến giá trị nhân ái, nhân văn truyền thống của cộng đồng cư dân nông nghiệp như ở nước ta.

- Đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm sẽ có những thể hiện mới:

Cần cù, chịu khó, tiết kiệm của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước trong bối cảnh thiên tai, dịch hoạ thường xuyên, đó tạo nờn một đặc trưng tính cách truyền thống cuẩ dân tộc Việt Nam. Truyền thống này cũng sẽ được thanh niên tiếp thu, phát triển trong thời đại

mới. Nhiều nhà kinh doanh, nhà hoạt động xó hội khi sử dụng lao động Việt Nam trong một số năm qua đó phải thừa nhận phẩm chất này của người lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, trong thời đại của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm đang có những thay đổi đáng chú ý. Cần cự, chịu khú phải được đặt song song với năng động, sáng tạo. Người lao động Việt Nam mới, nhất là thanh niên phải là người cần cù, chịu khó song cũng phải là người biết sáng tạo, năng động. Nền KTTT, kinh tế tri thức và cạnh tranh trên toàn cầu, yêu cầu những phẩm chất này.

Tiết kiệm là đức tính của người nông dân Việt Nam. Trong đó, sự dè sẻn “ăn bữa sáng, lo bữa tối” là phương châm hành động của không ít người thuộc thế hệ cũ. Ngày nay, sản xuất, tiêu dùng vẫn phải tiết kiệm. Tiết kiệm là quốc sách, song để phát triển, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiết kiệm phải song song với sáng tạo, làm việc với năng suất cao, hiệu quả lớn. Nhờ đó mà có tích luỹ, tiết kiệm. Tiết kiệm ngày nay là tiết kiệm của người sản xuất lớn, là đức tính của giai cấp công nhân - trí thức.

- Hiếu học trong thời đại kinh tế tri thức - cơ sở của sự phát triển bền vững.

Hiếu học, kính trọng thầy đó là truyền thống quý bỏu của dõn tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, ông cha ta đó khẳng định “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Với tinh thần kính thầy, yêu chữ, ham hiểu biết, ham học đó là một truyền thống.

Ngày nay, khi thế giới đó chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, việc học tập càng quan trọng. Nước nào, quốc gia, dân tộc nào không có nền giáo dục tiên tiến, không thể có nền khoa học, công nghệ phát triển, không thể hoà nhập và phát triển trong thế kỷ XXI. Đây là khẳng định của hầu hết cỏc nhà khoa học và cỏc nhà quản lý lónh đạo thế giới ngày nay.

Việt Nam, đất nước đang xoay mỡnh, tỡm hướng phát triển. Giáo dục, tăng cường tri thức khoa học, công nghệ đang là những vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, vấn đề là học tập những gỡ? Để phát triển, hội nhập quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu, người Việt Nam phải học tập toàn diện, đầy đủ cả tri thức quản lý lẫn tri thức khoa học kỹ thuật, cả khoa học tự nhiờn lẫn khoa học xó hội, học ụng cha xưa và học bạn bè ngày

nay. Đây là những thay đổi đáng quan tâm để bồi dưỡng, phát huy truyền thống hiếu học cho thanh niên Việt Nam hiện nay.

Như vậy là, do tác động của KTTT, mở cửa, đổi mới, phát triển nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, nhiều GTTT của Việt Nam đó cú những thay đổi bước đầu. Những thay đổi này đó tỏc động đến việc tiếp thu, vận dụng, phát huy những giá trị truyền thống trong thanh niên Việt Nam. Vấn đề là, làm thế nào để thanh niên kế thừa, phát huy những truyền thống tốt, học tập có chọn lọc những giá trị bên ngoài, xây dựng con người Việt Nam mới, kết hợp cả cái truyền thống và hiện đại. Một số khuyến nghị và giải pháp xin đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống pdf (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)