- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,
b) Về một số khái niệm liên quan trong chính sách giải tỏa đền bù
“Giải tỏa”, “đền bù”, “tái định cư” là những khái niệm chủ yếu thường sử dụng trong các văn bản luật để quy định trách nhiệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích công cộng. Chính sách giải tỏa đền bù của Đà Nẵng là một trường hợp như thế.
Giải toả là “việc phá, dỡ những kết cấu cũ đang trở thành những chướng ngại để giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội nào đó” [33, tr.15].
Đền bù là việc thay thế các tài sản bị mất bằng hiện vật hoặc bằng tiền. Đó cũng chính là phương thức đền bù - hoàn trả bằng tiền khi người dân bị mất đất và bị hư hại các tài sản khác tại thành phố Đà Nẵng khi thực hiện giải phóng mặt bằng. Gọi đó là tiền đền bù, người bị thu hồi đất được quyền ưu tiên mua lại đất ở các khu quy hoạch theo khung giá thành phố quy định.
“Tái định cư là một quá trình bao gồm đền bù các thiệt hại về đất đai và tài sản di chuyển, tái định cư, ổn định và khôi phục cuộc sống cho những người bị thu hồi đất để xây dựng các dự án. Tái định cư còn bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng do việc thực hiện các dự án gây ra, khôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất kinh tế, văn hoá, xã hội của hộ và cộng đồng” [33, tr.15]. Tái định cư là một quá trình đền bù (bồi thường) cho các thiệt hại (chủ yếu là tài sản) và giúp ổn định cuộc sống, giúp họ di chuyển và tạo lập lại nơi ở mới, khôi phục cuộc sống và đảm bảo tăng nguồn thu nhập của họ.