- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,
d) Mô tả việc nghiên cứu thực tế:
3.3.1. Thúc đẩy toàn diện kinh tế chính trị-văn hóa xã hội nhằm tạo ra nguồn lực, môi trường cho công tác hoạch định chính sách của Thành phố
lực, môi trường cho công tác hoạch định chính sách của Thành phố
Đây là giải pháp có tính chất nền tảng, tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp khác, thể hiện tập trung ở mấy vấn đề cấp bách sau:
Trước hết đầu tư phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa kinh tế tư nhân, chú trọng các ngành kinh tế địa phương đang có lợi thế như công nghiệp, biển, du lịch, dịch vụ,...Qua đó tăng nguồn thu bảo đảm chi phí quản lý, thúc đẩy cho việc đầu tư các hoạt động như nghiên cứu thực tế, thực địa, làm nền tảng cho mọi hoạt động chính sách; cần đầu tư mạnh vào các công tác nghiên cứu đối tượng thực thi chính sách để hiểu toàn diện, nắm đúng đặc điểm, tâm lý, văn hóa, đặc biệt là nhu cầu, nguyện vọng của họ để có hướng chính sách tác động phù hợp.
Tăng chi ngân sách cho hoạt động điều tra (xã hội học, nghiên cứu thực tế ở cơ sở, nghiên cứu tài liệu,...) về ý thức pháp luật, mức độ dân chủ cơ sở, đặc biệt ý kiến đánh giá chính sách ở những vùng nông thôn huyện Hòa Vang, nơi có số đông nông dân, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách giải tỏa đền bù. Ngoài ra, nghiên cứu về tài nguyên vùng, địa phương để tìm ra lợi thế so sánh, đặc điểm văn
hóa, phong tục, tâm lý,... là cơ sở thực tiễn để làm luận cứ khoa học ban hành chính sách. Đây là hoạt động rất tốn kém cả về nhân lực và kinh phí nếu đầu tư thực sự. Đòi hỏi phải chuẩn bị, đào tạo cán bộ làm công tác này, thu hút các tổ chức, cá nhân trong cả nước cũng như trên thế giới tham gia. Kết quả của nó sẽ làm căn cứ cho các quyết sách của Thành phố.
Ngoài ra, chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại cho công tác hoạch định chính sách phải được xem là chi phí điều hành và quản lý chính quyền của Thành phố, trang thiết bị máy móc và cả một hệ thống nhân lực vận hành nó. Tập trung có trọng điểm ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo phải đảm bảo tính hợp lý (chuyên ngành, kinh phí), có lộ trình, khắc phục tình trạng hiện nay chi cho giáo dục khi thì tăng vọt khi thì giảm đáng kể.
Ngoài chế độ tiền lương theo quy định chung của Trung ương, Thành phố có biện pháp cải cách chế độ thu nhập hợp pháp để cải thiện cuộc sống cho cán bộ, công chức, để họ có thể yên tâm nghiên cứu, học tập thêm, nhằm trau dồi tri thức, lòng nhiệt tình công tác và có thể tránh được những cám dỗ vật chất làm sa ngã, vi phạm đạo đức công vụ khi nắm quyền thực thi, quản lý điều hành công việc tiếp xúc trực tiếp với dân.
Để làm tốt các nhiệm vụ trên, cần thiết đẩy mạnh quy chế dân chủ ở cơ sở trên nền tảng xây dựng xã hội dân sự - một tập thể xã hội liên kết với nhau, điều chỉnh trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận. Đây vốn là xu hướng tất yếu của vận động xã hội có nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường. Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò tư vấn chính sách, phản biện xã hội, tổ chức các việc công ích để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mà Nhà nước và thị trường không đủ khả năng đảm nhận. Đây cũng chính là môi trường xã hội thuận lợi để ra đời các cơ quan độc lập trong đánh giá, tư vấn chính sách. Khai thác đặc điểm của cách giám sát, đánh giá khách quan của các cơ quan này vào việc phục vụ hoạch định giúp nâng cao tính minh bạch, khách quan của chính sách. Kết quả nhận định về mức độ thực hiện lợi ích của chính sách trên tinh thần khách quan của cơ quan đánh giá độc lập sẽ là căn cứ để lãnh đạo chính quyền Thành phố lựa chọn phương án chính sách phù hợp. Khắc phục được cơ bản tình hình yếu kém trong công tác báo cáo hiện nay.
Nhằm tạo bầu không khí tâm lý xã hội thuận lợi cho ban hành chính sách, trước mắt cần cải thiện mọi mặt đời sống nhân dân, đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội (khu vui chơi giải trí cho Thanh niên, trẻ em; cải tạo cảnh quan thiên nhiên, cây xanh cho đô thị) tạo sự hợp tác gắn bó giữa nhân dân và chính quyền nhà nước thông qua hoạch định chính sách. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, có ý thức pháp luật cao, chú trọng văn hóa đối thoại giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân với tổ chức Nhà nước. Đây sẽ là môi trường cho việc hình thành tư duy phản biện của người dân về các chính sách của Thành phố. Cần thiết phải đổi mới cách thức tuyên truyền Nghị quyết, đưa pháp luật vào cuộc sống nhằm tạo ra sự thống nhất trong cách hiểu mục đích chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quan điểm giải quyết những vấn đề lớn của Thành phố để thống nhất trong hành động.
Đẩy mạnh việc thực hiện 7 nội dung cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIX và 12 chương trình hành động của Thành phố gắn với Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng Thành phố Đà Nẵng. Trong đó, chú ý quan triệt quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò hiệu lực Nhà nước trên lĩnh vực hoạch định chính sách do nghị quyết đề ra.