Hoàn thiện thể chế sử dụng các cơ quan tư vấn chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 96 - 99)

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,

3.2.1.Hoàn thiện thể chế sử dụng các cơ quan tư vấn chính sách

d) Mô tả việc nghiên cứu thực tế:

3.2.1.Hoàn thiện thể chế sử dụng các cơ quan tư vấn chính sách

Chính sách công liên quan đến cộng đồng nên về nguyên tắc phải được sự tham gia càng nhiều càng tốt của cộng đồng vào việc hoạch định chính sách. Do đó nó yêu

cầu rất cao tính kỹ thuật, tính pháp lý, tính khoa học, tính giai cấp, tính nhân loại, tính chính trị của chính sách để hiện thực hóa các mục tiêu cộng đồng. Thực tế, không phải nhà lãnh đạo nào cũng am hiểu thông thạo hết mọi lĩnh vực và dù có như vậy thì yêu cầu rất cao về chất lượng và tính khách quan khoa học cũng như tính cộng đồng của chính sách luôn đòi hỏi công tác này cần được trợ giúp, tư vấn bởi các nhà tư vấn chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp nhưng có chuyên môn sâu về lĩnh vực chính sách.

ở nước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng, các cơ quan nghiên cứu khoa học (Trường đại học, Viện,...), đội ngũ chuyên viên ở các Sở, các tổ chức Hội nghề nghiệp thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật có nhiệm vụ tư vấn chính sách cho lãnh đạo Thành phố. Để hoạt động tư vấn chính sách đi vào thực chất, điều cần thiết nhất là phải có cơ chế, chính sách tư vấn. Hiện cơ chế tư vấn giữa các cơ quan tổ chức với lãnh đạo Thành phố chỉ mới ở mức phối hợp, ký thỏa thuận giao kết. Các hoạt động tư vấn chính sách mới chỉ ở hình thức "hiến kế". Do đó, UBND Thành phố đã không phát huy được hết chất xám của đội ngũ này vào công tác hoạch định chính sách. Đặc biệt tư vấn pháp lý của sở Tư pháp Thành phố chưa được coi trọng cho nên văn bản ban hành không đảm bảo tính pháp lý cần thiết (không đúng thẩm quyền ban hành, sai về thể thức, vi phạm các điều khoản Luật của Nhà nước) mà vẫn không chịu trách nhiệm trước pháp luật, chỉ thu hồi, sửa chữa không tạo động lực cho việc hoàn thiện văn bản chính sách,... Cho nên thể chế hóa việc sử dụng các cơ quan tư vấn chính sách là một phương hướng phấn đấu để có giải pháp nâng cao chất lượng các chính sách về trước mắt và lâu dài.

Thực tế, các cơ quan tư vấn chính sách ở Đà Nẵng chưa được phát huy hết tiềm lực đóng góp cho công tác hoạch định chính sách của thành phố. Năm 2005, công việc này mới bắt đầu khởi động, thông qua việc ký kết giữa UBND Thành phố với các nhà khoa học và giảng viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Sở Khoa học công nghệ và Học viện CTQG khu vực III. "Đây là lần đầu tiên diễn ra hoạt động trao đổi chính thức giữa chính quyền địa phương với những người làm công tác khoa học với mục tiêu chủ động thúc đẩy sự triển kinh tế - xã hội của Thành phố" và đề ra phương hướng trong thời gian tới, chính quyền Thành phố Đà Nẵng cần ưu tiên hỗ trợ kinh phí, chú ý

ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học vào các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, "ngay trong năm 2005, chính quyền Thành phố Đà Nẵng cũng xúc tiến xây dựng hẳn cơ chế, thực hiện ký kết các chương trình hợp tác giữa Thành phố với các nhà khoa học"[70]. Đây là cơ sở thực tiễn cho việc xúc tiến quá trình hoàn thiện thể chế sử dụng chứ không chỉ là quy chế phối hợp hoạt động giữa cơ quan hoạch định chính sách với các cơ quan tư vấn chính sách.

Thể chế hóa việc sử dụng các cơ quan tư vấn chính sách là việc cần thiết, gồm những nội dung sau:

Thể chế “bao gồm bất cứ hình thức giới hạn nào mà con người tạo ra để hình thành nên mối quan hệ qua lại của mình. Nó gồm cả giới hạn chính thức (được tạo lập như luật, hiến pháp,..) và giới hạn không chính thức (tiến triển theo thời gian như: luật tục, tập quán truyền thống). Nó là khuôn khổ mà trong đó diễn ra các mối quan hệ qua lại của con người [8, tr.22]. Như vậy “thể chế là tất cả những quy tắc, nguyên tắc, quy định, hợp đồng, luật, cơ chế, điều lệ, chuẩn mực,...do con người định ra được gắn với những tổ chức chức năng nhất định dể điều chỉnh, giới hạn hành vi của mọi tổ chức cá nhân trong các quan hệ chính trị, kinh tế và xã hội nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định” [31, tr.36].

Thể chế sử dụng các cơ quan tư vấn chính sách là các quy tắc, nguyên tắc, quy định do Chính phủ, chính quyền Thành phố đặt ra dựa trên đặc thù mỗi bên để có cách thức, biện pháp sử dụng các trường Đại học, cao đẳng, Viện, các Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật... vào việc hoạch định chính sách phát triển Thành phố. Trong đó quy định trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm xã hội của UBND đối với các cơ quan tư vấn chính sách về nghĩa vụ, về kinh phí ngân sách; mối quan hệ ràng buộc qua lại giữa UBND với các trường, Viện trong công tác nghiên cứu khoa học; các ký kết hợp tác, hội nghị, hội thảo hàng năm về các vấn đề thành phố quan tâm; cơ chế thông tin, thông báo của UBND đối với các cơ quan nghiên cứu; cơ chế báo cáo của cơ quan nghiên cứu đối với UBND. Đó có thể xem là những nội dung cơ bản của nhiệm vụ này.

Mục đích của thể chế hóa sử dụng cơ quan tư vấn chính sách nhằm phát huy tối đa tiềm năng, nguồn nhân lực, tri thức, trí tuệ vào công tác hoạch định chính sách, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nghiên cứu và hoạch định chính sách, là biểu hiện của

tính khoa học trong quy trình làm chính sách. Hoàn thiện thể chế sẽ giảm tính bất trắc bằng cách thiết lập một cơ cấu ổn định (nhưng không nhất thiết có hiệu quả) cho mối quan hệ qua lại của con người. Nó tránh được những hạn chế, tùy tiện do thiếu trách nhiệm pháp lý trong mối quan hệ này. Thể chế hóa sử dụng cơ quan tư vấn chính sách giúp cải thiện về các mặt: hợp tác đầu tư, tham mưu tư vấn, phản biện chính sách vốn còn rất hạn chế ở quá trình hoạch định chính sách của Thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 96 - 99)