Các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình hoạch định chính sác hở thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 34 - 39)

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,

b) Các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình hoạch định chính sác hở thành phố Đà Nẵng.

tập trung vào phân tích nhóm nổi lên những nhân tố chủ yếu có tác động trực tiếp lên các giai đoạn của quá trình chính sách. Điều này là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát được tập trung và đúng trọng tâm.

b) Các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình hoạch định chính sách ở thành phố Đà Nẵng. phố Đà Nẵng.

Xem xét nhân tố tác động đến hoạch định chính sách là yêu cầu đầu tiên đảm bảo tính khách quan khi nghiên cứu một chính sách cụ thể. Nhận thức đúng sự ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của các nhân tố (chủ quan và khách quan) đối với quá trình hoạch định sẽ có ý nghĩa phương pháp luận phân tích, đánh giá chính sách. Quá trình hoạch định chính sách (giải tỏa đền bù) gắn rất chặt với quá trình kinh tế, đặc biệt là xem xét nó dưới góc độ chi phí - lợi ích nhưng ở đây, các nhân tố kinh tế được chú ý phân tích với tư cách là nhân tố tác động chứ không phải là mục đích nghiên cứu chính.

a. Nhân tố khách quan:

* Nhóm nhân tố kinh tế: Trong những năm qua, kinh tế thành phố tăng trưởng

khá liên tục. Kinh tế phát triển phản ánh kết quả của một quá trình chính sách đúng. “Tính bình quân trong 5 năm (2001-2005) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%/năm, đạt 100% kế hoạch, tăng 2,5% điểm phần trăm so với giai đoạn 1996-2000. Thu nhập bình quân đầu người nâng lên rõ rệt, năm 2001 mới đạt 7,82 triệu đồng, năm 2005 tăng lên 15,23 triệu đồng, tăng khoảng 2,2 lần. Trong 5 năm có 9,769 hộ thoát nghèo (theo chuẩn quốc gia), tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 5,1% cuối năm 2001 xuống còn 0,13% vào cuối năm 2004, năm 2005 đã không còn hộ nghèo” [60]. Thắng lợi của chỉ số kinh tế cơ bản đó tạo giá đỡ cho công tác hoạch định chính sách.

Điều kiện kinh tế được cải thiện tạo thuận lợi cho việc cung cấp các yếu tố vật chất kỹ thuật và tài chính cho quá trình hoạch định. Kết quả chính sách phản ánh ở các chỉ tiêu kinh tế đó cho thấy thái độ tích cực, trách nhiệm của chủ thể (cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể ở Thành phố) trong việc tìm ra các phương hướng chính sách và giải pháp đúng. Nhìn ở một góc độ khác, khi điều kiện xã hội ngày một

khá hơn, dân trí được nâng lên thì yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách của Thành phố càng phải được chú trọng. Và rõ ràng việc thực hiện chính sách một cách có trách nhiệm, chưa cần phân biệt hiệu quả đến đâu, có thể tạo thêm nhiều sinh khí cho hoạt động quản lý nhà nước... Do đó, chính quyền Thành phố ngày một gần dân hơn.

Thực tế, nhiều năm qua thiên tai, dịch bệnh và các yếu tố khách quan khác có ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội Thành phố, ít nhiều gây trở ngại, làm chậm lại các quá trình chính sách. Kinh tế tăng trưởng song chưa thật sự cải thiện rõ rệt đời sống (thu nhập, việc làm, tinh thần,..) của đông đảo nhân dân, đặc biệt là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách giải tỏa đền bù đã và đang là vấn đề mà nhà làm chính sách phải xem lại. Niềm tin vào sự bền vững của chính sách Thành phố có phần lung lay. Như vậy, nhân tố kinh tế vừa là hệ quả, vừa là nguyên nhân kết quả của các chính sách. Suy đến cùng lợi ích kinh tế là mục tiêu của mọi chính sách. Như nhà kinh tế Edmun S.phelps - người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2006 khi phân tích chính sách có nói: mục đích trọng tâm của chính sách kinh tế là tăng trưởng kinh tế cao, giá cả ổn định và không có thất nghiệp.

Ngoài ra, các định hướng chiến lược lớn về kinh tế của đất nước và Thành phố cũng tạo ra cơ sở lý luận cho hoạch định chính sách ở Thành phố.

* Nhóm nhân tố về chính trị:

Kết quả các chính sách tại Thành phố Đà Nẵng là sự phản ánh thái độ, quan điểm, nhận thức chính trị của lãnh đạo Đảng và chính quyền về mục tiêu phát triển Thành phố. Nó cho thấy tinh thần trách nhiệm với nhân dân, cung cách lãnh đạo điều hành quyết đoán, nhìn thẳng vào những ưu, khuyết điểm. Đây là nhân tố tác động trực tiếp và quyết định chất lượng quá trình hoạch định chính sách. Kết quả chính sách đôi khi không nghiêm trọng nếu nó không phải do thiếu trách nhiệm và hạn chế tính khoa học.

Trong đó, đóng góp lớn nhất vào hiệu quả chính sách chính là năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền từ Thành phố đến quận, huyện phường, xã, của đội ngũ cán bộ chuyên viên của các Sở, ban, ngành. Thường vụ Thành uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố và chính quyền các cấp có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng tâm tạo ra tiếng nói chung thúc đẩy vấn đề xã hội trở thành chính sách trong

thời gian sớm nhất. Những hạn chế xảy ra trong quá trình thực thi chính sách ở Thành phố không nhiều song cũng làm ảnh hưởng đến lòng tin và ý thức chấp hành chính sách của người dân.

Tuy nhiên, quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý có khi chồng chéo, bất cập nên không phát huy được sức mạnh riêng có của Đảng và chính quyền vào công tác chính sách. Sự phân cấp phân quyền giữa TW và Thành phố, giữa lãnh đạo và quản lý, giữa cấp trên và cấp dưới chưa thật sự có hiệu quả trong hoạch định chính sách của địa phương. “Phân quyền trong thiết kế chính sách, với một Quốc hội độc lập và mạnh là một trong những cơ sở để đảm bảo nguyên tắc công cộng cho chính sách” [8, tr.166]. Rõ ràng cơ quan dân cử (HĐND, UBND) phải thực sự đại diện cho dân để đáp ứng mục tiêu của dân sẽ có tác động lớn tới hoạch định chính sách.

Ngoài ra, sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương (các văn bản chỉ đạo, gần nhất là Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”) đã tạo cơ sở lý luận cho một loạt các quyết định chính sách của Đà Nẵng (7 nội dung lớn của chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX gắn với 12 chương trình thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được thông qua). Một số biện pháp thúc đẩy khác của Chính phủ (xây dựng đường hầm xuyên đèo Hải Vân, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, khu kinh tế mở Chu Lai, hiện đại hóa sân bay quốc tế Đà Nẵng, khu công nghiệp Dung Quất,...) cũng đặt ra yêu cầu các cấp hoạch định xây dựng ngay các phương án chính sách phát triển thành phố.

Hoạch định chính sách càng chú ý tính ổn định của tình hình, phát triển của đất nước tạo đà, mở ra cơ hội cho thành phố. Sự phấn chấn, tin tưởng của nhân dân, bầu không khí tâm lý xã hội tích cực tác động tốt đến công tác hoạch định chính sách. "Tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố rất phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng và đặt quyết tâm cao vào những chủ trương, giải pháp đã được Đại hội thông qua" [61].

Dân chủ cơ sở, dân chủ trong Đảng được cải thiện nhanh tạo cơ chế thông thoáng cho việc thực thi, đánh giá chính sách của Thành phố. Tuy nhiên, thực tế quyền làm chủ của nhân dân chưa phải đã được phát huy đúng mức, tình trạng dân chủ hình thức

làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào tính mục tiêu của chính sách.

ý thức chính trị (chấp hành pháp luật, tính tích cực chính trị - xã hội, hưởng ứng và tham gia công tác xã hội trên nhiều lĩnh vực) của người dân đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách của Thành phố, đặc biệt là chính sách phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Thái độ ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở nhân dân là một bước thành công của bất cứ một quá trình chính trị nào. Trong điều kiện đó, chính sách của Thành phố nhanh chóng đi vào lòng người, phát huy tác dụng ngay cả khi nó chưa phải đã hoàn hảo nhất.

Vai trò giám sát, phản biện chính sách của các Hội, Đoàn thể Thành phố có ảnh hưởng chất lượng các quá trình chính sách, bảo đảm nâng cao tính khoa học và trách nhiệm xã hội của chính sách.

Ngoài ra, ở Đà Nẵng, tàn dư xã hội cũ trước năm 1975 (cơ cấu dân số không thuần nhất; tập trung nhiều đại diện đảng phái ở miền Trung) cùng với cơ chế hành chính quan liêu bao cấp của một đô thị thuộc tỉnh (trước năm 1997),... đã hạn chế sự phát triển nhiều mặt của Đà Nẵng, ảnh hưởng lối tư duy, cách sống, hành xử, ý thức chấp hành các chủ trương chính sách của người dân. Đó cũng là một thách thức trong hoạch định chính sách của thành phố Đà Nẵng còn lại đến hôm nay.

* Nhóm nhân tố về văn hóa - xã hội:

Mặt bằng dân trí nâng lên (hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ đến người cuối cùng, hiện có 47/56 xã, phường đạt chuẩn phổ cập đến bậc trung học), ý thức xã hội về lĩnh vực công nhờ đó được thúc đẩy. Nhận thức về hành chính công, pháp luật, cơ chế chính sách, ý thức pháp luật của người dân có tác động rõ rệt đến nhu cầu phán ánh, nêu vấn đề, đóng góp ý kiến hoàn chỉnh chính sách. Sự tham gia của nhân dân ngày càng nhiều vào lĩnh vực chính sách cũng là cơ sở để hiện thực hóa quyền làm chủ của người dân.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần vào việc xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn (140 đề tài, dự án cấp thành phố được triển khai nghiên cứu đã được ứng dụng vào quản lý, sản xuất) để nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và xây dựng ban hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Song ngành học, môn học về khoa học nghiên cứu chính sách công chưa xây dựng

được, chậm luật pháp hóa, quy trình hóa quá trình chính sách cũng là một trở ngại cho công tác hoạch định chính sách ở Đà Nẵng hiện nay.

Quan hệ ngoại giao với các thành phố lớn trên thế giới, khu vực (hơn 83 quốc gia và vùng lãnh thổ) là điều kiên tốt để mở rộng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm (bổ sung cần thiết cho tư duy lý luận), cập nhật thông tin nhằm làm cho chính sách và quá trình hoạch định đạt tới tính nhân loại, phù hợp thông lệ quốc tế.

b. Về chủ quan:

Quan điểm, hệ thống giá trị cá nhân của người làm chính sách tác động trực tiếp chi phối quy trình hoạch định chính sách. Những thành kiến, kinh nghiệm và tri thức cá nhân sẽ vô tình chi phối cách nghĩ của chủ thể khi họ làm chính sách. “Tri thức càng cao hệ thống giá trị càng vững chắc, do đó xu hướng quyết định theo cách nghĩ của mình càng mạnh” [8, tr.172]. Mâu thuẫn giữa giá trị cá nhân và giá trị quần chúng nhân dân có thể làm cho quyết định chính sách không phù hợp. Lãnh đạo Thành phố biết đặt giá trị cá nhân của mình vào trong hệ thống giá trị xã hội, thực sự lắng nghe, nắm bắt nguyện vọng của đối tượng thực thi chính sách. Nói như HCM: Mỗi tiếng nói của ta (cán bộ) phải tỏ rõ lòng ước ao (nguyện vọng chính đáng) của quần chúng nhân dân. Nhờ đó, họ mới xác định đúng đắn mục tiêu, lựa chọn giải pháp chính sách, tích cực trau dồi trình độ chuyên môn (thuộc lĩnh vực chính sách hoạch định), nghiệp vụ chính sách để thực hiện được mục tiêu chính sách đặt ra.

Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách thể hiện ở sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, trách nhiệm với dân, với nước, khả năng nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội, có thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ để đánh giá xem xét vấn đề, chắt lọc thông tin, khả năng ứng dụng và làm chủ công nghệ hiện đại,... là những điều kiện để có thể giúp nâng cao tính khoa học, tính thời đại mà vẫn gắn bó thiết thực với tình hình địa phương của các chính sách. Mặt bằng trình độ của cán bộ hoạch định chính sách cấp trưởng, phó phòng trở lên ở các Sở, ban, ngành, thành phố thuộc UBND cũng tương đối (4.508 người có trình độ đại học, 120thạc sĩ và 8 tiến sĩ ở các ngành). Trong đó, kỹ năng nghiệp vụ soạn thảo, hoạch định chính sách, cơ hội, điều kiện tiếp cận thông tin, khả năng tiếp cận thực tế là những yếu tố quan trọng. Sự hỗ trợ của trang thiết bị thông tin hiện đại cũng là điều kiện thúc đẩy tính khoa học của các chính sách.

Bộ máy cán bộ và cơ chế phối hợp tác động rất rõ lên hiệu quả chính sách. Cơ chế, kỷ luật, kỹ thuật công tác báo cáo của các cấp thực thi chưa thật sự khoa học, thiếu trách nhiệm, phản ánh chưa công tâm làm hạn chế việc thúc đẩy giải quyết, đưa ra ánh sáng những vấn đề vướng mắc của quá trình chính sách tạo ra kết quả không mong muốn.

Tóm lại, các phân tích ở mục này cho thấy tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá -

xã hội tạo ra bối cảnh thuận lợi cho quá trình hoạch định chính sách của các cấp lãnh đạo thành phố. Song, thực tế, một số lĩnh vực chưa đủ mạnh (thu hút đầu tư nước ngoài chưa hiệu quả, thiếu các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực, các thành phần kinh tế, các cơ quan nhà nước chưa mạnh, ma tuý, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông chưa khắc phục,...) cũng biểu hiện sự yếu kém trong hoạch định và thực thi chính sách, đến lượt mình trực tiếp và gián tiếp làm giảm hiệu quả công tác hoạch định chính sách. Do vậy, nhận thức sự tác động của các nhân tố nói trên đến quá trình chính sách là việc làm cần thiết trước khi xem xét đánh giá thực trạng hoạch định một chính sách cụ thể.

2.1.2. Một số đặc điểm tình hình hoạch định chính sách công ở thành phố Đà Nẵng Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)