Về nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 94 - 96)

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,

3.1.2.Về nguyên nhân của các hạn chế

d) Mô tả việc nghiên cứu thực tế:

3.1.2.Về nguyên nhân của các hạn chế

"Năng lực cán bộ quản lý của một số Sở, ban, ngành, quận, huyện còn hạn chế cả về năng lực thực tiễn lẫn trình độ chuyên môn, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức các cấp, các lĩnh vực chưa đồng bộ"[46, tr.18]. Năng lực phát hiện vấn đề, tranh luận phản biện, kỹ năng hoạch định chính sách của cán bộ cấp chiến lược của Thành phố, đặc biệt là Quận huyện còn bất cập so với yêu cầu. Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hoạch định chính sách công của Thành phố. Cơ chế phối hợp trong hoạt động của bộ máy chưa chặt chẽ và đồng bộ ảnh hưởng nhất định đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong đó có công tác hoạch định chính sách.

Nhận thức của lãnh đạo về vai trò của các công tác: tư vấn, giám sát, phản biện chính sách trong thực tế còn nhiều vấn đề chưa thực sự đổi mới. "Một hạn chế khác là các nhà chuyên môn thường chủ quan cho rằng kiến thức của họ đủ để đưa ra các "lời giải đúng" đối với các vấn đề phát triển mà không cần đến sự tham vấn ý kiến của người dân", quyết định công việc liên quan kỹ thuật chỉ thuộc về các chuyên gia và

nhà khoa học. Do có tâm lý đó nên ít nhiều đã xem nhẹ việc tham khảo ý kiến đóng góp của địa phương hậu quả là chính sách không đi vào cuộc sống như mong muốn (chính sách thu hút nhân tài, chính sách ưu đãi đối với sinh viên khá giỏi muốn đến làm việc tại Thành phố, chính sách giao đất trong giải tỏa đền bù, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động diện giải tỏa,...).

Năng lực giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Đà Nẵng còn yếu kém. Cán bộ Mặt trận cần nâng mình lên cho đủ tầm (Bà Hà Minh Phượng, ủy viên thường trực, Trưởng ban dân chủ pháp luật Thành phố Đà Nẵng). Phản biện các tổ chức Đoàn thể, Hội quần chúng với các chính sách của Thành phố chưa mạnh dạn. Đánh giá chưa đúng mức vai trò của người dân với tư cách là đối tượng chấp hành chính sách đồng thời giám sát, thúc đẩy đề xuất và phát triển sáng kiến mới, là một lực lượng quan trọng phát hiện ra các “lỗ hổng” chính sách. Do đó rất khó có căn cứ khoa học và thực tiễn để phản biện giúp điều chỉnh chính sách của Thành phố.

Thiếu nguồn lực cần thiết là nguyên nhân lớn nhất biến chính sách thành “cái không thể đạt được”, tạo ra sự không nhất quán giữa chính sách và thực thi chính sách

trong giai đoạn tổ chức triển khai. Chưa kịp thời đào tạo cán bộ đủ năng lực đáp ứng nhu cầu khi nhiệm vụ thực thi chính sách mới ngày một nặng nề đòi hỏi kiến thức, kỹ năng rất cao. Chưa đầu tư đúng mức chi phí hoạt động ở chính quyền địa phương cho việc phát triển nhân sự và tổ chức vốn là một phần trong mọi chương trình và chính sách mới của HĐND. Ngoài ra, thiếu ngân sách cũng ảnh hưởng đến tính khả thi của chính sách giải tỏa đền bù mà Theo chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quang Nga tại kỳ họp HDND kỳ 8 khóa VII: Thành phố cấp cho các chương trình liên quan đến nông dân rất ít (hơn 6 tỷ đồng/năm) nên không cải thiện được tình hình trước khi có chính sách, thậm chí nhiều nơi mức thu nhập của người dân còn thấp hơn rất nhiều (ý kiến chất vấn tại kỳ họp HĐND Thành phố lần thứ 8).

Đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách (các Sở, các Ban quản lý dự án, lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp quận huyện,..) không thường xuyên tham gia đầy đủ vào tất cả quá trình lập kế hoạch do đó mà giữa cơ quan ban hành văn bản và tổ chức thực thi nhiều lúc không "gặp" nhau.

Chức năng “quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế -xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương" (điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND), của HĐND - nhà hoạch định chính

sách đem lại lợi ích cho cộng đồng, trên thực tế chưa đáp ứng yêu cầu, một số đại biểu HĐND khi bắt gặp vấn đề thực tiễn liên quan đến quyền lợi của cử tri, đã thụ động chờ UBND đưa ra chính sách giải quyết, thay vì chủ động tham gia quá trình hoạch định chính sách. Điều đó phản ánh năng lực và tinh thần trách nhiệm - là nguyên nhân yếu kém của công tác hoạch định chính sách của Thành phố.

Năng lực, nhận thức của các cấp các ngành về tính khoa học và trách nhiệm trong đánh giá, báo cáo chưa đáp ứng yêu cầu làm căn cứ điều chỉnh chính sách cũng như gợi ý vấn đề chính sách mới.

Cơ chế sử dụng tư vấn, giám sát bảo đảm tính khoa học và tính pháp lý chưa khuyến khích được trách nhiệm và nhiệt tình nghiên cứu khoa học phục vụ mục đích phát triển Thành phố.

Nhận thức về bản chất của dân chủ trong quan hệ giữa chính quyền với dân và giữa chính quyền cấp trên và cấp dưới chưa đầy đủ. Do đó tính bền vững của yếu tố đồng thuận xã hội không cao, trong một số truờng hợp là giả tạo dễ trở thành mị dân. Yếu tố này tuy không lớn nhưng sự có mặt của nó dù rất ít cũng đủ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường chính sách. Điều này các văn bản báo cáo không thể hiện hết.

Các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan như đề cập trên cũng như sự chuyển hóa giữa chúng chính là cơ sở để có thể đề xuất một số phương hướng giải

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 94 - 96)