Đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện chính sách của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 99 - 100)

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,

3.2.2.Đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện chính sách của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng

d) Mô tả việc nghiên cứu thực tế:

3.2.2.Đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện chính sách của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng

dân cử, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng

Giám sát là việc đánh giá hiệu quả và năng lực hoạt động của chính quyền địa phương nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách và các chương trình thực thi chính sách đáp ứng lợi ích của nhân dân. Mục đích của giám sát là lấp các khoảng cách và "lỗ hổng" trong thực thi chính sách trước khi nó có cơ hội phát triển. MTTQ và HĐND thực hiện chức năng giám sát các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm. Ban Thanh tra nhân dân (TTND), Ban công tác Mặt trận thành lập Tổ giám sát để kiểm tra theo dõi quá trình thi công của đơn vị đầu tư, nếu phát hiện ra sai phạm, Mặt trận có những kiến nghị gửi tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. tham gia xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh chủ chốt là chủ tịch HĐND và UBND xã, phường, thị trấn, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tạo những tiền đề cần thiết để thực hiện công tác giám sát cán bộ công chức, đảng viên ở khu dân cư, giải quyết dứt điểm tình trạng người dân không biết ông chủ tịch HĐND là ai, đảm bảo công tâm, sáng suốt, phân tích cặn kẽ vấn đề trước khi nhận định chứ không thể chỉ nghe nói rồi kiến nghị. Do vậy, cán bộ Mặt trận phải được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý hành chính để nâng cao năng lực giám sát, phải tự nâng mình lên cho đúng tầm thì mới có thể giám sát tốt.

Giám sát của đại biểu HĐND phải được tất cả các thành viên trong HĐND ủng hộ không thể giao cho một vài “chuyên gia” trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc những người chỉ muốn giám sát các hoạt động bề nổi. Giám sát không nên tham gia quá sâu vào công việc hành chính thường nhật, vào quá trình triển khai thực hiện công việc làm giảm tính khách quan mà cần có các tiêu chuẩn khách quan đánh giá công việc.

Bởi có thực tế, không ít đại biểu HĐND có xu thế coi việc giám sát là sự tham gia vào các hoạt động hàng ngày của chính quyền địa phương, làm hạn chế thẩm quyền giám sát và làm nản lòng những người có trách nhiệm thực thi chính sách, pháp luật.

Giám sát tốt làm cơ sở để có phản biện tốt. Trước hết, điều cần thiết là phải đưa hoạt động phản biện xã hội trở thành nề nếp nhằm nâng cao tính khoa học, trách nhiệm xã hội cho các quyết định chính sách khi nó có sự cọ xát nhiều thông qua phản biện. Đảng ta khẳng định: “Xây dựng qui chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”[71]. Thực tế vấn đề này còn rất mới, và có ý nghĩa, nếu được phát huy tốt sẽ tạo ra sự thay đổi về chất cho quá trình hoạch định chính sách của Thành phố. Vậy cần hiểu “phản biện” là một loại hình và động lực giao tiếp cần thiết, mang tính trí tuệ, nhân văn, nhân bản nhằm hoàn thiện hóa những giá trị kinh tế - xã hội và đời sống của một thể chế, một cộng đồng xã hội.

Phản biện phải được tiến hành ngay từ khi chính sách còn là ý tưởng, ở giai đoạn nghị trình của hoạch định chính sách bởi nếu các vấn đề khi đưa ra phản biện đã có dự thảo nghị quyết rồi thì rất khó. Phản biện trong quá trình hoạch định chính sách là phản biện xã hội, thực chất là những phản ứng của quần chúng đối với những vấn đề của Đảng và Nhà nước, là ý kiến của quần chúng nhân dân.

Hiện nay, hoạt động phản biện chỉ mới ở mức độ đóng góp ý kiến. Song quan trọng hơn là tiếp thu ý kiến phản biện của các nhà hoạch định. Đó là yếu tố để đánh giá thái độ cầu tiến hay bảo thủ của họ. Đề cao phản biện song chú ý tránh tình trạng khi cần mới hỏi, hoặc chỉ là để tham khảo, lấy ý kiến thì nhiều nhưng rất ít tiếp thu, tác dụng của phản biện chưa được xác định rõ. Phản biện xã hội chưa trở thành nếp quen trong sinh hoạt, đời sống xã hội, nhất là trong mối quan hệ lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo với chỉ đạo, điều hành, quản lý và thực thi từ cơ sở trở lên trong các quá trình chính sách. Do đó, đòi hỏi phải có nhận thức đúng và hành động đúng, từng bước và thận trọng, cụ thể hóa nó ở nhiều giải pháp. Có phản biện tốt mới có thể nâng cao ý thức trách nhiệm, tính khoa học của hoạch định chính sách.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 99 - 100)