Đánh giá chính sách: Trên hai phương diện thái độ tôn trọng tính khoa học và trách nhiệm xã hội của chủ thể trong hoạch định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 45 - 93)

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,

2.2.2.Đánh giá chính sách: Trên hai phương diện thái độ tôn trọng tính khoa học và trách nhiệm xã hội của chủ thể trong hoạch định.

d) Mô tả việc nghiên cứu thực tế:

2.2.2.Đánh giá chính sách: Trên hai phương diện thái độ tôn trọng tính khoa học và trách nhiệm xã hội của chủ thể trong hoạch định.

học và trách nhiệm xã hội của chủ thể trong hoạch định.

Trong phần này, chúng tôi sẽ xem xét, đánh giá hai phương diện: “thái độ tôn trọng tính khoa học” và “trách nhiệm xã hội” theo như thể hiện của chúng trong từng giai đoạn chính sách. Sở dĩ như vậy là do, như chương 1 đã phân tích, các giai đoạn chính sách khác nhau có những đặc điểm khác nhau về cả khía cạnh kỹ thuật và chính trị. Do đó, các tiêu chí để đánh giá mức độ sẽ có thể có các khác biệt trong các giai đoạn. Ngoài ra, việc phân tích cụ thể như vậy sẽ giúp cho các khái quát về toàn bộ quá trình chính sách không mang tính kinh nghiệm cảm tính, mà có các minh chứng cụ thể.

Giai đoạn xác lập nghị trình

Giải tỏa đền bù là chính sách lớn đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của đại đa số người dân thành phố Đà Nẵng. Do đó, nó đòi hỏi rất cao tính khoa học và trách nhiệm xã hội ngay từ giai đoạn xác lập nghị trình. Điều đó biểu hiện qua rất nhiều nội dung:

"Nhìn chung, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND; đã bảo đảm các quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến của các ngành liên quan và thẩm định dự thảo trước khi trình

UBND thành phố xem xét ban hành"[30, tr.1]. Hoạch định chính sách đảm bảo đúng quy trình, phản ánh rõ ở việc tuân thủ sự tôn trọng thứ tự ưu tiên các vấn đề chính sách trong hoạch định: Xây dựng các kế hoạch nghị trình từ Thành ủy, UBND, các cấp, các ngành Thành phố đến quận, huyện, xã, phường. Xem đó là cơ sở để thống nhất tư tưởng, quan điểm chỉ đạo về chủ trương giải tỏa, đền bù. Xác lập các phương án xây dựng hạ tầng, tái định cư, giải quyết việc làm cho nhân dân vùng giải tỏa và biện pháp tổ chức triển khai, đặc biệt là phân công phân nhiệm cho các Sở, ban ngành. Sự tuân thủ đúng quy trình còn là việc định ra 6 bước để cụ thể hóa chính sách giải tỏa đền bù như:

Bước 1: Họp dân công bố quy hoạch và phổ biến chủ trương GPMB, gửi thông

báo (kế hoạch, thời gian, chỉ dẫn các loại giấy tờ cần sao nộp cho tổ công tác) đến từng hộ.

Bước 2: Tiến hành kiểm định, xác định vị trí đất, tính hợp pháp về nhà đất một

lần theo lịch gửi trước cho dân. Ngay sau khi kiểm định các hộ sẽ được biết ngay khối lượng bị giải toả.

Bước 3: Tổ chức họp Hội đồng xét tính hợp pháp đất, vị trí đất, mức đền bù, hỗ

trợ thiệt hại về nhà đất trình UBND thành phố quyết định. Công khai kết quả cuối cùng đến tổ dân phố để nhân dân được biết. Sau 5 ngày niêm yết tại địa phương và trụ sở cơ quan thực hiện công tác giải toả đền bù để các hộ kiểm tra, bổ túc giấy tờ, bổ sung khối lượng để điều chỉnh những sai sót.

Bước 4: áp giá đền bù gửi cho từng hộ giải toả kiểm tra, nếu không có thắc mắc

khiếu nại thì gửi Sở Tài chính vật giá thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt giá trị đền bù và gửi danh sách đến UBND phường để niêm yết công khai.

Bước 5: Gửi giấy mời, chi trả đền bù, đôn đốc và lập biên bản thu hồi mặt bằng,

bố trí đất tái định cư cho hộ giải toả để có mặt bằng thi công dự án.

Bước 6: Phối hợp cùng UBND phường, tổ dân phố thẩm tra bổ sung giải quyết

công trình ngầm chưa được kiểm định (nếu có) và kiểm tra bổ sung các diện chính sách hỗ trợ và liên quan, họp Hội đồng đề xuất giải quyết hỗ trợ khó khăn cho các hộ trong quá trình giải toả đền bù theo quy định chung.

Sáu bước trong quy trình trên thể hiện sự chặt chẽ trong sắp xếp thứ tự công việc cần làm (tính khoa học) theo các vấn đề: thời gian, trình tự, nội dung, trách nhiệm lãnh đạo; bộc lộ ý thức tôn trọng dân (họp dân, niêm yết công khai, quy định thời gian để nhận ý kiến phản hồi, nêu phương án giải quyết với những trường hợp khúc mắc), trách nhiệm giải quyết cao nhất là cơ quan thực thi quyền lực của dân - UBND. Do đó, đảm bảo tính lôgic, ràng buộc trách nhiệm rõ ràng cả bên thực thi lẫn cấp hoạch định.

Vấn đề chính sách lại được gợi ý từ rất nhiều nguồn khác nhau (văn bản chỉ đạo chung của Trung ương; tình hình kinh tế - xã hội Thành phố; nguyện vọng thay đổi cuộc sống của nhân dân) phản ánh tính toàn diện của chính sách, sự đa dạng các loại nghị trình. Vấn đề chính sách qua đó được xới xáo kỹ lưỡng. Trong đó, tâm tư nguyện vọng của dân tác động trực tiếp đến lãnh đạo Thành phố. Tại cuộc phỏng vấn đại diện lãnh đạo UBND và các Sở, có câu hỏi: Trong thực tiễn hoạch định, ý tưởng ban đầu về

chính sách được gợi ý từ kênh nào gây được sự chú ý cho ông (bà) nhất? ý kiến trong

5 cuộc phỏng vấn sâu đều cho rằng chính cơ sở thực tiễn (chứ không phải từ chủ trương chính sách chỉ đạo của Trung ương), thông qua phản ánh của nhân dân là kênh thông tin quan trọng gợi ý vấn đề chính sách. Ngoài ra, thứ tự ưu tiên tiếp theo để họ tham khảo là nhận định của cấp ủy đảng. Nguồn thông tin gợi ý vấn đề chính sách từ các nghiên cứu, dự báo của chuyên gia ít được chú ý. Nhu cầu được có cơ hội vươn lên, bảo đảm điều kiện tối thiểu (nhà ở) của người dân Đà Nẵng đã thúc đẩy hình thành ý tưởng chính sách. Đây chính là biểu hiện tập trung nhất tính cộng đồng của chính sách giải tỏa đền bù. Nếu không có tâm huyết, thiếu sự gắn bó với Thành phố việc xác định trọng tâm của vấn đề chính sách sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi tư duy vị kỷ, trong tình huống cấp bách những năm vừa chia tách tỉnh, đó là thách thức không nhỏ.

Ngoài ra, việc xác định "khâu đột phá là cải tạo cơ sở hạ tầng để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa" của chính sách đã đáp ứng trúng yêu cầu bức xúc của người dân, vừa là bài toán để giải quyết vấn đề mấu chốt của Thành phố: Tạo nguồn vốn trong điều kiện rất khó khăn lúc bấy giờ cũng thể hiện trí tuệ, sự quyết đoán táo bạo, thể hiện ý chí quyết tâm rất cao của lãnh đạo Thành phố.

Rõ ràng là chủ trương khai thác quỹ đất cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu: vừa an dân (giải quyết vấn đề nhà ở, cơ hội phát triển) vừa tạo nguồn vốn để phát triển. Xuất phát điểm là thực tế để quay lại tìm trong thực tế cách tháo gỡ là bài học thành công của nhà hoạch định chính sách ở Đà Nẵng ngay từ giai đoạn nghị trình. Khai thác quỹ đất đầu tư vào cơ sở hạ tầng là biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng đạt mục đích phát triển đô thị trong thời gian ngắn với một xuất phát điểm thấp đã được thực tế chứng minh tính đúng đắn, huy động được sức mạnh cả hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân Đà Nẵng vào cuộc bàn bạc thảo luận tìm ra phương án tối ưu cho chính sách. Đây cũng chính là cơ sở lý luận đầu tiên để chính sách giải tỏa đền bù của Thành phố hình thành.

Hoạch định chính sách đảm bảo nguyên tắc tính địa phương, tính quốc tế (hội nhập) cho thấy nhà hoạch định biết gắn việc GPMB chỉnh trang đô thị với xu thế toàn cầu hóa, đô thị hóa trên thế giới và trong nước. Do đó, dựa trên số liệu điều tra nắm bắt lợi thế so sánh của thành phố, ý kiến nhận định của Chính phủ về vị thế Đà Nẵng đối với miền Trung và cả nước, tham khảo kinh nghiệm phát triển, đô thị hóa trong và ngoài nước để tiến hành nghị trình chính sách. Các giải pháp đề ra đều có phương án triển khai, có tính dự báo, có ý thức dự liệu chi phí - lợi ích và những trở ngại (sau tái định cư, việc làm, thu nhập,...) có thể gặp. Lựa chọn giải pháp trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả và công bằng. Tư duy của lãnh đạo về vấn đề này rất mới: "không phải mọi vấn đề đều có thể công bằng, nhất là trong lĩnh vực đất đai, hiệu quả là cái quan trọng hơn " (ý kiến nhận định của đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên môi trường) nên tiêu chí được chọn lựa nhiều nhất trong thứ tự ưu tiên là hiệu quả rồi mới đến công bằng. Nó chứng tỏ tầm nhận thức đã bắt kịp xu hướng đổi mới, xem hiệu quả là thước đo chất lượng công việc, cho phép họ có thể nhìn nhận thực tế khách quan hơn. Song nói hiệu quả đã bao hàm cả sự công bằng.

Nghị trình chính sách dựa trên sự bàn bạc thảo luận đi đến thống nhất cách thức và biện pháp, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu chỉnh trang đô thị với lợi ích trước mắt của người dân. Nó cho thấy sự phối hợp đồng bộ giữa lãnh đạo thành phố với lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể,... là một công cụ quan trọng để tập hợp lực lượng, huy động trí tuệ, vật lực thúc đẩy việc hình thành, ra đời

chính sách. Xét trong bối cảnh những năm 1990, quá trình vận động để đưa vấn đề sửa đổi chỉnh trang đô thị trở thành chính sách lớn của Thành phố đã chứng tỏ ý chí quyết tâm, tư duy mới, và năng lực biểu đạt vấn đề chính sách của lãnh đạo Thành phố. Đó là một ưu điểm vượt trội.

Ngoài ra khai thác tốt yếu tố đồng thuận xã hội trong nghị trình chính sách cũng là ưu điểm. Các cấp, các ngành từ Thành phố đến quận, huyện, xã, phường đều quán triệt tinh thần: “Sự đồng thuận trong dân là nguồn lực to lớn ủng hộ động viên sự nghiệp phát triển của Thành phố, là một động lực để nâng đỡ bộ máy chính trị gắn chặt với nhân dân” (tại kỳ họp HDND Thành phố tháng 11-2006). Về điều này, trong nhìn lại 10 năm Đà Nẵng phấn đấu và phát triển, Chủ tịch Thành phố - ông Trần Văn Minh khẳng định:

“Lãnh đạo thành phố đã có sự bàn bạc, thảo luận, tranh thủ ý kiến của các chuyên gia và nhân dân để xác định hướng đi, bước đột phá cho sự phát triển của Thành phố một cách lâu dài, bền vững. Và khâu đột phá đó được xác định là cơ sở hạ tầng, bởi lẽ, đối với một Thành phố có vị thế quan trọng như Đà Nẵng, thì cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo của một đô thị hiện đại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất - kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, với khả năng còn rất hạn chế của Thành phố lúc đó, thì một câu hỏi lớn được đặt ra là, xây dựng cái gì, xây như thế nào và nguồn vốn lấy từ đâu? Chính quá trình trăn trở, giải đáp những câu hỏi này đã nảy sinh những chủ trương lớn, những quyết sách táo bạo và những giải pháp sáng tạo mà thành phố đã triển khai, thực hiện"[19, tr.30].

Ngoài ra, để đưa một vấn đề xã hội trở thành chính sách, giai đoạn này phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chính sách của chủ thể hoạch định. Công việc này vốn được các nhà chính trị phương Tây xem là "quá chính trị trị cố hữu". Họ cho rằng: Thành công của bất kỳ kế hoạch, chính sách nào cũng phụ thuộc vào sự khôn khéo chính trị của người lập ra nó. Cực đoan hơn, họ tuyệt đối hóa vai trò của người hoạch định, Ale xander Hamilton từ thế kỷ XVIII đã viết trong tài liệu Người liên bang (The Federalist papers) số 70: Người ta thường phản đối có khi đơn giản chỉ vì chính sách được lập bởi những người họ không ưa.

ở Đà Nẵng, qua 10 năm thực hiện chính sách giải tỏa đền bù, trong điều kiện chia tỉnh, đội ngũ cán bộ hẫng hụt, khả năng nắm bắt cái mới còn hạn chế, yêu cầu hoạch định chính sách càng cao, có thể khẳng định chính phẩm chất nhanh nhẹn, quyết đoán, táo bạo và dám chịu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo Thành phố trong hoạch định góp phần vào chất lượng chính sách. Ngoài ra, sự nhất quán lãnh đạo và nhất trí ý kiến đã tạo nên sức mạnh đoàn kết trong hoạch định chính sách đã tạo ra thành công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghị trình chính sách, lãnh đạo Thành phố luôn tuân thủ, quán triệt nội dung tinh thần các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Đảng, tập trung thực hiện một cách thống nhất, thể hiện ở chỗ: “Trong bồi thường, GPMB, phải chú ý phân chia hợp lý phần giá trị đất tăng thêm do việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại” [63]. Khi được hỏi về ý kiến tư vấn các vấn đề chính sách của đối tượng nào sau đây thường được ông (bà) dành ưu tiên để tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách? 100% ý kiến cho rằng các nhận định, đánh giá của Đảng là ưu tiên chủ yếu. Điều đó xét về mặt hình thức, nó bảo đảm tính chính trị (nói đúng quan điểm đường lối) của chính sách. Song, xét về bản chất nếu tuyệt đối hóa cách làm đó sẽ hạn chế tầm tư tưởng của chính sách. Bởi còn cần tham khảo bổ sung thêm các thông tin phản hồi (cả ngược chiều) về chính sách. Bên cạnh đó, ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân cũng là một tham khảo được các nhà hoạch định chính sách tại Đà Nẵng quan tâm. Tiếp đến là chú ý đến ý kiến tham mưu của Chuyên viên thuộc Sở Tài nguyên môi trường về lĩnh vực chính sách cũng còn rất mờ nhạt. Không hoặc rất ít chú ý đến tư vấn của chuyên gia (trong và ngoài nước), ý kiến đóng góp của các Viện nghiên cứu, chiến lược về vấn đề chính sách. Do đó vấn đề chính sách giải tỏa đền bù ngay giai đoạn nghị trình dù có được bàn bạc thảo luận kỹ nhưng vẫn không bao quát hết nhưng trở ngại phát sinh trong thực thi. Bởi về nguyên tắc, ý kiến chuyên gia trong nhiều vấn đề, cụ thể là trong lựa chọn giải pháp bao giờ cũng chọn phương án tối ưu (có tính khoa học cao nhất) chứ không dựa vào sự nhất trí cao hay thấp của các chủ thể tham gia hoạch định.

Đề cao cơ chế nêu vấn đề, sự thảo luận, tôn trọng tinh thần sáng tạo, khả năng tư duy độc lập tìm ra phương án tối ưu nhất của chính sách giải tỏa đền bù. Xác định đó chính là điều kiện cần để kêu gọi ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào chủ trương chính sách giải tỏa đền bù phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị của Thành phố.

Nghiên cứu đối tượng chịu tác động của chính sách để có hướng đền bù hợp lý. Đây là ưu điểm đồng thời bài học xương máu của mọi cuộc cách mạng. Giải tỏa đất đai cũng là một cuộc cách mạng đấu tranh quyết liệt giữa tư duy cũ, cách làm cũ (của chủ nhân đô thị loại III) với tư duy mới, cách làm mới (của chủ nhân đô thị loại I), sẽ không tránh khỏi những va vấp ban đầu. Hiểu rõ đối tượng để có biện pháp tác động là cách làm khôn ngoan nhất.

Lãnh đạo Thành phố hiểu tầm quan trọng của chủ trương chỉnh trang đô thị để phát triển song đo lường được những đóng góp, thiệt thòi có thể có do chính sách đem lại cho đối tượng thực thi; nắm bắt được nguyện vọng thay đổi cuộc sống của đa số nhân dân dù phải hy sinh một số lợi ích trước mắt; đặt hệ giá trị cá nhân của mình (kinh nghiệm, tri thức, thế giới quan, nhân sinh quan) vào chính đối tượng tác động của chính sách giải tỏa đền bù (đa số là dân lao động nghèo, nông dân) để xem xét các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách: giá đất bán cho các hộ tái định cư, bán lô đất phụ cho hộ gia đình đông nhân khẩu, có kế hoạch xây thêm các khu chung cư để giải quyết chỗ ở cho các cặp vợ chồng có nhu cầu tách hộ, xem xét giải quyết việc giảm và cho nợ tiền sử dụng đất đối với những hộ có hoàn cảnh đặc biệt. Điều đó làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 45 - 93)