Tình hình hoạch định chính sác hở thành phố Đà Nẵng từ 1997-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 41 - 42)

- Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình hoạch định, có tính đến các điều kiện kinh tế,

b)Tình hình hoạch định chính sác hở thành phố Đà Nẵng từ 1997-

Hoạch định chính sách được xác định là nhiệm vụ ưu tiên để nhanh chóng phát triển. Với một xuất phát điểm thấp, tiềm năng chưa khai thác hết, lãnh đạo Thành phố chú trọng tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể để nghiên cứu đề xuất hướng giải quyết bài toán phát triển của Thành phố. Công tác hoạch định chính sách tại đây cũng chính là quá trình trải nghiệm tinh thần độc lập sáng tạo, óc tư duy của lãnh đạo chính quyền và nhân dân Thành phố. Quá trình đó đã gặt hái những thành công cũng như còn một số tồn tại cần khắc phục như: Một loạt các chính sách hợp lòng dân, khai thác thế mạnh của Thành phố biển,... đóng góp lớn lao vào việc cải thiện đời sống nhân dân và tạo nên diện mạo mới cho Đà Nẵng. Trong đó, một số chính sách và quá trình hoạch định chưa thật sự hiệu quả, quá trình tổ chức thực thi triển khai ở một vài nơi chưa tốt, có dấu hiệu vi phạm dân chủ, lợi ích của dân, để xảy ra tệ nạn quan liêu tham nhũng,... Công tác đánh giá tổng kết sơ kết chính sách chưa thực sự làm nền tảng cho quá trình hoàn thiện chính sách.

Dù còn những điều cần rút kinh nghiệm và nghiêm túc sửa chữa, nhìn chung quá trình hoạch định chính sách vẫn đạt đến thành công nhất định. Trong đó, dấu ấn đậm nét nhất là vai trò đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành trong quá trình vạch ra phương hướng, đường lối, chính sách để phát triển Thành phố.

2.2. Thực trạng hoạch định chính sách của thành phố Đà Nẵng từ 1997-2006 nhìn ở hai phương diện thái độ tôn trọng tính khoa học và trách nhiệm xã hội của nhìn ở hai phương diện thái độ tôn trọng tính khoa học và trách nhiệm xã hội của chủ thể trong hoạch định chính sách

Để có thể nắm bắt thực trạng hoạch định chính sách công của Thành phố Đà Nẵng, chúng tôi lựa chọn khảo sát chính sách giải tỏa đền bù từ năm 1997-2006, xuất phát từ mấy căn cứ sau:

Thứ nhất, chính sách đất đai là chính sách lớn, hệ trọng, mang tính tổng hợp cả

về kinh tế và chính trị - xã hội, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm. Giải quyết đúng đắn chính sách đất đai sẽ tạo thêm động lực, góp phần quan trọng để đạt được những thành tựu to lớn của sự nghiệp cách mạng nước ta [62]. Bên cạnh đó, tình hình biến động của thị trường bất động sản - nhà đất trong mấy năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trở thành vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Thứ hai, hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước (Luật đất đai sửa đổi,

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ quy định cấm phân lô bán nền đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng mục đích, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản) ngày càng hoàn thiện đã trở thành căn cứ thúc đẩy sự ra đời loạt các chính sách giải tỏa đất đai ở hầu khắp các địa phương trên cả nước, đặc biệt là những thành phố trẻ, đô thị hóa mạnh như Đà Nẵng.

Thứ ba, tại Đà Nẵng, các chính sách giải phóng mặt bằng nhằm thác quỹ đất tạo

vốn phát triển hạ tầng thúc đẩy kinh tế đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của mọi người dân, bao quát, chứa đựng bên trong mọi vấn đề xã hội. Chọn lựa chính sách giải tỏa đền bù hướng đến chỉnh trang đô thị để khảo sát giúp bao quát vấn đề chính sách công ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Thành phố Đà Nẵng, nổi rõ những ưu điểm và bất cập của chính sách trên hai phương diện tính khoa khọc và trách nhiệm xã hội, phản ánh rõ nét bản chất quá trình hoạch định chính sách thành phố Đà Nẵng nói chung.

2.2.1. Mô tả chính sách chọn khảo sát và quá trình nghiên cứu thực tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng potx (Trang 41 - 42)