Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến. Dân tộc Viêt Nam vốn có truyền thống hiếu học lâu đời. Người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, "nhân bất học bất tri lý". Do đó trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, giáo dục luôn là một lĩnh vực được coi trọng và đề cao. Trong suốt cuộc đời hy sinh cho đất nước, cho dân tộc, Bác Hồ chỉ có một ham muốn, "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Như vậy bác xem sự học là nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Bác cũn cảnh bỏo: "một dõn tộc dốt là một dõn tộc yếu". Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập đó bắt gặp xu thế của thời đại khi trên thế giới giáo dục và đào tạo đó trở thành yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hoá phát triển rộng khắp, cách mạng khoa học công nghệ đạt những bước tiến kỳ diệu, cách mạng thông tin bùng nổ mạnh mẽ, tri thức của nhân loại tăng trưởng không ngừng. Đảng và Nhà nước ta đó khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong vũng mấy chục năm gần đây, tri thức nhân loại tích luỹ được đó bằng tổng số tri thức cú được trong hai thiên niên kỷ trước đó. Các nhà khoa học dự báo đến năm 2020, tri thức nhân loại sẽ tăng gấp 4 lần so với tri thức đó cú năm 2000. Công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, vũng đời của công nghệ ngày càng được rút ngắn. Tri thức
đó trở thành tài nguyờn quan trọng nhất và sự tụt hậu về tri thức trở thành nguyờn nhõn chủ yếu tạo ra sự cỏch biệt thành cụng giữa người này với người khác, tăng khoảng cách phát triển giữa vùng này với vùng kia, giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Thời đại ngày nay đũi hỏi con người phát triển kiến thức về nhiều mặt, do đó giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị cho người học kiến thức toàn diện. Tuy nhiên, kiến thức nhận được ở các trường phổ thông và đại học sẽ nhanh chóng lạc hậu nếu không được bổ sung bằng những kiến thức mới phù hợp với sự phát triển và đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực, từng môi trường, từng hoàn cảnh. Vậy, thanh niên ngày nay đó hướng tới việc học tập thế nào? Có chăm chỉ học hành, hiếu học, tôn sư, trọng đạo không? cuộc khảo sát cho thấy như sau:
Biểu 2.13: Thanh niên nhận định về sự cần thiết của giá trị hiếu học
Nguồn: Tác giả khảo sỏt tại Thành phố Ninh Bỡnh.
Như vậy là, có 94,9% thanh niên được hỏi cho rằng hiếu học là một truyền thống của dân tộc cần được tiếp thu, phát triển. Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá, truyền thống này càng cần được các tầng lớp thanh niên quán triệt và thể hiện thành những hành động cụ thể. Điều này phải đo bằng những chỉ báo sau đây:
Biểu 2. 14: Đánh giá về tinh thần học tập, lao động của thanh niên hiện nay
Nguồn: Tác giả khảo sỏt tại Thành phố Ninh Bỡnh.
Biểu đồ trên cho thấy, sự khác biệt khá rừ trong ý kiến đánh giá về tinh thần học tập và lao động của thanh niờn hiện nay. Nhỡn chung thanh niên trả lời đó đánh giá rất tốt về tinh thần học tập và lao động của họ hiện nay. Cỏc ý kiến cho rằng thanh niờn hiện nay: thụ động, chưa có ý thức cao trong học tập lao động, hay chưa chủ động tích cực trong học tập có tỷ lệ đồng tỡnh rất thấp. Đa số các bạn trẻ cho rằng thanh niên hiện nay đó phỏt huy tốt truyền thống hiếu học, ham học hỏi và có trách nhiệm trong học tập và lao động. Tinh thần ham học hỏi là giá trị được các bạn trẻ cho là đó phát huy tốt nhất (81,8%). Tiếp đến là luôn biết coi trọng giá trị và thành quả của lao động và học tập (75,3%). Các thể hiện hành động hiếu học khác cũng đó được các bạn trẻ đồng tỡnh ở mức cao. Như vậy, cú thể thấy, theo cỏch nhỡn nhận của chớnh cỏc bạn trẻ, họ luụn ý thức được sự nỗ lực của bản thân và bạn bè. Chính sự lạc quan, tin tưởng vào ý chớ và tinh thần hiếu học của thanh niờn sẽ là những động lực thôi thúc họ không ngừng cố gắng để khẳng định bản thân mỡnh trong một xó hội học tập cả trước mắt và tương lai.
Với việc học tập nói riêng, đa số thanh niên có thái độ tích cực đề cao việc học tập. 49% “rất coi trọng”; 47,6% “coi trọng”; chỉ có 3,4% thanh niên đánh giá là “bỡnh thường”. “Học tập” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, đó không chỉ là việc học tập ở trên lớp, trong nhà trường mà trong nghiên cứu của chúng tôi, “học tập” được coi là sự học hỏi, nói chung đấy là sự tiếp thu, rèn luyện các kỹ năng làm việc, các kinh nghiệm sống. Không chỉ nhóm thanh niên là sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học mới đề cao giá trị học tập đối với bản thân mà nhóm thanh niên là công nhân tại các nhà máy công nghiệp cũng luôn ý thức được tầm quan trọng của việc ham học hỏi các tri thức khoa học tiến tiến hay các kĩ năng sống, coi đó như là chỉ báo đánh giá sự tiến bộ của bản thân. Tuy vậy cú sự khỏc biệt rừ nột trong thỏi độ với việc học tập giữa các nhóm thanh niên có nghề nghiệp hiện tại khác nhau.
Bảng 2.3: Tương quan giữa nghề nghiệp của TN được hỏi đối với thái độ học tập Nghề nghiệp NTL Rất coi trọng % Coi trọng % Bỡnh thường % Tổng % Học sinh 86.7 13.3 0.0 100 Sinh viên 52.4 38.1 9.5 100 Công chức 48.1 50.8 1.1 100 Công nhân 24.0 68.0 8.0 100
Nguồn: Tác giả khảo sỏt tại Thành phố Ninh Bỡnh.
Thang đo mà chúng tôi đưa ra có ba mức đánh giá là “Rất coi trọng”; “Coi trọng” và “Bỡnh thường”. Mức độ “rất coi trọng” giảm dần theo các nhóm nghề nghiệp từ học sinh đến sinh viên rồi đến nhóm công chức và cuối cùng là nhóm công nhân. Nhóm học sinh là nhóm có tỷ lệ coi trọng việc học tập cao hơn cả, không có học sinh nào trong mẫu được hỏi có thái độ “bỡnh thường” với việc học tập của họ. Nhóm công nhân thỡ ngược lại, tỷ lệ đánh giá “rất coi trọng” chiếm tỷ lệ thấp nhất (24%) và cũng là nhóm có thái độ chỉ ở mức “bỡnh thường” với việc học tập chiếm tỷ lệ cao hơn cả đối với ba nhóm cũn lại (8,0%). Kết quả này cũng rất phù hợp với thực tế cuộc sống hiện nay. Khi mà con đường
vào đại học dường như là con đường tiến thân được nhiều bạn trẻ hướng tới nhất. Nên nhóm học sinh luôn bị áp lực với việc phấn đấu nỗ lực rèn luyện để vào được Đại học. Vỡ vậy, việc học tập cũng được họ thực sự coi trọng. Nhóm sinh viên dường như yên tâm hơn với việc đó ngồi trờn ghế giảng đường đại học nên tỷ lệ “rất coi trọng” việc học tập có giảm đi hơn so với nhóm học sinh.
Khảo sát về mục đích của thanh niên trong học tập, nhóm nghiên cứu đó thu được một số kết quả đáng chú ý như sau:
Biểu 2.15: Mục đích học tập của thanh niên
Nguồn: Tác giả khảo sỏt tại Thành phố Ninh Bỡnh.
Chỉ có 16,1% thanh niên lựa chọn mục đích học tập của họ là có được công việc nhàn hạ. Tiếp đến, với mục đích “học tập, lao động vỡ gia đỡnh, dũng họ” cũng chỉ cú 40,1% thanh niờn đồng tỡnh. Đó là một tín hiệu đáng chỳ ý vỡ, đó có một số thanh niên cho rằng họ cố gắng học tập không chỉ cho chính bản thân, tương lai, sự nghiệp của họ mà thay vào đó là học vỡ gia đỡnh, dũng họ. Thanh niờn ngày nay đó cú ý thức rừ hơn về mục đích học tập, về sự lựa chọn đường đi cho cuộc đời của họ. Mục đích “học để có thu nhập cao” cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn (60%). Một phỏng vấn sâu cũng cho thêm
thông tin về vấn đề này: “Em nghĩ việc cố gắng học để sau này có một nguồn thu nhập tốt không phải là việc xấu xa gỡ, kiếm tiền bằng chớnh sức lao động của mỡnh, sự nỗ lực của mỡnh, theo em nghĩ, thời buổi này thực dụng một tớ cũng khụng xấu...” (Nam, 18 tuổi, sinh viên).
Như vậy, học tập ngoài phát huy truyền thống hiếu học thỡ ngày nay, học tập cú mục tiờu cụ thể hơn, thực tế hơn. Mục đích học tập để nâng cao kiến thức; học tập để hội nhập và theo kịp sự phát triển của xó hội là hai mục đích của đa số các thanh niên lựa chọn
“Mỡnh thấy là đa số bạn trẻ đều chọn con đường vào đại học là con đường tiến thân, điều đó cũng không hẳn đó đúng. Nhưng thực ra mỡnh cũng muốn vào đại học để sau này đỡ khổ, chứ lao động phổ thông thế này khổ lắm, biết bao giờ mới khá lên được. Nhưng mỡnh khụng học được thỡ phải chịu...” (Nam, 23 tuổi, công nhân) hay có bạn nữ công nhân tâm sự: “không phải em làm công nhân thế này mà em không muốn cố gắng nữa, cũng nghĩ là chỉ kiếm tiền một thời gian nữa để có ít vốn, rồi sau sẽ đi học thêm cái bằng nào đấy nữa, cứ làm công nhân thế này không khá lên được, em cũng chán lắm chứ...”(Nữ, 20 tuổi, công nhân).
Đó là kết quả chung về các mục đích học tập của thanh niên, khi hỏi sâu về lựa chọn ba mục đích học tập quan trọng nhất, nhóm nghiên cứu đó thu được các kết quả rất chú ý. Phõn tớch ở trờn cho thấy, mục đích học tập của đa số thanh niên rất đa dạng. Các mục đích như “học để có địa vị cao trong xó hội”; “cú được thu nhập cao” hay “tỡm được việc làm yêu thích” đều được đa số các thanh niên đồng tỡnh. Tuy vậy khảo sát về ba mục đích học tập mà thanh niên cho là quan trọng nhất, kết quả tập trung ở các mục đích chính như: Học để nâng cao kiến thức cho bản thân; để hội nhập và theo kịp sự phát triển của xó hội; để phát huy và khẳng định năng lực; có được công việc ổn định.
Nguồn: Tác giả khảo sỏt tại Thành phố Ninh Bỡnh.
Như vậy có thể nói rằng, việc học vỡ để có địa vị, để có thu nhập cao; để tỡm được việc làm yêu thích là mục đích học tập của đa số thanh niên nhưng đó chưa phải là mục đích quan trọng. Mục đích quan trọng của các thanh niên chính là nâng cao kiến thức cho bản thân, và học để hội nhập theo kịp sự phát triển của thế giới. Đó mới là mục đích thực sự và chính đáng của quá trỡnh học tập. Và khi đó có nền tảng kiến thức vững vàng, các thanh niên đều có thể tự tin tỡm kiếm cho mỡnh một cụng việc cú thu nhập cao và sớm cú địa vị trong xó hội.
Những thông tin trên một lần nữa cho thấy, thanh niên ngày nay ham học, cầu tiến bộ, ngoài việc phát huy truyền thống cha ụng cũn cú những mục đích mà chỉ thời nay trong nền kinh tế thị trường, mở cửa, đổi mới thanh niên mới dám bộc lộ.