Sử dụng các cơ quan độc lập trong đánh giá tác động của chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 100 - 102)

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,

d) Mô tả việc nghiên cứu thực tế:

3.2.3. Sử dụng các cơ quan độc lập trong đánh giá tác động của chính sách

Đánh giá tác động của chính sách thực chất là xem xét hiệu quả của chính sách trên mọi mặt kinh tế - xã hội, xem xét chi phí và lợi ích, mức độ thực hiện mục tiêu chính sách với một chi phí xã hội thấp nhất. Hiệu quả của chính sách khó đánh giá hơn nhiều so với đánh giá hiệu quả của một công việc, vì nó liên quan tới việc lựa chọn chính xác các nhu cầu khác nhau và tầm ảnh hưởng của chính sách cũng lớn hơn.

Công tác đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm lợi ích, hệ giá trị của chủ thể đánh giá sao cho đánh giá chủ quan không làm hạn chế tính trung thực của kết quả chính sách. Đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền tuyệt đối và toàn diện, chi phối trực tiếp (chứ không chỉ là định hướng bằng chủ trưuơng, đường lối) đến công tác hoạch định chính sách vốn là nghiệm vụ của Nhà nước, càng rất cần đổi mới hoạt động đánh giá theo hướng nâng cao tính độc lập, khách quan. Phát huy vai trò của các hội quần chúng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Việc sử dụng các cơ quan độc lập trong đánh giá tác động của chính sách một mặt tạo điều kiện khẳng định cơ sở thực tiễn và lý luận đúng đắn của chủ trương, đường lối của Đảng trên thực tế; mặt khác chỉ ra được những tồn tại yếu kém của quá trình thiết kế chính sách cũng như quy được trách nhiệm cho cấp nào, đối tượng nào trong thực thi chính sách bảm đảm tính minh bạch, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra do thiếu tính khách quan vì chi phối bởi quan niệm lợi ích của chủ thể đánh giá cũng vừa là chủ thể thực thi, hoạch định chính sách. Bởi thực chất đánh giá chính sách là cả một khoa học có tính liên ngành rất rộng, đòi hỏi có chuyên môn sâu về nhiều lĩnh vực, tuân thủ tinh thần thuợng tôn khoa học, thượng tôn pháp luật và do đó nhân danh sự tiến bộ, sự phát triển để đánh giá sẽ cho kết quả trung thực.

Sự ràng buộc về trách nhiệm, cao hơn là uy tín (nhu cầu được tôn trọng) mà suy đến cùng là thù lao (lợi ích vật chất) sẽ là điều kiện bảo đảm cơ quan độc lập nghiên cứu cho kết quả đánh giá trung thực nhất, trước hết là vì bản thân họ. Thiếu khoa học làm nền tảng đánh giá đồng thời thiếu thái độ khách quan trung thực trong đánh giá sẽ không phản ánh đúng tình hình làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của chính sách. Chúng ta cần đổi mới nhận thức và cơ chế sử dụng cơ quan, tổ chức vào công tác đánh giá. Để nâng cao chất lượng, cần thiết phải thuê tư vấn đánh giá nước ngoài và tạo điều kiện để hình thành cơ quan đánh giá độc lập trong nước. Còn nhiều điều phải đề

cập về chất lượng, uy tín của các cơ quan tư vấn đánh giá chính sách nói trên song điều không thể phủ nhận là thái độ khách quan (vốn là yêu cầu để tồn tại của cách đánh giá độc lập) không bị chi phối bởi quan niệm lợi ích cá nhân với tư cách chủ thể chính sách.

Như vậy, nếu xem lợi ích là động lực hoạt động của con người khi con người luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích của mình bất chấp họ ở cương vị nào, thì điều có trách nhiệm nhất là cần hướng động lực đó vào phục vụ mục đích chung. Xét về mặt khoa học, hoạch định chính sách và sử dụng cơ quan độc lập để đánh giá chính sách đó như hai quá trình độc lập (tương đối) của cùng một hệ thống để có sự giám sát, kiểm soát nhau mới đảm bảo tính khách quan hơn cùng một chủ thể nắm giữ cả hai. Vấn đề song song cần phải làm nữa là kết hợp điều này với các biện pháp giáo dục lợi ích, trách nhiệm cho chủ thể hoạch định chính sách.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)