Kiện toàn cơ chế chính sách nhằm đổi mới “hoạt động lập pháp (của HĐND và UBND thành phố) theo hướng luật pháp hóa, vừa mang tính sáng tạo vừa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 104 - 107)

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,

d) Mô tả việc nghiên cứu thực tế:

3.3.2. Kiện toàn cơ chế chính sách nhằm đổi mới “hoạt động lập pháp (của HĐND và UBND thành phố) theo hướng luật pháp hóa, vừa mang tính sáng tạo vừa

HĐND và UBND thành phố) theo hướng luật pháp hóa, vừa mang tính sáng tạo vừa mang tính giải phóng”[9, tr.8] nhằm nâng cao chất lượng hoạch định chính sách công. Đây là giải pháp nhằm tạo ra môi trường, điều kiện để thúc đẩy việc thay đổi về chất của qúa trình chính sách tại Đà Nẵng hiện nay.

Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế hợp tác giữa cơ quan khoa học và nhà hoạch định chính sách: UBND, Học viện CTQG khu vực III, trường Đại học Cao đẳng, Sở Khoa học công nghệ, nhà khoa học, chuyên gia. Ngoài chế độ báo cáo trong cơ quan nhà nước, Đảng, cần xây dựng cơ chế thông tin rộng rãi những vấn đề chính sách, đặc biệt là kết quả chính sách đến tổ chức cá nhân có nhu cầu nhưng không vi phạm bí mật quốc gia. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, đi liền với quyền lực là thông tin và có thông tin trước hết cũng làm tăng sức mạnh quyền lực. Do đó, các cơ quan nghiên cứu khoa học của Thành phố cũng ở trong tình trạng thông tin chậm được cập nhật. Khó có thể thúc đẩy được công tác phản biện trong điều

kiện thông tin một chiều và mang tính hình thức, nặng tuyên truyền, ít phản ánh như hiện nay. Do đó, khả năng nghiên cứu đề xuất vấn đề chính sách cho lãnh đạo thành phố không kịp thời.

Thể chế hóa bằng văn bản quy trình chế độ hoạt động "hiến kế" của các tổ chức, cá nhân. Đưa công tác hoạt động "sáng kiến kinh nghiệm", đặc biệt sáng kiến trong lĩnh vực quản lý điều hành xã hội đi vào thực chất, kích thích tính tự giác của các cá nhân và tổ chức trong nghiên cứu các đề tài Thành phố đang cần. Hiện nay, hoạt động "hiến kế" của các thành viên câu lạc bộ cán bộ trẻ của Thành phố (do Bí thư Thành ủy Chủ tịch HĐND Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch danh dự) hoạt đông chưa hiệu quả. Nhiệm vụ này chỉ được làm tốt nếu thông qua việc thể chế hóa các hoạt động hiến kế, đóng góp ý kiến, xem đó cũng là một kênh bổ sung rất thiết thực nhằm nâng cao tính khoa học, gắn cụ thể trách nhiệm xã hội đối với các quyết sách của Thành phố.

Đẩy mạnh phân cấp quản lý để nâng cao tính chủ động, sáng tạo của từng ngành, từng cấp; đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt những người đứng đầu trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Có các chế tài, biện pháp ngăn chặn và xử lý các trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhũng nhiễu, gây phiền hà, bất bình cho người dân. Đặc biệt trên lĩnh vực đất đai và nhà đất vốn rất nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của cả đối tượng thực thi, cán bộ hoạch định chính sách. Quy định rõ biện pháp xử lý hành vi vi phạm trách nhiệm của chủ đầu tư trong giải quyết vướng mắc trên thực tế với các hộ giải tỏa đã bàn giao mặt bằng. Do đó, cần thiết phải đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 83/2006/QĐ-UBND ngày 20-9-2006 của UBND quy định ràng buộc trách nhiệm người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, quận, huyệnĐà Nẵng.

Thể chế hóa bằng văn bản sự phân công, phân nhiệm trong giải quyết các vấn đề cơ bản của chính sách giải tỏa đền bù. Đây vẫn là chính sách xuyên suốt và còn tồn tại lâu dài gắn với quá trình đô thị hóa mới bắt đầu của Thành phố. Sự phối hợp giữa ràng buộc trách nhiệm giữa UBND Thành phố với Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, các Ban đền bù chuyên trách trực tiếp thực hiện; các chủ đầu tư quản lý các dự án và khai thác quỹ đất, các ban chuyên môn của Đảng, HĐND, các tổ chức đoàn thể trong nghiên cứu đề xuất nhiều phương án nhằm lựa chọn

phương án tối ưu (phản ánh thực tế khách quan và đề cao lợi ích chung), các cơ quan truyền thông như Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng... thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin về kết quả chính sách giải tỏa đền bù, cũng như việc khắc phục tình trạng vi phạm các quy định của Thành phố về vấn đề giao đất cho dân trong giải tỏa, giúp nâng cao ý thức cộng đồng, góp phần ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh, bảo đảm lợi ích cho dân. Đây có thể xem là nhân tố rất quan trọng để đổi mới, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của chủ thể các cấp tham gia hoạch định chính sách ở Thành phố.

Thể chế hóa quy trình hoạch định chính sách, ràng buộc trách nhiệm cá nhân làm chính sách đối với chính sách được ban hành khi nó có tác động không thuận chiều với xã hội. Đây là việc làm có thể giải quyết được rất nhiều vướng mắc trong việc phân định, quy định trách nhiệm. Nó giúp hạn chế tình trạng xử lý chậm hoặc thiếu công bằng các sai phạm tồn tại phổ biến và kéo dài. Xây dựng cơ chế báo cáo theo hướng nâng cao chất lượng, quy trình, thiết kế, kỷ luật, kỹ thuật báo cáo, đảm bảo phản ánh trung thực tình hình thực thi chính sách; sử dụng các cơ quan độc lập trong đánh giá tác động chính sách làm căn cứ nhận định đề giải quyết trúng vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, định hướng lại các nguyên tắc thi hành luật, chấp hành luật cũng như giám sát các tình trạng vi hiến của các thủ tục, chính sách (Xem phụ lục 2b).

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng xoá bỏ tệ quan liêu giấy tờ, đảm bảo đúng, chính xác quy định của Nhà nước theo con đường nhanh nhất, gọn nhất, không gây phiền hà cho nhân dân. Hoạt động này phải được cụ thể hóa thành quy trình giải quyết từng vụ việc liên quan đến nhiệm vụ của từng ngành, cấp chính quyền. Có như vậy, tính khoa học và trách nhiệm pháp lý của chính sách mới được bảo đảm. Phát huy vai trò Sở Tư pháp trong rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, bãi bỏ những quy định không còn hợp lý, những thủ tục hành chính rườm rà, đảm bảo căn cứ pháp lý của chính sách.

Thể chế hóa hoạt động giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tập huấn cho cán bộ chuyên trách công tác mặt trận, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận các quận, huyện, xã phường về Luật Mặt trận và các quy chế giám sát cộng đồng. Vai trò chất vấn của Mặt trận Tổ

quốc Thành phố được nâng lên là tạo thêm một kênh phản hồi thực sự mạnh, hướng đến đối trọng, buộc chính quyền các cấp phải trả lời tất cả các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm mình quản lý, góp phần xây dựng nền dân chủ lành mạnh. Chính vai trò đó của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân vẫn là nhân tố mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo được sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố. Từng bước có nghiên cứu, cụ thể hóa việc trao thêm quyền cho Mặt trận Tổ quốc Thành phố (ít nhất có vai trò như cơ quan thanh tra nhân dân) sẽ hạn chế được lạm quyền, tắc trách trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm lợi ích cho dân của các chính sách. Thể chế hóa hoạt động của "74 Hội quần chúng Thành phố và 54 hội ở quận huyện nhằm phát huy tối đa vào công tác tư vấn, giám sát phản biện các chính sách của Thành phố" [25, tr.111].

Ngoài ra, để thực sự làm tốt công tác giám sát tác động của chính sách, đi kèm với HĐND là một hệ thống quản lý để giám sát công việc xem có hiểu rõ mục đích, chiến lược và cam kết thực hiện chính sách, đạt được các kết quả dự kiến hay không; sự hỗ trợ tốt của một chiến lược quản lý, hạn chế can thiệp chính trị và quản lý trong quá trình giám sát vốn là điều trở ngại các đại biểu dân cử thường phải đối mặt khi thực thi vai trò của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)